Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nữ Giám đốc Trung tâm Vì Ngày Mai: “Hãy sống vì ngày mai”

Năm 1995, sau 20 năm công tác, chị Lê Minh Hiền nghỉ chế độ mất sức (mất trên 80% sức khỏe theo giám định y khoa). Chị gặp vô vàn khó khăn, thử thách: sức khỏe yếu, đồng lương còm cõi không đủ nuôi ba mẹ con... Chính từ những ngày đầu vất vả lăn lộn, mới có được ngày hôm nay…

 THCLNăm 1995, sau 20 năm công tác, chị Lê Minh Hiền nghỉ chế độ mất sức (mất trên 80% sức khỏe theo giám định y khoa). Chị gặp vô vàn khó khăn, thử thách: sức khỏe yếu, đồng lương còm cõi không đủ nuôi ba mẹ con... Chính từ những ngày đầu vất vả lăn lộn, mới có được ngày hôm nay…

Kỳ 1: Nỗ lực không mệt mỏi

Quê gốc Bình Lục (Hà Nam), nữ Giám đốc Trung tâm Vì Ngày Mai - chị Lê Minh Hiền là một người có nghị lực phi thường, năng động, tâm huyết giúp đỡ những người khuyết tật.

Nữ Giám đốc Trung tâm Vì Ngày Mai: “Hãy sống vì ngày mai” - Hình 1

Nữ Giám đốc Lê Minh Hiền

Duyên mà không phải… duyên

Trong nhiều thời điểm chịu đựng thử thách cuộc sống, tưởng chừng không thể vượt qua khỏi, những bước ngoặt gây sốc cuộc đời…, rơi vào hoàn cảnh như vậy - có lẽ không ít người có thể sẽ “nhắm mắt buông xuôi”, sẽ gục ngã không thể gượng dậy nổi! Vậy mà, ở Lê Minh Hiền - chị đã “gồng mình” bứt phá đứng dậy - vươn lên, nuôi dạy “đàn con” (những người con ruột của mình và những đứa con của mối tình nhân ái, thủy chung như ruột thịt).

Tự cứu mình, chị còn dang tay cưu mang những cảnh đời éo le, tật nguyền bằng tất cả nỗi lòng, sự tận tâm, tận tình và đức độ giữa dòng đời xuôi ngược để hôm nay, phần lớn họ đều đã ổn định cuộc sống - công việc và thầm cảm phục, biết ơn người mẹ - một đời… lận đận bởi chữ tâm chữ đức.  

Chị là người có biệt tài “đôi tay vàng nữ công gia chánh”, thạo nhiều nghề; các cháu đến đây học, đều được chị dạy nghề, chỉ bảo từng li từng tí... Và điều quan trọng nữa: chị là người tâm huyết. Bởi nếu không có điều này thì làm sao chị có thể dạy nghề cho hàng trăm trẻ khuyết tật; lo cho các em có cuộc sống ổn định để không trở thành gánh nặng cho cộng đồng - xã hội?

Ngày đó, cạnh nhà chị Hiền, có một em bị khiếm thính, không được đi học, không biết chữ nhưng rất thông minh, hàng ngày sang nhà chị chơi, giúp các cộng việc làm thêm. Bản thân là một người khuyết tật, chị được gần gũi, tiếp xúc với người khuyết tật từ lần đó. Năm 1998, có thêm 4 em khuyết tật đến nhà chị, ban đầu là giúp làm việc cho vui; sau có thu nhập thì cùng nhau hưởng.

Anh Minh Hải (Giám đốc Trung tâm Nhân đạo Linh Quang), lúc đó đang tiến hành thành lập cơ sở nhân đạo mang tên Minh Hải, biết chị đang làm việc này và mời đến cộng tác cùng với cơ sở của anh. Chị Hiền chuyển đến được 1 năm, nhưng vì sức khỏe yếu, còn phải chăm lo cho hai con ăn học nên đã xin nghỉ; các mối hàng, công cụ sản xuất để lại cho các cháu của cơ sở anh Hải.

