Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ông Trần Lục Lang bị kết luận sai phạm nghiêm trọng, ngân hàng BIDV ở Lào sẽ ra sao?

Kể từ 2015, Ngân hàng Lào - Việt (LVB) do ông Trần Lục Lang làm Chủ tịch và ngân hàng do BIDV nắm giữ 65% cổ phần có cổ đông mới là Công ty TNHH Souk Houng Hueng (SHH). SHH là công ty được thành lập tại Lào do ông Trần Duy Tùng - con trai ông Trần Bắc Hà - làm Tổng giám đốc.

Bị kết luận "sai phạm nghiêm trọng"

Tại Kỳ họp 26, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW) đã kết luận vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Ngoài kết luận vi phạm ông Trần Bắc Hà, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020, UBKTTW còn chỉ ra hai “quan chức” khác của BIDV cũng có trách nhiệm để xảy ra sai phạm.

Đó là ông Đoàn Ánh Sáng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc và ông Trần Lục Lang, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng giám đốc BIDV cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy; cùng chịu trách nhiệm đối với một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ có vi phạm; chịu trách nhiệm về đề xuất, thẩm định chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng.

Ông Trần Lục Lang bị kết luận sai phạm nghiêm trọng, ngân hàng BIDV ở Lào sẽ ra sao? - Hình 1

Ông Trần Lục Lang -  Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB)

Ông Trần Lục Lang và ông Trần Bắc Hà có nhiều điểm khá tương đồng khi cùng làm BIDV, cùng họ Trần, cùng đi lên từ mảnh đất Bình Định và bây giờ cùng có tên trong kết luận của UBKTTW.

Ông Trần Lục Lang sinh ngày 21/06/1967 tại Bình Định, từng là thuộc cấp của cựu Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà từ ngày ông Hà còn công tác ở Chi nhánh BIDV Bình Định.

Ông Trần Lục Lang bắt đầu chuyển công tác lên Hội sở BIDV vào giữa năm 2011 với cương vị Phó Tổng Giám đốc. Từ tháng 04/2012, ông Lang kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT LaoVietBank.

Ngoài ra, ông Trần Lục Lang còn nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC), Phó Chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần phát triển đô thị Sen Vàng.

Ngân hàng Lào Việt sẽ ra sao?

Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LaoVietBank - LVB) được thành lập ngày 22/6/1999 tại thủ đô Viêng Chăn (Lào) với số vốn điều lệ ban đầu 10 triệu USD, trên cơ sở hợp tác giữa Ngân hàng BIDV và Ngân hàng Ngoại thương Lào Đại chúng (BCEL). Trong đó, BIDV nắm giữ 65% và BCEL sở hữu 35%.

Mặc dù nắm giữ 65% cổ phần chi phối tại LVB từ ngày sáng lập, tuy nhiên, mãi đến năm 2017, BIDV mới bắt đầu ghi nhận LVB là công ty con. Trước đó, BIDV vẫn ghi nhận LVB là công ty liên doanh.

Trải qua nhiều lần tăng vốn và cơ cấu lại tỷ lệ sở hữu, năm 2015, LVB đã tăng vốn điều lệ lên 100 triệu USD, đồng thời trong cơ cấu cổ đông của ngân hàng này xuất hiện thành viên mới là Công ty TNHH Souk Houng Hueng (SHH) tham gia góp vốn với tỷ lệ 10% trên vốn điều lệ mới.

Như vậy, kể từ nửa cuối 2015, LVB có vốn điều lệ 100 triệu USD, với cơ cấu sở hữu gồm BIDV (65%), BCEL (25%), SHH (10%).

Công ty TNHH Souk Houng Hueng hoạt động trong lĩnh vực trồng cây ăn quả công nghệ cao, được thành lập ngày 13/5/2014, có địa chỉ tại bản Xangkhu, huyện Xaythani, thành phố Viêng Chăn, Lào.

Tổng giám đốc Souk Houng Hueng là ông Trần Duy Tùng - con trai ông Trần Bắc Hà.

Ông Trần Lục Lang bị kết luận sai phạm nghiêm trọng, ngân hàng BIDV ở Lào sẽ ra sao? - Hình 2

Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LaoVietBank - LVB) được thành lập ngày 22/6/1999 tại thủ đô Viêng Chăn (Lào)

LVB có địa bàn hoạt động trải rộng trên các vùng miền của Lào với trụ sở chính đặt tại thủ đô Viêng Chăn và 65 chi nhánh, 14 phòng giao dịch phủ rộng 8/18 tỉnh thành kinh tế trọng điểm của Lào như thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Attapeu, Champasak, Savanakhet, Khăm Muộn, Xiêng Khoảng, Luangprabang và Udomxay.

Ngân hàng liên doanh này mang trên mình sứ mệnh kết nối hai nền kinh tế Lào – Việt Nam, trở thành ngân hàng đi đầu trong việc cung cấp các giải pháp ngân hàng, tài chính, cho các các chủ thể có quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam.

