Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ông Ngô Văn Tuấn và ông Phạm Văn Vọng bị đưa ra kỷ luật

Tại cuộc họp dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã quyết định cách mọi chức vụ trong Đảng đối với ông Ngô Văn Tuấn và cách chức nguyên Bí thư đối với ông Phạm Văn Vọng.

Hôm nay, tại trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Bí thư đã họp xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra trung ương, sau đó quyết định cách tất cả chức vụ trong Đảng đối với ông Ngô Văn Tuấn (Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa) và cách chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2010-2015 đối với ông Phạm Văn Vọng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2010-2015 bị cảnh cáo.

Phó chủ tịch Thanh Hóa bị cách mọi chức vụ trong Đảng do nâng đỡ bà Trần Vũ Quỳnh Anh

Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra trung ương về việc thi hành kỷ luật đối với ông Ngô Văn Tuấn, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh, Ban Bí thư nhận thấy từ tháng 10/2010 đến 11/2015, với cương vị Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Xây dựng, ông Tuấn đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác tổ chức cán bộ.

Ông Ngô Văn Tuấn và ông Phạm Văn Vọng bị đưa ra kỷ luật - Hình 1

Ông Ngô Văn Tuấn

Cụ thể, ông Tuấn đã cố ý làm trái các quy định của Hội đồng thi tuyển công chức tỉnh Thanh Hóa năm 2011; ban hành quyết định thành lập Hội đồng tuyển chọn cán bộ, công chức của Sở Xây dựng không đúng thẩm quyền nhằm ưu ái, nâng đỡ trong việc tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh từ nhân viên lao động hợp đồng vào làm công chức chuyên môn. Trong thời gian rất ngắn sau đó, bà Quỳnh Anh được bổ nhiệm làm Phó trưởng phòng, Trưởng phòng; đề nghị quy hoạch chức danh Phó giám đốc Sở và kết nạp Đảng, tham gia Đảng ủy Sở Xây dựng trái quy định.

Bên cạnh đó, ông Tuấn còn ban hành quyết định về tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ không đúng thẩm quyền, vi phạm tiêu chuẩn cán bộ do cấp có thẩm quyền quy định; bổ nhiệm nhiều trưởng phòng, phó trưởng phòng chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trong đó điển hình là trường hợp bà Trần Vũ Quỳnh Anh.

Ông Tuấn cũng quyết định thành lập mới một số đơn vị trực thuộc Sở Xây dựng trái thẩm quyền, vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước về cải cách hành chính, tinh giản tổ chức bộ máy, biên chế.

Ban Bí thư xác định vi phạm, khuyết điểm của ông Ngô Văn Tuấn là rất nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần, có hệ thống, kéo theo một số tổ chức Đảng và nhiều cán bộ đảng viên vi phạm, phải xử lý kỷ luật. Quá trình kiểm điểm, ông Tuấn chưa nghiêm túc tự phê bình, thiếu thành khẩn nhận khuyết điểm, vi phạm.

Vì vậy, căn cứ Quyết định 102 của Bộ Chính trị về xử lý đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định cách chức tất cả chức vụ trong Đảng của ông Ngô Văn Tuấn.

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đối với ông Phạm Văn Vọng bị cách chức

Tại cuộc họp này, Ban Bí thư còn xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra trung ương về việc thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2010-2015 và ông Phạm Văn Vọng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010-2015, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2011-2016.

Ban Bí thư nhận thấy, Ban thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc vi phạm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng và Quy chế làm việc, vi phạm Quy định số 51 ngày 19/4/2007 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy trong việc tham mưu để Tỉnh ủy ban hành Quy chế làm việc. Trong đó có quy định ủy quyền cho Thường trực Tỉnh ủy xem xét, giải quyết một số nội dung về kinh tế - xã hội vượt thẩm quyền; làm hạn chế vai trò và trách nhiệm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo.