Nhưng rồi, một định mệnh đã kéo chị Minh Hiền trở lại việc này. Ấy là, sau khi chị nghỉ, các cháu thiếu người hướng dẫn, sản phẩm làm ra bị hỏng phải sửa chữa lại, thâm chí phải đền, các cháu kéo đến chị, nhờ sửa chữa và chủ hàng mời chị tiếp tục cộng tác. Nhân đà đó, các cháu rủ thêm các bạn khác cùng đến học và làm.

Cơ sở sản xuất của chị Hiền chỉ vỏn vẹn 20 m2 cho 8 người cùng máy móc làm việc,  ngột ngạt bởi hàng sản xuất. Chị Tân, lúc đó đang là Chánh Văn phòng Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam, có gửi chị Hiền môt bức thư, trong đó đề nghị chị Hiền giúp cho thêm 8 cháu của Câu Lạc bộ Trẻ khuyết tật của cô Phan Phúc. Vậy là, số cháu làm việc tại nhà chị Hiền đã tăng lên thành 16 người.

Nhà quá chật chội, chị Hiền phải đi thuê thêm chỗ khác cùng trong xóm cho các cháu tách ra ở riêng. Ngày tách ra và dọn sang nhà thuê mới là ngày 8/3/2002 (sau này, chị Hiền đã chọn ngày đó là ngày sinh nhật của đơn vị mình).  

“Cơ sở của chúng tôi hoạt động chính thức từ ngày  8/3/2002 với vị trí ban đầu là một nhóm tự lực của người khuyết tật. Đến ngày 19/1/2009, chúng tôi được Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam ra quyết định công nhận là một trung tâm có tư cách pháp nhân, hoạt động theo điều lệ Hội chủ quản. Đơn vị mang tên Trung tâm Chăm sóc sức khỏe dạy nghề, tổ chức sản xuất, tạo việc làm cho thanh thiếu niên khuyết tật Vì Ngày Mai (gọi tắt là Trung tâm Vì Ngày Mai), chị Hiền nhớ lại.

Trung tâm Vì Ngày Mai chuyên về lĩnh vực thêu, làm tranh giấy cuộn, vẽ tranh sơn mài, dệt, may, làm đồ thủ công mỹ nghệ xuất khẩu… Đối tượng đến với trung tâm là thanh thiếu niên khuyết tật, tuổi từ 15 - 35, không phân biệt trình độ văn hóa, nguồn gốc dạng tật (thiểu năng trí tuệ, khiếm thính, khiếm thị, người thấp bé, hoàn cảnh khó khăn…).

Việc chăm sóc sức khỏe, tuy chưa hình thành quy mô hoạt động do điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, nhưng Trung tâm Vì Ngày Mai đã liên kết với một số cơ sở y bác sỹ xoa bóp bấm huyệt để hướng dẫn tự luyện tập; liên kết với các bệnh viện để chăm sóc sức khỏe, khám  chữa bệnh cho các em. 

Trân trọng những thành quả

Hơn 14 năm qua, một chặng đường gập ghềnh gian nan, tuy chưa dài, nhưng đã để lại những dấu ấn không thể phai mờ đối với Trung tâm Vì Ngày Mai. Ngoài thành quả có được cho mỗi con người, mỗi số phận thì những kết quả mà trung tâm đạt được là đáng trân trọng. Trung tâm đã nhận dạy và đào tạo cho hơn 450 em (3 em sau đó học đại học, trong đó có 2 em khiếm thị, 1 em khuyết tận vận động). 

Nữ Giám đốc Trung tâm Vì Ngày Mai: “Hãy sống vì ngày mai” - Hình 2

 Một số thành tích trung tâm đạt được trong 14 năm qua

Con số tuy chưa lớn, nhưng với Trung tâm Vì Ngày Mai - đó là niềm hạnh phúc, tự hào vì đã giúp được 450 số phận hẩm hưu tự đứng lên, vượt qua thách thúc để trở thành người có ích. Kể từ đây, trung tâm bước sang chặng đường mới: quyền được hỗ trợ để dạy học và tìm việc làm với chỉ  tiêu 200 người/năm (vận động để được nhận từ ngân sách nhà nước). Chắc chắn, tới đây, con số người khuyết tật được đào tạo tại trung tâm sẽ vượt xa hơn 10 năm qua. 

