Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nóng nghị trường về tranh luận "khoảng lặng" tăng trưởng kinh tế

Bên cạnh những đánh giá tích cực về tình hình kinh tế - xã hội, các đại biểu cũng chỉ ra những "khoảng lặng" đáng suy ngẫm về vấn đề đạo đức xã hội, giải ngân đầu tư xây dựng cơ bản, nghịch lý của tốc độ tăng trưởng kinh tế…

Báo cáo bổ sung tình hình phát triển kinh tế năm 2017 của Chính phủ cho biết, 12/13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội Quốc hội giao năm 2017 đều đạt và vượt kế hoạch. Trong đó, tăng trưởng GDP đạt 6,81% (vượt trên 0,1 điểm phần trăm so với kế hoạch); tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân 3,53% (thấp hơn kế hoạch là 4%), xuất siêu 2,9 tỷ USD và dự trữ ngoại hối hiện nay đạt 63,5 tỷ USD.

Tăng trưởng kinh tế quý I/2018 đạt 7,38%, mức cao nhất 10 năm qua. Nổi bật là 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và chế biến, chế tạo đều tăng cao so cùng kỳ.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhìn nhận động lực tăng trưởng năm 2018 được dự báo sẽ không tăng nhiều, mạnh như 2017.

Phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội hôm nay (25/5), chứng kiến cuộc tranh luận giữa một số đại biểu về việc "có hay không việc tăng trưởng phụ thuộc vào dầu thô?"...

Theo Báo cáo của Chính phủ, tăng trưởng đang giảm dần sự lệ thuộc vào khai thác dầu thô, năm 2017, công nghiệp khai khoáng vượt kế hoạch nhưng chỉ bằng trên 93% năm 2016.

Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ), Uỷ viên thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng, kinh tế đã có sự phát triển ngoạn mục năm 2017 và những tháng đầu năm 2018. Tuy nhiên, nếu khai thác dầu thô năm 2017 không vượt kế hoạch đầu năm thêm 1,29 triệu tấn thì không đạt mục tiêu tăng trưởng.

"Theo tính toán, một triệu tấn dầu góp 0,2-0,3 điểm tăng trưởng, nên nếu không có yếu tố này, GDP 2017 chỉ đạt 6,4-6,6% (thay vì 6,81%), Như vậy, kết quả GDP vượt mục tiêu nhưng tăng trưởng từ sản xuất, kinh doanh không đạt kỳ vọng, phải bù đắp từ khai thác thêm dầu", ông Hàm nêu.

Nóng nghị trường về tranh luận

Đại biểu Hoàng Quang Hàm

Ngoài ra, theo đại biểu Hoàng Quang Hàm, với nền kinh tế đang khát khao vươn lên như Việt Nam, việc quy mô GDP 2017 đạt hơn 5 triệu tỷ đồng là còn khiêm tốn, không đạt như kỳ vọng đề ra từ cách đây 2 năm. Tăng trưởng kinh tế quý I/2018 đạt 7,38%, cao nhất 10 năm, nhưng nhân tố tạo bứt phá không được duy trì bền vững nên dự báo quý sau sẽ giảm dần. 

"Việt Nam đã tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu nhưng tỷ lệ gia công, lắp ráp trong ngành chế biến, chế tạo rất lớn. Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế đang chịu sự chi phối của doanh nghiệp FDI; Samsung và Formosa góp hơn 40% tăng trưởng ngành chế biến, chế tạo; doanh nghiệp FDI chiếm 73% kim ngạch xuất khẩu, 66% nhập khẩu", ông Hàm cho hay.

Ông Hàm cũng chỉ ra "điểm nghẽn" trong khó khăn ngành chế biến, chế tạo. Lĩnh vực này, tăng nghĩa là Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, song nghịch lý là gia công lắp ráp không mang lại nhiều giá trị gia tăng.

Tranh luận lại ý kiến của ông Hoàng Quang Hàm về tăng trưởng dựa vào khai khoáng dầu thô, đại biểu Trần Quang Chiểu (Nam Định) cho rằng quan điểm này không thỏa đáng.

Ông Chiểu dẫn Báo cáo 198 của Chính phủ cho biết, năm 2016, Việt Nam khai thác 15,2 triệu tấn dầu thô. Năm 2017, kế hoạch khai thác là 13,28 triệu tấn và thực hiện là 13,557 triệu tấn, chỉ tăng so với kế hoạch khoảng 200.000 tấn, còn hụt so với năm 2016 trên 1,643 triệu tấn. 1 triệu tấn dầu thô đóng góp khoảng 0,25% điểm tăng trưởng. Như vậy, nếu so với năm 2016 thì Việt Nam tăng trưởng âm về dầu thô.

Nóng nghị trường về tranh luận

Đại biểu Trần Quang Chiểu 

Bên cạnh đó, ông Chiểu cũng cho hay, khai thác than, xi măng cũng đều tăng trưởng âm nên không có căn cứ cơ sở nói là tăng trưởng kinh tế 2017 dựa vào khai khoáng và dầu thô.

Trái lại với đại biểu Hàm, ông Chiểu nhấn mạnh: 2017 là năm đầu tiên tăng trưởng kinh tế không dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và công nghiệp khai khoáng. 

Bày tỏ tán thành với cách tính điểm phần trăm tăng trưởng của ông Chiểu, đại biểu Nguyễn Quang Dũng (Quảng Nam) cũng dẫn Báo cáo 198 của Chính phủ năm 2017 cho thấy, tổng ngân sách thu 1.288.660 tỷ đồng, thu dầu thô 49.580 tỷ đồng, tỷ lệ 3,8%, tức đóng góp vào tổng thu là không lớn.