Bắt đầu từ cuối năm 2017, BIDV bắt đầu ghi nhận khoản đầu tư tại LVB vào khoản “đầu tư vào công ty con”. Giá trị đầu tư vào LVB là 1.294,5 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ sở hữu 65%.

Tại thời điểm đến cuối năm 2017, LVB cấp cho Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) 6 khoản vay dài hạn, với tổng dư nợ lên đến hơn 1.420 tỷ đồng.

Trong đó, LVB nhận thế chấp rất nhiều tài sản của HAG, gồm các công trình, trụ sở làm việc, máy móc, toàn bộ đàn bò nhập về của Nông nghiệp Hoàng anh Attapeu, quyền sử dụng hơn 1.000ha đất tại Sekong, toàn bộ tài sản trên đất thuộc dự án nuôi bò Nông nghiệp Hoàng Anh Quang Minh, toàn bộ tải sản trên đây dự án cao su ở Sekong, vật tư máy móc... 

Ngoài ra, LVB cũng cung cấp khoản vay ngắn hạn gần 120 tỷ đồng cho HAG.

Với việc điều chỉnh tư cách quan hệ của LVB từ công ty liên doanh sang công ty con của BIDV, có thể BIDV sẽ hợp nhất dư nợ của HAG ở LVB vào nhóm BIDV.

Theo BIDV, năm 2017, LVB tiếp tục là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu về quy mô và hiệu quả hoạt động tại Lào. Tổng tài sản đạt xấp xỉ 1,18 tỷ USD, tăng 6,79%so với năm 2016 (đứng thứ 4 toàn thị trường); nguồn vốn huy động đạt 1,03 tỷ USD, tăng 6,2% so với 2016, trong đó, huy động vốn dân cư và tổ chức kinh tế đạt 632 triệu USD, tăng 3,2% so với năm 2016 (đứng thứ 3 toàn thị trường).

Tổng dư nợ toàn hệ thống đạt 919 triệu USD, tăng trưởng 5,4% so với 2016 (đứng thứ 3 toàn thị trường). Lợi nhuận trước thuế đạt 11,6 triệu USD; ROE đạt 7,54%.

Cập nhật đến cuối năm 2016, nợ phải trả của LVB 8.129,8 triệu LAK (khoảng 22.032 tỷ đồng).

Trong bối cảnh Chủ tịch LVB Trần Lục Lang bị kết luận sai phạm nghiêm trọng, liệu chi nhánh ngân hàng BIDV tại Lào có tiến tới việc tiếp tục tái cơ cấu, thay đổi nhân sự?

Theo nhadautu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Yêu cầu công khai và quản lý khối lượng vàng giao dịch để bình ổn và ngăn trục lợi
Yêu cầu công khai và quản lý khối lượng vàng giao dịch để bình ổn và ngăn trục lợi

Trong báo cáo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thị trường vàng được đánh giá là quản lý còn bất cập, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn.

Quảng Bình: Quyết tâm bàn giao mặt bằng cao tốc Bắc Nam trước 30/4
Quảng Bình: Quyết tâm bàn giao mặt bằng cao tốc Bắc Nam trước 30/4

Chiều 24/4, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức cuộc họp chỉ đạo nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc Nam.

Quản lý chặt chẽ dịch vụ chụp ảnh phục vụ khách du lịch tại Sầm Sơn
Quản lý chặt chẽ dịch vụ chụp ảnh phục vụ khách du lịch tại Sầm Sơn

Để chuẩn bị cho mùa du lịch năm 2024, TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng phương án tổ chức quản lý kinh doanh dịch vụ nhiếp ảnh trên địa bàn.

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng và casino
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng và casino

Trên địa bàn TP. Hà Nội, công an thành phố tăng cường kiểm tra đột xuất khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm quy định về đối tượng được phép chơi, về đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, khi có tố giác tội phạm liên quan đến doanh nghiệp và hành vi vi phạm khác liên quan đến hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng...

Công viên nước Hồ Tây sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Công viên nước Hồ Tây sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Với vị trí đắc địa trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Công viên nước Hồ Tây được biết đến như một “thiên đường giải trí hiện đại” đã sẵn sàng để đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Vĩnh Phúc: Xây dựng Khu Công nghiệp Nam Bình Xuyên trở thành cứ điểm sản xuất hiện đại nhất miền Bắc
Vĩnh Phúc: Xây dựng Khu Công nghiệp Nam Bình Xuyên trở thành cứ điểm sản xuất hiện đại nhất miền Bắc

Vĩnh Phúc đã và đang thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp. Đặc biệt, tập trung xây dựng Khu Công nghiệp Nam Bình Xuyên trở thành cứ điểm sản xuất hiện đại nhất miền Bắc, đáp ứng những yêu cầu cao từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới.