Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nợ Chính phủ chạm trần, nợ công chạm mức 61,8 GDP

Ngày 22/5 tới, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV sẽ được khai mạc tại Hà Nội. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 13 dự án luật, trong đó có Luật Nợ công.

Tại phiên họp mới đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quyết toán NSNN năm 2015 nêu rõ, nợ công, các chỉ số dư nợ công, dư nợ nước ngoài của quốc gia vẫn trong giới hạn cho phép, nhưng dư nợ Chính phủ đã chạm trần là 50% GDP, nợ công là 61,8% GDP.

Trước đó, Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách (UBTCNS) đã chủ trì làm việc với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kiểm toán Nhà nước để xem xét, thống nhất một số nội dung còn ý kiến khác nhau. Tiếp đó, ngày 3/5/2017, UBTCNS đã tổ chức phiên họp toàn thể để thẩm tra chính thức về nội dung này. Cụ thể, về khoản hoàn thuế giá trị gia tăng chưa kịp thời, dẫn đến quyết toán chưa phản ánh chính xác số thu và bội chi NSNN.

Tại phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chưa thống nhất được phương án quyết toán số tiền 7.452 tỷ đồng đã hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong năm 2015. Sau cuộc họp ngày 21/4/2017, Thường trực UBTCNS, Kiểm toán Nhà nước và Bộ Tài chính đã thống nhất phương án: Số tiền thực hoàn thuế 7.452 tỷ đồng trong năm 2015, cần được giảm trừ vào số thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời tăng bội chi NSNN theo đúng quy định, bảo đảm phản ánh đúng, đầy đủ số đã hoàn thuế GTGT như các năm trước đã xử lý.

Nợ Chính phủ chạm trần, nợ công chạm mức 61,8 GDP - Hình 1

 Ảnh minh họa

Về khoản 30.000 tỷ đồng vốn ODA phân bổ chưa kịp thời theo quy định của Luật NSNN, ngay sau phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 19/4/2017 về quyết toán NSNN năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 21/4/2017 về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài (vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài) nguồn ngân sách trung ương năm 2015 để phân bổ kế hoạch vốn ODA tăng thêm cho các đối tượng thụ hưởng, bảo đảm đầy đủ số tiền 30.000 tỷ đồng theo dự toán đã được Quốc hội cho phép bổ sung dự toán chi năm 2015.

Như vậy, đã đủ căn cứ pháp lý để quyết toán khoản 30.000 tỷ đồng nêu trên. Tuy nhiên, một số dự án ODA vẫn phải chuyển nguồn sang năm 2016 (số tiền 897,085 tỷ đồng) và chuyển nguồn sang năm 2017 (số tiền 97,242 tỷ đồng). UBTCNS đề nghị Chính phủ nghiêm túc rút kinh nghiệm, kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân để xảy ra tình trạng này, bảo đảm thi hành các nghị quyết của Quốc hội, cũng như các quy định của Luật NSNN.

Tại cuộc họp ngày 21/4/2017, Thường trực UBTCNS, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thống nhất theo hướng: Việc tăng thu từ sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước đã được Chính phủ báo cáo Quốc hội Khóa XIII tại kỳ họp thứ 11 khi đánh giá bổ sung kết quả thực hiện NSNN năm 2015.

Song Chính phủ chưa đề nghị để bổ sung vào dự toán chi NSNN năm 2015 là chưa bảo đảm thủ tục quy định. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn thu từ sắp xếp nhà đất thực hiện theo Quyết định 09/2007/QĐ-TTg nêu trên không ảnh hưởng đến bội chi NSNN, do chỉ làm thủ tục ghi thu - ghi chi, Chính phủ đã thực chi cho các dự án đầu tư trụ sở mới của các cơ sở nhà nước phải di chuyển, đã kiểm soát chi theo quy định.

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với báo cáo thẩm tra của UBTCNS. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá, Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước, UBTCNS và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã rất trách nhiệm khi thống nhất cách xử lý bảo đảm đúng luật và phù hợp với tình hình thực tế. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ rút kinh nghiệm trong việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội để đảm bảo tuân thủ đúng Luật NSNN.

Đồng thời, đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý chặt chẽ nợ công, vấn đề cho vay, ứng trước dự toán NSNN hay cho vay tồn ngân kho bạc bảo đảm an toàn, hiệu quả cho tài chính quốc gia...

Ngọc Linh

Bài liên quan

Tin mới

Chủ đề "Thế giới tôi đọc" có ý nghĩa gì với văn hóa đọc sách?
Chủ đề "Thế giới tôi đọc" có ý nghĩa gì với văn hóa đọc sách?

Với 13 hoạt động thuộc khuôn khổ Ngày hội, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam hy vọng Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 có thể lan tỏa giá trị của sách, của văn hóa đọc tới với cộng đồng bạn đọc cả nước. Sự kiện diễn ra đến hết ngày 29/4.

BTL Vùng Cảnh sát Biển 3 tiếp tục cấp nước ngọt cho nhân dân tỉnh Bến Tre
BTL Vùng Cảnh sát Biển 3 tiếp tục cấp nước ngọt cho nhân dân tỉnh Bến Tre

Ngày 20/4, tại cảng của xã Phú Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Bến Tre; tổ chức chương trình cấp nước ngọt sinh hoạt cho nhân dân các xã thuộc huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

HLV Hoàng Anh Tuấn nói gì trước trận U23 Việt Nam gặp U23 Malaysia tối nay?
HLV Hoàng Anh Tuấn nói gì trước trận U23 Việt Nam gặp U23 Malaysia tối nay?

Chia sẻ với truyền thông trước trận U23 Việt Nam vs U23 Malaysia, HLV Hoàng Anh Tuấn cho biết: “Tôi đã xem qua thành phần lực lượng của U23 Malaysia tham dự giải lần này. Họ có trên dưới 10 cầu thủ từng thi đấu trận gặp U23 Việt Nam ở giải U23 Đông Nam Á 2023.

Thừa Thiên Huế phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024
Thừa Thiên Huế phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024

Ban Chỉ đạo liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024.

Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?
Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?

Thị trường bất dộng sản Đà Nẵng được dự báo vẫn “đóng băng” cả nguồn cung và thanh khoản đều chưa thể phục hồi trong ngắn hạn. Các chủ đầu tư thận trọng hơn trong việc triển khai bán hàng giữa bối cảnh thị trường trầm lắng như hiện nay.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm

Theo Tiến sỹ Vũ Lê Thái Hoàng thì tình hình hiện nay đặt ra nhiều câu hỏi cho ASEAN: Làm thế nào để duy trì vai trò trung tâm, thích ứng với sự thay đổi của khu vực và thế giới? Làm gì để cân bằng và hài hòa các mối quan tâm và lợi ích của các thành viên; cân bằng giữa đổi mới và bảo tồn các giá trị cốt lõi của ASEAN?