Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tổng công ty Vận tải Hà Nội: Giả dự án để trốn thuế

Thực tế, có những DNNN chưa CPH khi chuyển sang công ty TNHH MTV (100% vốn nhà nước), đang quản lý nhiều d

Bài 2: Mảnh đất vàng “bốc hơi” nhiều diện tích

Thực tế, có những DNNN chưa CPH khi chuyển sang công ty TNHH MTV (100% vốn nhà nước), đang quản lý nhiều diện tích đất sở hữu nhà nước (SHNN). Mặc dù cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định, yêu cầu DN chuyển đất SHNN mà họ đang quản lý sang dạng thuê của Nhà nước, nhưng nhiều DN chưa thực hiện việc này hoặc chưa chuyển mục đích sử dụng đất nhằm trốn nghĩa vụ nộp thuế nhiều năm qua, gây thất thoát lớn NSNN.


DN phớt lờ các quyết định ban hành?

Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg về việc sắp xết lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước (QĐ09); tiếp đến là QĐ140 ngày 21/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung QĐ09.

Theo đó, ngày 25/11/2008, UBND TP. Hà Nội ban hành QĐ số 49/2008/QĐ-UBND quy định về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước do các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và công ty nhà nước đang sử dụng đất, thuộc thành phố quản lý trên địa bàn thành phố. Do đó, các tổ chức đang sử dụng đất phải lập phương án sắp xếp lại các cở sở nhà, đất của Nhà nước mà họ đang sử dụng cùng với biên bản kiểm tra hiện trạng quản lý sử dụng đất đề xuất kiến nghị Tổ công tác - Ban Chỉ đạo 09 TP. Hà Nội để được UBND Thành phố phê duyệt.

Cụ thể, TCT Vận tải Hà Nội được UBND TP. Hà Nội phê duyệt QĐ số 2267/2009/QĐ-UBND về việc sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất - sở hữu nhà nước thuộc TCT Vận tải Hà Nội (QĐ2267). Có đoạn nội dung QĐ2267 còn nêu: “… Căn cứ các cơ sở quy định cụ thể về việc sử dụng đất trước khi QĐ này phê duyệt thì TCT Vận tải Hà Nội phải lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước nằm tại TCT này (ngày 01/04/2009) để trình UBND TP. Hà Nội phê duyệt…”.

Cũng tại QĐ2267 này khẳng định phải căn cứ phương án của TCT Vận tải Hà Nội lập làm cơ sở duyệt: “ … Biên bản kiểm tra hiện trạng sử dụng đất; diện tích nhà đất nằm ở địa chỉ số 1, 3, 5 Đinh Tiên Hoàng, diện tích 310 m2 đất, 1550 m2 sàn xây dựng - do TCT Vận tải Hà Nội lập làm cơ sở đề xuất kiến nghị Tổ công tác - Ban Chỉ đạo 09 Hà Nội trình UBND TP. Hà Nội phê duyệt…”. QĐ2267 nhấn mạnh: “TCT Vận tải Hà Nội lập hồ sơ, làm thủ tục đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng thẩm tra cho phép chuyển mục đích sử dụng đất…”. Tuy nhiên, lãnh đạo TCT này không những phớt lờ không thực hiện yêu cầu của QĐ2267, mà còn cho các tổ chức khác thuê để kiếm tiền trái quy định của pháp luật? Nguồn tiền này vào túi ai, trong khi Nhà nước mất đi nguồn ngân sách không nhỏ?

Hàng trăm m2 đất biến mất?

Tại địa chỉ 1, 3, 5 Đinh Tiên Hoàng (do TCT Vận tải Hà Nội quản lý nhiều năm nay), nằm trong khu phố cổ, giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội, nơi trung tâm dịch vụ và du lịch “ hot nhất” của Thủ đô. Năm 2009, TCT này kê khai chỉ còn diện tích 310 m2.

Trước đó, năm 1998, tại Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên & Môi trường), lưu giữ Hồ sơ hiện trạng địa chính thửa đất của các chủ sử dụng đất thuộc phường Hàng Bạc (Hoàn Kiếm) khẳng định diện tích đất ở địa chỉ số 1, 3 và 5 Đinh Tiên Hoàng là: “Biên bản ghi ngày 12/11/1998 về việc xác định ranh giới, mốc giới thửa đất số nhà 1, 3, 5 Đinh Tiên Hoàng, Tờ bản đồ số 136 với diện tích 546,5 m2…”.

Tại biên bản này còn nêu “Thành phần lập biên bản gồm cán bộ đo đạc và chính quyền sở tại, gồm: Ông Nguyễn Tuyến Quang, Chủ tịch UBND phường Hàng Bạc, ông Trần Chí Trung và Đồ Viết Huy là cán bộ địa chính và cán bộ đo đạc phường Hàng Bạc…”.

