Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Những tháng đầu năm: Lạm phát chiều hướng tăng

“Lạm phát năm 2017 sẽ tiếp tục xu thế tăng, mức tăng có thể sẽ mạnh hơn năm 2016 nếu thành phần chu kỳ của lạm phát không được kiểm soát chặt chẽ” – Đó là cảnh báo mới nhất của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.

THCL “Lạm phát năm 2017 sẽ tiếp tục xu thế tăng, mức tăng có thể sẽ mạnh hơn năm 2016 nếu thành phần chu kỳ của lạm phát không được kiểm soát chặt chẽ” – Đó là cảnh báo mới nhất của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.

Lạm phát đầu năm vẫn cao

Trong tháng 2, tình trạng lạm phát đã giảm đà tăng so với đầu năm, tuy nhiên so cùng kỳ năm trước, đã tăng lên tới 5,02%. Mặc dù các nhóm hàng hóa ăn uống và dịch vụ ăn uống giảm hoặc tăng thấp do tác động của nhiều yếu tố khi nguồn cung tăng lên, mức tiêu dùng lương thực - thực phẩm bình quân đầu người của một bộ phận lớn người tiêu dùng lại giảm. Tuy nhiên, do giá nhóm giao thông tăng 9,97% so cùng kỳ do giá xăng dầu tháng 1/2017 tăng mạnh so với năm trước (tăng khoảng 13% so cùng kỳ).

Những tháng đầu năm: Lạm phát chiều hướng tăng - Hình 1

Những tháng đầu năm:Lạm phát chiều hướng tăng

Bên cạnh đó, áp lực lạm phát gia tăng còn do chịu tác động một phần của việc tăng giá dịch vụ y tế, giáo dục theo lộ trình tại một số tỉnh, thành (giá dịch vụ y tế và giáo dục tăng lần lượt 57,21% và 10,07% so cùng kỳ 2016) nên tình trạng lạm phát trong những tháng đầu năm vẫn ở mức cao.

So với thời điểm tháng 2/2016, xu hướng lạm phát dài hạn tại thời điểm tháng 2/2017 cao hơn khoảng 0,6 điểm phần trăm. Điều đó cho thấy, tình hình lạm phát năm 2017 có thể tăng mạnh hơn năm 2016 nếu thành phần chu kỳ của lạm phát không được kiểm soát chặt chẽ.

Trước những áp lực khi giá nhiều mặt hàng cơ bản trên thị trường thế giới có xu hướng phục hồi, nhất là giá dầu thô được dự báo lên mức 65 - 70 USD/thùng nên việc thực hiện mục tiêu tốc độ tăng CPI bình quân của năm 2017 vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại.

Việc điều chỉnh giá các hàng hóa quan trọng, thiết yếu theo lộ trình thị trường; dư địa chính sách tiền tệ ít, áp lực về tỷ giá; các rủi ro về biến đổi khí hậu, thiên tai; việc chuyển các nhóm dịch vụ từ phí sang giá do Nhà nước định giá theo Luật Phí và Lệ phí và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá, thì việc tính đúng, tính đủ chi phí đối với một số dịch vụ không được hỗ trợ từ NSNN sẽ có tác động nhất định lên mặt bằng giá…

Hoàn thiện hệ thống pháp luật

Theo PGS. TS. Ngô Trí Long: “Cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật về giá, trong đó chú trọng hoàn thiện cơ chế quản lý và mức giá đối với các dịch vụ chuyển từ danh mục phí sang quản lý bằng cơ chế giá theo quy định tại Luật Phí và Lệ phí năm 2015, Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 và pháp luật liên quan. Đối với các loại phí được chuyển sang thực hiện cơ chế giá thị trường từ ngày 1/1/2017 mà Nhà nước không định giá, thì giá các dịch vụ cần được tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý phù hợp với thị trường và quy định của pháp luật đối với những dịch vụ này”.

Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Minh Phong đề xuất: “Cần kiểm soát chặt chẽ phương án giá và mức giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá (điện, nước sạch, xăng dầu...); giám sát chặt chẽ kê khai giá của DN đối với mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá; đánh giá kỹ tác động của việc điều chỉnh giá đối với những hàng hóa, dịch vụ đến tình hình kinh tế - xã hội và CPI của địa phương để có phương án và lộ trình điều chỉnh phù hợp, tránh điều chỉnh vào cùng một thời điểm đẩy CPI tăng cao”.

Cũng theo các chuyên gia, đối với các loại phí được chuyển sang giá do Nhà nước định giá, cần tập trung xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện theo phân cấp của Chính phủ. Đặc biệt là xây dựng cơ chế để các đơn vị cung ứng dịch vụ báo cáo kết quả hoạt động, tình hình cân đối thu - chi, đánh giá mức độ bù đắp các chi phí phát sinh để cung ứng dịch vụ từ số tiền thu phí theo mức phí hiện hành để xây dựng phương án giá dịch vụ hợp lý trong từng điều kiện cụ thể.

Trong trường hợp những loại phí sang giá có tính chất đặc thù, đặc biệt là khi mức giá cao hơn mức phí hàng hóa, cần có sự phối hợp giữa các bộ, nhất là Bộ Tài chính đề xuất phương pháp định giá, có lộ trình điều hành phù hợp vừa bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát, vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Đức Thế

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.