"Cách phát biểu của đại biểu Hàm dễ làm cử tri hiểu rằng tăng trưởng kinh tế năm 2017 là dựa vào dầu thô. Nếu xét về con số tăng trưởng giá trị, tổng thu tăng 76.480 tỷ, trong đó dầu tăng 11.280 tỷ đồng, tỷ lệ 14,75%", ông Dũng nêu rõ.

Nóng nghị trường về tranh luận

Đại biểu Nguyễn Quang Dũng

Đồng ý với đại biểu Hàm rằng dầu thô tăng đóng góp vào phần tăng trưởng kinh tế, nhưng ông Dũng khẳng định, không phải tăng trưởng kinh tế dựa chủ yếu vào dầu thô, mà tăng chủ yếu từ thu nội địa, tăng 41.880 tỷ đồng, chiếm hơn 54,75% trong con số tổng thu ngân sách năm 2017.

Đáp lại các ý kiến tranh luận, ông Hoàng Quang Hàm cho rằng, trong Báo cáo của Chính phủ nên có thêm các chỉ tiêu để các đại biểu nhìn nhận phù hợp hơn, ví như phải quy đổi ra giá và từng tỷ trọng, từng yếu tố của tăng trưởng để so sánh.

Ông Hàm cũng đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc thúc đẩy tăng trưởng, nhưng giảm lệ thuộc dần vào dầu thô, vốn được coi là "của để dành".

"Trong bức tranh tăng trưởng, cần phải nhìn nhận thực chất, bởi tăng trưởng từ dầu thô là khai thác tài nguyên, không phải xuất phát từ sản xuất, kinh doanh, từ nội lực nền kinh tế", ông Hàm góp ý.

Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cũng chỉ ra bất cập trong đầu tư công, chậm giải ngân vốn đầu tư công...

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) cho rằng cần cụ thể hoá các quy định của luật để tránh tình trạng luật thì quy định rộng, nhưng đến văn bản dưới luật thì co hẹp.

Theo đại biểu Nguyễn Thanh Xuân (Cần Thơ), cần có giải pháp mạnh hơn nữa để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm.

"Năm 2017, vốn từ ngân sách nhà nước chỉ giải giải ngân được 86,8% và vốn trái phiếu chính phủ đạt 45% kế hoạch. Đặc biệt, quý I/2018, chỉ mới đạt khoảng 16%. Tình hình giải ngân này, chắc chắn sẽ tác động đến các dự án công trình trọng điểm quốc gia", đại biểu Nguyễn Thanh Xuân nói.

Ngoài vấn đề kinh tế, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) cũng gây chú ý về sự suy giảm đạo đức xã hội. 

"Hiện tượng cuộc sống trong thời gian gần đây đã xảy ra những câu chuyện động trời khó tin, mất nhân tính như lấy than củi tre làm thuốc trị ung thư, cô giáo phạt học sinh uống nước giẻ lau bảng, bảo mẫu bạo hành trẻ em... và nhiều câu chuyện buồn khác", ông Cầu nói.

Theo ông, cử tri đang tâm tư: "Ước gì đời sống kinh tế vật chất được như hiện nay, còn đạo đức xã hội được như ngày xưa".

Đại biểu Lưu Thành Công, đoàn Vĩnh Long cũng cho biết, cử tri hiện nay có bình luận việc phát triển kinh tế chưa song hành cùng với phát triển văn hoá. Do đó, ông đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu thêm biện pháp phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, bền vững.

 Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

U23 Việt Nam và U23 Malaysia hôm nay: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để chiến thắng?
U23 Việt Nam và U23 Malaysia hôm nay: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để chiến thắng?

U23 Việt Nam sẽ gặp U23 Malaysia tối nay, 20/4. Huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn phải điều chỉnh một vài vấn đề cho U23 Việt Nam để có thể thắng U23 Malaysia ở lượt trận thứ hai, lấy vé tứ kết U23 Châu Á.

Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch
Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch

Đại đoàn 308, Đại đoàn 312 quyết tâm đào hào chia cắt sân bay địch xong trước kế hoạch; đồng thời tiến hành đẩy mạnh các hoạt động nhỏ, tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch.

Ưu tiên nguồn lực giám sát các hệ thống thông tin dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Ưu tiên nguồn lực giám sát các hệ thống thông tin dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long ký văn bản đôn đốc, đảm bảo an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4 - 1/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ gửi tới các bộ, ngành, địa phương; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, nền tảng số cùng những tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại trên toàn quốc.

Giá vé máy bay nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5 cao ngất ngưởng, nhiều hãng tăng thời gian hoạt động
Giá vé máy bay nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5 cao ngất ngưởng, nhiều hãng tăng thời gian hoạt động

Nhằm đối phó với tình trạng thiếu máy bay trong khi nhu cầu đi lại trong dịp lễ 30/4 - 1/5 và mùa hè này tăng mạnh, các hãng hàng không đã xoay xở bằng cách tăng thời gian hoạt động của máy bay, rút ngắn thời gian quay đầu... Tuy nhiên, giá vé bay vẫn cao.

Khi nào được sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài?
Khi nào được sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài?

Việc sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài chỉ được thực hiện khi Việt Nam và nước ngoài ký kết thỏa thuận quốc tế cho phép người dân.

Thời tiết ngày 20/4: Nền nhiệt cả nước tăng
Thời tiết ngày 20/4: Nền nhiệt cả nước tăng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 20/4 Bắc Bộ đêm mưa dông, ngày nắng nóng. Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng gay gắt.