Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Palestine có thể làm gì trước quyết định của ông Trump về Jerusalem?

Palestine có thể cầu viện các tổ chức quốc tế và nhờ cậy các đối tác lớn để phản đối quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump về Jerusalem.

Tuyên bố trên được Đại sứ Palestine tại Saudi Arabia Basem Al-Aga đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Trump ngày 6/12 (theo giờ Mỹ) đã chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

Palestine có thể làm gì trước quyết định của ông Trump về Jerusalem? - Hình 1

Ảnh minh họa: AP

Mỹ đẩy Trung Đông vào cuộc khủng hoảng mới

Sputnik News dẫn lời Đại sứ Basem Al-Aga nhấn mạnh, quyết định của ông Trump không chỉ dẫn đến khả năng xung đột giữa Palestine và Israel bùng phát mà còn gây hệ lụy nghiêm trọng đến hòa bình trong khu vực và trên toàn thế giới.

Cũng theo Đại sứ Basem Al-Aga, quyết định của ông Trump đồng nghĩa với việc Mỹ công nhận sự chiếm đóng của Israel tại Jerusalem bất chấp các nghị quyết của Liên Hợp Quốc.

“Đó là một quyết định mà một cường quốc lẽ ra phải bảo vệ luật pháp quốc tế đơn phương đưa ra”, ông Basem Al-Aga nhấn mạnh. Theo Đại sứ Palestine, quyết định của ông Trump “là đòn chí mạng giáng vào luật pháp quốc tế và các nghị quyết của Liên Hợp Quốc trong vấn đề Jerusalem”.

Ông Basem Al-Aga nhắc lại quan điểm mà Palestine và toàn thế giới Arab từng đưa ra với Mỹ và cộng đồng quốc tế: “Mỹ đã nhiều lần được cảnh báo về hệ lụy nghiêm trọng của quyết định nói trên”.

“Để tôi nhắc lại chuyện này”, Đại sứ Basem Al-Aga nói: “Khi Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdul Aziz nắm quyền điều hành tại Riyadh, ông ấy đã tham dự lễ khai trương Tòa Đại sứ Saudi Arabia ở Algeria.

Trước sự hiện diện của rất nhiều Đại sứ các quốc gia Arab, Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdul Aziz đã tuyên bố như sau: “Vấn đề Jerusalem không phải chỉ của riêng người Palestine mà còn của cả thế giới Arab và Hồi giáo. Giới chức Mỹ cần hiểu rằng, bất kỳ hành động nào nhằm vào Palestine sẽ không chỉ có tác động tới riêng Palestine”.

Hành động tập thể để gây sức ép với Mỹ

Khi được hỏi Palestine sẽ phản ứng như thế nào trước động thái của Washington về lâu dài, Đại sứ Basem Al-Aga cho biết, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã triệu tập một cuộc họp khẩn với lãnh đạo các quốc gia Arab cũng như tham gia Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Hồi giáo về vấn đề Jerusalem. “Đó là bước đi đầu tiên của chúng tôi”, ông Basem Al-Aga nói.

Tuy nhiên, khi được hỏi liệu Intifada- phong trào nổi dậy của người Palestine chống binh sĩ Israel- có tái diễn hay không, ông Basem Al-Aga không trực tiếp trả lời mà chỉ nói rằng: “Người dân Palestine hy vọng rằng, luật pháp quốc tế sẽ được tôn trọng”.

Theo Đại sứ Basem Al-Aga, quyết định của ông Trump trên thực tế là nhằm “hợp pháp hóa” việc Israel chiếm đóng và xây dựng thêm các khu định cư Do Thái trên chính những vùng đất mà nước này đánh chiếm từ tay Palestines.

Đại sứ Basem Al-Aga cảnh báo: “Nếu Jerusalem không có được hòa bình, sẽ khó có nơi nào trên thế giới được hòa bình. Tôi muốn nói rằng, quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gây ảnh hưởng không chỉ đến sự ổn định của Palestine mà còn cả của khu vực và trên toàn thế giới”.

Ông Basem Al-Aga khẳng định: “Chúng tôi sẽ làm mọi cách để Mỹ hiểu rằng họ không thể hành xử thiếu công bằng đến như vậy. Chúng tôi đang có trong tay sự ủng hộ của luật pháp quốc tế và sáng kiến hòa bình Arab. Tuy nhiên, điều đó là chưa đủ”.

Đại sứ Palestine cũng lên tiếng ca ngợi những nỗ lực từ phía Nga để giải quyết vấn đề Jerusalem và nhấn mạnh, Tổng thống Nga Putin sẽ luôn ủng hộ Tổng thống Palestine Abbas trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng trong khu vực bằng con đường hòa bình.

