Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nức tiếng bánh tẻ Phúc Lâm

Với người làng Phúc Lâm, xã Phúc Lâm (Mỹ Đức, Hà Nội), vào ngày lễ, Tết, không thể thiếu món bánh tẻ. Xưa kia, món bánh này dùng để biếu bố mẹ, ông bà, tổ tiên để thể hiện lòng tôn kính. Ngày nay, bánh tẻ trở thành vật thể lưu giữ nét văn hóa và thể hiện tình người Phúc Lâm.

Bánh tẻ (còn gọi là bánh giàng) - một thứ quà quê nổi tiếng của xã Phúc Lâm, bất kỳ ai khi đã thưởng thức món ăn dân dã này, sẽ khó quên vị ngọt từ thịt, mùi thơm của hành, cái giòn của mộc nhĩ và sự dẻo thơm của bột bánh.

Tại Phúc Lâm, trước kia, các gia đình chỉ làm số lượng ít bánh tẻ phụ vụ người thân, họ hàng vào các dịp lễ, Tết; một số phục vụ nhu cầu ăn sáng cho người dân quanh vùng.

Ngày nay, bánh tẻ Phúc Lâm trở thành món đặc sản, được nhiều người ở các tỉnh trên cả nước biết đến và ưa chuộng, vì thế, rất nhiều hộ dân trong làng chuyên sản xuất bánh tẻ với mục đích kinh doanh. Có những gia đình sản xuất trung bình 1.000 - 2.000 chiếc mỗi ngày. Trong số những gia đình đó, có thể kể đến gia đình bà Dương Thị Bình.

Theo bà Bình, để làm được chiếc bánh tẻ ngon đúng vị của Phúc Lâm, đòi hỏi quy trình rất cầu kỳ, kỹ lưỡng từ chọn nguyên liệu tới cách chế biến. Gạo để làm bánh, nhất định phải là thứ gạo Khang Dân hoặc Quy Năm, đem ngâm nước trong 8 - 10 tiếng tùy theo mùa, sau đó xay thành bột nước. Bột tiếp tục được ngâm từ 4 - 5 tiếng cho thật mềm, dẻo.

Thùng chứa bột phải được thay nước thường xuyên để cho lắng thứ bột mịn trắng trong xuống. Sau khi ngâm bột, múc bột cho vào nồi hấp cách thủy và khuấy đều tay cho đến khi bột đã tới tầm chín bắc nồi ra, nhưng vẫn phải khuấy bột thật đều tay và làm công đoạn ráo bột - rất quan trọng trong quá trình làm bánh (ngon hay không là ở công đoạn này). Đó cũng là bí quyết riêng của bánh tẻ Phúc Lâm.

Nhân bánh là mộc nhĩ, thịt lợn và hành lá. Mộc nhĩ, ngâm nở rửa sạch thái sợi, thịt lợn thái nhỏ, hành băm nhỏ ướp gia vị, cho lên bếp đảo chín, thêm chút hạt tiêu cho dậy mùi. Đặc biệt, thịt làm bánh tẻ phải là thứ thịt ba chỉ hoặc nạc vai ngon thì bánh mới có độ ngậy, dẻo và ngon. Cuối cùng là gói bánh. Lá dong được rửa sạch, cho bột lên lớp lá dong rồi thêm nhân vào giữa, cuốn lá dong lại, cố định bánh bằng dây lạt rồi hấp, sau 30 phút là chín một mẻ bánh. Bánh tẻ ngon nhất là ăn lúc nóng. Bóc phần lá ra, chiếc bánh vẫn còn nóng hổi, hiện ra trắng ngần với mùi thơm dung dị từ lá dong, bột gạo nấu chín ôm ấp phần nhân mỡ màng, khiến ai đi xa cũng khó lòng quên được…

Nức tiếng bánh tẻ Phúc Lâm - Hình 1

Bánh tẻ làng Phúc Lâm

Theo bà Dương Thị Bình, thời gian cao điểm của việc sản xuất và tiêu thụ bánh tẻ là từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, đặc biệt dịp trước và sau Tết Nguyên đán. Vào thời điểm đó, mỗi ngày gia đình bà Bình và các hộ dân khác làm đến gần 10.000 chiếc bánh tẻ, đem bán không chỉ các vùng lân cận, mà còn được đóng gói chuyển tới khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Bà Bình cho biết, để có những chiếc bánh thơm, ngậy thì từ khâu chọn gạo đến chọn nhân bánh phải bảo đảm an toàn thực phẩm. Bà bảo, “làm nghề gì cũng phải có cái tâm, cái đức. Với cá nhân bà hay những người làm bánh của làng Phúc Lâm, điều trân trọng hơn cả đó là uy tín thương hiệu làng nghề mà ông cha gây dựng, với thế hệ hậu bối, họ luôn tâm niệm phải gìn giữ, phát huy “đặc sản” quê hương.

Bánh tẻ, thứ bánh giản dị mang hương vị của trời - đất, của dư vị tình người, quà quê của người nông dân “một nắng hai sương”. Thứ quà ấy, là món ăn hàng ngày của bà con dân làng và xưa kia còn là món bánh dâng tiến vua. Đặc biệt, trong những ngày lễ, hội, Tết cổ truyền dân tộc, món bánh tẻ không thể thiếu trên mỗi ban thờ tổ tiên và trong mâm cơm ngày Tết.

Từ bao đời nay, người làng Phúc Lâm vẫn giữ phong tục dùng món bánh tự tay họ làm - dành tặng, biếu người thân, người xa xứ, như lời nhắn nhủ luôn nhớ về cội nguồn, nhớ về hương vị truyền thống…

Ngọc Linh

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.