Điều kỳ lạ ở đây là sau một thời gian, kể từ năm 1998, khi lập biên bản hiện trạng sử dụng đất của chính quyền địa phương phường Hàng Bạc thì diện tích số 1, 3, 5 Đinh Tiên Hoàng là 546,5 m2; nhưng đến ngày 01/04/2009, tại Tờ lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước thuộc TCT Vận tải Hà Nội thì, TCT Vận tải Hà Nội đề xuất diện tích ở số 1, 3, 5 Đinh Tiên Hoàng chỉ còn lại là 310 m2? Vậy số diện tích ở số 1, 3, 5 Đinh Tiên Hoàng từ 546,5 m2, xuống còn 310 m2 thì TCT Vận tải đã được Nhà nước giao cho quản lý sử dụng từ trước đến nay ở mảnh đất thánh địa này “bốc hơi” đâu mất hơn 236 m2 đất?

DN vẫn tiếp tục né tránh?

Sau khi Thương hiệu & Công luận đăng bài 1: “Nhiều diện tích nhà, đất cho thuê trái mục đích” của TCT Vận tải Hà Nội (số 126, mục: “Xây dựng - Đô thị - Bất động sản”), chúng tôi tiếp tục đến TCT này để tìm hiểu thông tin về thực trạng như đã nêu. Song tại đây, chúng tôi chỉ được gặp nhân viên văn thư Đoàn Thị Mai Phương và chị Phương cũng đã hứa nhiều lần sẽ trình TGĐ Nguyễn Phi Thường, cử người của TCT gặp để được cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí, nhưng sau đó vẫn bặt vô âm tín.

Mới đây, chúng tôi tiếp tục gọi điện vào máy bàn làm việc của TGĐ Thường (là người đại diện theo pháp luật của TCT Vận tải Hà Nội) thì vẫn lại là nhân viên Phương trả lời: “Em đã trình TGĐ Thường, nhưng không thấy sếp Thường chỉ đạo việc các chị đề nghị, do đó em không hỏi nữa”.

Phải chăng, lãnh đạo TCT Vận tải Hà Nội cố tình cho thuê nhiều diện tích đất của Nhà nước để kiếm các khoản tiền trái pháp luật - lên tới nhiều tỷ đồng trong nhiều năm qua; cố tình không cung cấp thông tin cho báo chí nhằm bưng bít việc làm trái quy định của mình? (Xin nêu một số diện tích đất ở số 5 Lê Thánh Tông; số 1, 3 và 5 Đinh Tiên Hoàng; các ki-ốt thuộc địa chỉ số 311 Đường Trường Chinh… mà DN này không làm thủ tục dự án đầu tư chuyển đổi diện tích đất đang sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo QĐ2267 sang kinh doanh bất động sản để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định pháp luật thì TCT này mới được cho thuê nhà đất)…

Từ hiện trạng nêu trên, đề nghị UBND TP. Hà Nội, các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc nhằm làm rõ 236 m2 đất tại địa chỉ số 1, 3 và 5 Đinh Tiên Hoàng “bốc hơi” và nhiều diện tích đất theo QĐ2267 mà TCT Vận tải Hà Nội đang cho thuê trái phép để bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật.

Bài 3: Hành vi kinh doanh gian dối để kiếm tiền?

Nhóm phóng viên

Tin mới

IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững
IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững

Gỡ 'thẻ vàng' IUU là bước đầu phát triển ngành thủy sản bền vững. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định như vậy khi trao đổi về việc cần phải gỡ "thẻ vàng" IUU.

Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06
Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06

Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Quảng Bình và Tổ Công tác triển khai Đề án 06 tỉnh vừa tổ chức phiên họp quý I/2024 để đánh giá kết quả triển khai hoạt động CĐS và Đề án 06 trong 3 tháng đầu năm.

Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện
Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp cho thấy nguồn điện cơ bản không thiếu, nhiên liệu được đáp ứng; song cần điều hành phù hợp, thông minh, thông suốt, hiệu quả với giải pháp tổng thể, đa dạng hóa nguồn điện, khẩn trương hoàn thành các đường dây tải điện, khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc pháp lý liên quan, Thủ tướng nhấn mạnh.

Hà Tĩnh lên phương án đảm bảo an ninh trật tự lễ khai trương mùa du lịch biển 2024
Hà Tĩnh lên phương án đảm bảo an ninh trật tự lễ khai trương mùa du lịch biển 2024

Nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong Lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 sẽ diễn ra tối 21/4/2024 tại Quảng trường Hồ Tùng Mậu, thuộc Khu du lịch Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đã tổ chức họp bàn để các phương án sẵn sàng.

MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online
MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online

Sau chuỗi sự kiện “Trạm sạc Sức bền 24h Khổng lồ”, từ ngày 20 tháng 4 năm 2024, Nestlé MILO sẽ lần lượt triển khai các hoạt động thú vị trên nền tảng số nhằm tạo sân chơi cho phụ huynh và trẻ em trên khắp cả nước dễ dàng tham gia để khám phá về sức bền và cách cải thiện sức bền, bao gồm “thử thách Bền Bỉ Hơn” trên Tiktok, “thử thách 7 ngày Bền Bỉ Hơn” trên Zalo cũng như ra mắt bài hát bền bỉ trên Youtube.

Đề nghị xử lý người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’
Đề nghị xử lý người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’

Luật sư Giang Hồng Thanh (Văn phòng luật sư Giang Thanh), người bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan vừa có đơn đề nghị xử lý hành vi vi phạm Luật An ninh mạng liên quan đến người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’.