Ông Basem Al-Aga nhắc lại cuộc điện đàm giữa 2 Tổng thống và cho rằng: “Đó là dấu hiệu của sự đoàn kết và ủng hộ lẫn nhau. Tổng thống Nga Putin ghi nhận sự cần thiết phải giải quyết xung đột giữa Palestine và Israel thông qua luật pháp quốc tế”.

Lịch sử phức tạp của Jerusalem

Jerusalem là vùng đất tranh chấp giữa Israel và Palestine. Cả 2 bên đều coi đây là thủ đô của mình. Nghị quyết số 181 của Liên Hợp Quốc tháng 11/1947 đã chia khu vực Palestine thành 2 nhà nước Arab và Do Thái và Jerusalem là “thực thể chia cắt giữa 2 bên” có quy chế đặc biệt về chính trị và luật pháp do Liên Hợp Quốc quản lý.

Vào giai đoạn cuối cuộc chiến tranh Arab-Israel năm 1949, phần phía Tây Jerusalem bị người Israel chiếm đóng. Sau đó, kết thúc cuộc chiến tranh Arab-Israel năm 1967- còn gọi là Cuộc chiến 6 ngày- Israel chiếm nốt Đông Jerusalem.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhiều lần lên án việc Israel chiếm Đông Jerusalem. Tuy nhiên, bất chấp điều này, năm 1995, Mỹ đã công bố Luật Đại sứ quán Jerusalem có tính đến việc di dời Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalem muộn nhất là vào ngày 31/5/1999.

Dù vậy, Luật Đại sứ quán Jerusalem cho phép các Tổng thống Mỹ được ký trì hoãn việc thực thi mỗi 6 tháng một lần và đến tận năm 2017, ông Donald Trump mới là Tổng thống đầu tiên yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ chuẩn bị cho việc chuyển Đại sứ quán Mỹ về Jerusalem.

Trong khi đó, phía Nga lại có quan điểm khác hẳn trong vấn đề Jerusalem. Bộ Ngoại giao Nga đã nhiều lần khẳng định cam kết của nước này trong việc tuân thủ các nghị quyết của Liên Hợp Quốc về vấn đề Jerusalem, trong đó nêu rõ “Đông Jerusalem sẽ là thủ đô trong tương lai của nhà nước Palestine”./.

Trần Khánh/VOV.VN

Bài liên quan

Tin mới

Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh
Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh

Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa điều tra, làm rõ và bắt 3 đối tượng có hành vi 'sản xuất, buôn bán hàng giả' là dung dịch vệ sinh phụ nữ gồm: Trần Thị Phương, SN 1995 ở phường Đông Hải, TP. Thanh Hóa; Phạm Thùy Dung, SN 1994 ở xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và Nguyễn Thị Phượng, SN 1987 ở xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.

Sáu yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho các công trình giao thông trọng điểm
Sáu yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho các công trình giao thông trọng điểm

Tại Phiên họp Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải, Thủ tướng đề nghị, các tỉnh, thành phố đôn đốc các nhà thầu huy động đầy đủ nhân, vật lực để thi công đồng thời kiểm soát chặt chẽ tiến độ, chất lượng và kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đáp ứng kế hoạch đề ra.

Công an Thanh Hóa tổng kết và trao giải Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Đề án 06
Công an Thanh Hóa tổng kết và trao giải Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Đề án 06

Công an Thanh Hóa vừa tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Tạm hoãn xuất cảnh một số lãnh đạo doanh nghiệp ở Quảng Ngãi do nợ thuế
Tạm hoãn xuất cảnh một số lãnh đạo doanh nghiệp ở Quảng Ngãi do nợ thuế

Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi vừa có loạt văn bản gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với 3 lãnh đạo doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vì chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Văn bản được Cục Thuế Quảng Ngãi phát đi ngày 20/3/2024.

Thanh Hóa khánh thành công trình thanh niên số hóa thông tin
Thanh Hóa khánh thành công trình thanh niên số hóa thông tin

Sáng 29/3, tại Khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập, xã Xuân Lộc (Hậu Lộc), Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với MobiFone tỉnh Thanh Hóa, các đơn vị liên quan tổ chức khánh thành công trình thanh niên số hóa thông tin khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập.

Nam Định: Gỡ vướng cho Tổ hợp dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng
Nam Định: Gỡ vướng cho Tổ hợp dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng

Lãnh đạo tỉnh Nam Định tiếp tục vào cuộc nhằm tháo gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng cho Tổ hợp dự án thép xanh do Tập đoàn Xuân Thiện làm chủ đầu tư.