“Đó sẽ là một áp lực không nhỏ đối với chúng tôi; mới chỉ yên tâm một phần vì có kinh phí để trả lương cho giáo viên, hỗ trợ cho học sinh tiền ăn, tiến học tập… Chứ với 540.000 đồng/ngươi, làm sao có được công cụ máy móc, cơ sở vật chất để dạy và học - giúp họ thành lập cơ sở - nhóm sản xuất? Tôi vẫn phải tiếp tục đi gõ cửa các mạnh thường quân để xin hỗ trợ”, chị Hiền nói.

Năm 2010, trung tâm đã thành công trong việc nghiên cứu sản phẩm mới bằng giấy cứng, không thấm nước, không cháy và có độ bền gần giống mây tre, đảm bảo chất lượng an toàn cho ngươi tiêu dùng. Đó chính là tiềm năng mới về dòng sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm cho người khuyết tật.

Để sản phẩm của người khuyết tật và các nhóm khuyết tật xuất khẩu mang tính cạnh tranh cao, trung tâm đã làm đơn xin gia nhập Tổ chức Công bằng Thương mại Thế giới (WFTO) nhằm giúp đỡ các nhóm yếu thế, trong đó có người khuyết tật.

Tháng 4/2011, WFTO đã cử kiểm toán viên quốc tế sang thực hiện kiểm toán, cũng như thẩm định một số cơ sở của trung tâm. Tháng 8/2011, trung tâm được kết nạp là thanh viên dự bị và 16/1/2012, trở thành thành viên chính thức. Hy vọng, cùng với dạy nghề, trung tâm sẽ là những đầu ra quan trọng cho các nhóm sản xuất những dòng sản phẩm mới mang tính cạnh tranh.

Chị Minh Hiền quả quyết: 2012 là năm khởi đầu của môi trường xanh - kêu gọi toàn dân không dùng túi nilon. Trung tâm đã thử nghiệm khả năng và đến bây giờ, chúng tôi khẳng định được là việc cung cấp túi này rất phù hợp - tạo việc làm cho người khuyết tật, có thể tổ chức cho họ nhận gia công tại nhà, tại xưởng và cung ứng ngay tại địa phương, thay cho việc các doanh nghiệp phải xây dựng nhà xưởng công cụ và lao động tập trung.

Trung tâm Vì Ngày Mai đã cùng Sở Công Thương Hà Nội trình phương án dành việc sản xuất và cung ứng túi môi trường cho người khuyết tật (từ tháng 10/2011 đến nay, đã cung cấp hàng trăm nghìn túi cho các siêu thị, cửa hàng).

Vì Ngày Mai, một doanh nghiệp chan chứa tình người và hơn 450 khuôn mặt là hơn 450 câu chuyện khác nhau, 450 sự trưởng thành khác nhau. Sự thành công hôm nay, bên cạnh những nỗ lực vượt bậc của hết thảy mọi cán bộ, nhân viên trung tâm, còn có sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng, của các tổ chức, các nhà tài trợ, các nhà hảo tâm, các tình nguyện viên trong nước và quốc tế… 

Sản phẩm của Trung tâm Vì Ngày Mai đã và đang xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, trong đó có những thị trường khó tính như Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức, Séc… Trung tâm tự hào được Quỹ Đông Tây Hội Ngộ lựa chọn là một trong Top 10 tổ chức tốt nhất năm 2010. Trung tâm trở thành tổ chức đầu tiên của Việt Nam được nhận Giải Vì cộng đồng (Beak kang_ Hàn Quốc) và nhiều phần thưởng cao quý khác…

Giờ đây, Trung tâm Vì Ngày Mai (số 96, Tổ 19 B, thôn Viên, Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội) đã thay đổi rất nhiều so với 14 năm qua. Đó là một doanh nghiệp tuy không lớn, nhà xưởng, cơ sở vật chất, trang thiết bị tuy còn eo hẹp, song bù lại, có đội ngũ cán bộ, nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo nghề và kết nối sản phẩm, tạo việc làm cho người khuyết tật sau đào tạo.