Ông Ngô Văn Tuấn và ông Phạm Văn Vọng bị đưa ra kỷ luật - Hình 2

Ông Phạm Văn Vọng

Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc còn vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác tổ chức - cán bộ, đã quyết định bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử nhiều cán bộ không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, có biểu hiện cục bộ, ưu ái, không bình thường. Thường vụ Tỉnh ủy quy hoạch cán bộ có nhiều trường hợp không đúng quy định; không xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ; thiếu kiểm tra, giám sát để một số cơ quan, tổ chức có số lượng phòng, lãnh đạo cấp phó sở, ngành và sử dụng lao động hợp đồng không đúng quy định.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy vi phạm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng đất và quản lý đầu tư xây dựng một số dự án, công trình trọng điểm. Cơ quan này đã vi phạm Quy chế làm việc của Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy cho chủ trương đối với nhiều dự án đầu tư có sử dụng đất vượt thẩm quyền, không phù hợp quy hoạch, không đúng quy định pháp luật; giao đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, gây thất thoát ngân sách nhà nước; buông lỏng lãnh đạo, thiếu kiểm tra để UBND tỉnh vi phạm trong công tác quản lý nhà nước đối với một số dự án, công trình trọng điểm, gây hậu quả nghiêm trọng.

Ông Phạm Văn Vọng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010-2015, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2011-2016, với cương vị người đứng đầu, chịu trách nhiệm chính về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010-2015.

Ông Vọng đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc của Tỉnh ủy và các quy định của Đảng, Nhà nước trong việc quyết định bổ nhiệm một số cán bộ không bảo đảm nguyên tắc, điều kiện, tiêu chuẩn. Ông đã chủ trì họp Thường trực Tỉnh ủy cho chủ trương nhiều dự án có sử dụng đất không đúng quy định; thiếu quan tâm giám sát để UBND tỉnh vi phạm nghiêm trọng trong quản lý đầu tư xây dựng một số dự án trọng điểm và trong quản lý, sử dụng đất.

Ban Bí thư nhận thấy những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2010-2015 và ông Phạm Văn Vọng là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và cá nhân.

Vì vậy, căn cứ quy định của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định cảnh cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2010-2015; cách chức Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010-2015 đối với ông Phạm Văn Vọng.

Cao Huyền - Phương Thảo

Bài liên quan

Tin mới

Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?
Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?

Thị trường bất dộng sản Đà Nẵng được dự báo vẫn “đóng băng” cả nguồn cung và thanh khoản đều chưa thể phục hồi trong ngắn hạn. Các chủ đầu tư thận trọng hơn trong việc triển khai bán hàng giữa bối cảnh thị trường trầm lắng như hiện nay.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm

Theo Tiến sỹ Vũ Lê Thái Hoàng thì tình hình hiện nay đặt ra nhiều câu hỏi cho ASEAN: Làm thế nào để duy trì vai trò trung tâm, thích ứng với sự thay đổi của khu vực và thế giới? Làm gì để cân bằng và hài hòa các mối quan tâm và lợi ích của các thành viên; cân bằng giữa đổi mới và bảo tồn các giá trị cốt lõi của ASEAN?

TP. Hồ Chí Minh có 664 vị trí bảng quảng cáo ngoài trời sai quy định
TP. Hồ Chí Minh có 664 vị trí bảng quảng cáo ngoài trời sai quy định

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có chỉ đạo về việc quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố.

IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững
IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững

Gỡ 'thẻ vàng' IUU là bước đầu phát triển ngành thủy sản bền vững. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định như vậy khi trao đổi về việc cần phải gỡ "thẻ vàng" IUU.

Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06
Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06

Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Quảng Bình và Tổ Công tác triển khai Đề án 06 tỉnh vừa tổ chức phiên họp quý I/2024 để đánh giá kết quả triển khai hoạt động CĐS và Đề án 06 trong 3 tháng đầu năm.

Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện
Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp cho thấy nguồn điện cơ bản không thiếu, nhiên liệu được đáp ứng; song cần điều hành phù hợp, thông minh, thông suốt, hiệu quả với giải pháp tổng thể, đa dạng hóa nguồn điện, khẩn trương hoàn thành các đường dây tải điện, khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc pháp lý liên quan, Thủ tướng nhấn mạnh.