“Tôi đã có thể nghỉ, trung tâm có thể đóng cửa, nhưng hàng trăm em bơ vơ thì ai có thể giúp đỡ? Cả cuộc đời, tôi đã dành tình cảm, sự yêu thương, không chỉ cho những người con ruột thịt, mà còn cho các em khuyết tật. Trung tâm là tâm huyết của cả đời tôi, nếu phải xa thì thấy nuối tiếc… Mình sống đâu chỉ cho riêng mình? Phải biết nỗ lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh. Đừng sống vì hiện tại, mà hãy sống vì ngày mai”, nữ Giám đốc Lê Minh Hiền trải lòng.

Hơn 13 năm kinh nghiệm, cùng với sự tâm huyết của nữ Giám đốc Lê Minh Hiền và sự nỗ lực của các đồng nghiệp, Trung tâm Vì Ngày Mai đã và đang xây dựng một mô hình đào tạo nghề gắn với việc làm cho người khuyết tật một cách toàn diện. Đến với Trung tâm Vì Ngày Mai, các học viên không còn tâm lý rụt rè, họ rất tự tin hòa nhập với cộng đồng, có điều kiện phát triển, thăng tiến trong cuộc sống.  

Tại Trung tâm Vì Ngày Mai, ngoài giờ làm việc, mọi người được học văn hóa, sinh hoạt văn nghệ; các ngày nghỉ, ngày lễ, được tổ chức đi chơi hoặc giao lưu; ngày hè hàng năm được tổ chức đi nghỉ mát. Các thành viên của trung tâm đã thực sự coi đây là một địa chỉ tin cậy, một ngôi nhà chung do mình làm chủ, họ được học nghề và có việc làm, tạo dựng cuộc sống bằng chính sức lực và trí tuệ của mình.

Ghi chép của Xuân Phong

Tin mới

Nam Định: Trao tặng quà cho các gia đình có trẻ bại não
Nam Định: Trao tặng quà cho các gia đình có trẻ bại não

Sáng 29/3, tại thành phố Nam Định, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Nam Định phối hợp với Công ty TNHH Thương mại, Công nghiệp và Truyền thông Blue Việt Nam tổ chức chương trình “Chắp cánh ước mơ”, trao tặng quà cho Chi hội Gia đình trẻ bại não tỉnh Nam Định.

Hơn 20% công suất lọc dầu thế giới gặp rủi ro
Hơn 20% công suất lọc dầu thế giới gặp rủi ro

Hơn 1/5 công suất lọc dầu toàn cầu có nguy cơ bị tê liệt do biên lợi nhuận ngành này suy giảm còn áp lực cắt giảm lượng phát thải carbon ngày càng lớn, theo Wood Mackenzie.

Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh: Quý I/2024, xử lý 244 vụ, thu nộp ngân sách 1,2 tỷ đồng
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh: Quý I/2024, xử lý 244 vụ, thu nộp ngân sách 1,2 tỷ đồng

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Tĩnh, trong quý I/2024, đơn vị này đã kiểm tra 249 vụ, xử lý 244 vụ với 261 hành vi; thu nộp ngân sách 1,2 tỷ đồng đạt 33,4% kế hoạch năm 2024.

Vĩnh Phúc: Có 283 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
Vĩnh Phúc: Có 283 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

Tính đến ngày 15/03/2024, toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được 12 dự án DDI với tổng vốn đăng ký đạt 2.099 tỷ đồng; cấp giấy phép cho 25 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 347,13 triệu USD; có 283 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 6,91%, tuy nhiên, có sự gia tăng đáng kể về vốn đăng ký với 3.325 tỷ đồng, tăng 40,73% so với cùng kỳ.

Hà Nội: Thông qua nghị quyết về mức học phí, các khoản thu sử dụng Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục
Hà Nội: Thông qua nghị quyết về mức học phí, các khoản thu sử dụng Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục

Sáng 29/3, tại Kỳ họp thứ 15 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND TP Hà Nội đã thông qua các nghị quyết về mức học phí, các khoản thu, danh mục sự nghiệp công sử dụng Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo thành phố.

Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3
Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết, Công an Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị rà soát, lên phương án lắp đặt bổ sung camera để xử phạt nguội các hành vi vi phạm trên tuyến đường Vành đai 3.