Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

VIB Hà Nội: Đánh mất niềm tin?

 

THCL Sau nhiều lần, Tisco đề nghị VIB Hà Nội thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho việc mua hàng của Công ty Hà Nam, VIB Hà Nội cố tình không xử lý nợ, để nợ đọng dây dưa kéo dài - bội tín nên Tisco buộc phải đưa vụ việc ra TAND TP. Thái Nguyên.

Chữ tín trong kinh doanh

Tại phiên sơ thẩm ngày 15/09/2014, TAND TP. Thái Nguyên đã tuyên xử không chấp nhận yêu cầu của Tisco về việc buộc VIB Hà Nội phải thanh toán số tiền 73.369.818.250 đồng và 23.609.178.071 đồng lãi theo các thư bảo lãnh BL326 và BL342.

Đồng thời, Tòa yêu cầu Công ty Hà Nam thanh toán cho Tisco số tiền 145.814.614.990 đồng, bao gồm cả nợ gốc và lãi theo HĐ mua bán thép Tisco số 05/GT-TMTD.

Không đồng tình với phán quyết trên, Công ty Hà Nam ngày 08/10/2014 đã kháng cáo, trong đó có nội dung:

“HĐ mua bán thép số 05 của Công ty Hà Nam ký với Tisco đã được sự bảo lãnh thanh toán của VIB Hà Nội theo TBL số 326 và 342. Do vậy, kể từ khi có sự bảo lãnh của NH, việc thanh toán nợ quá hạn của HĐ 05 hoàn toàn thuộc trách nhiệm của VIB Hà Nội. Do đó, Tòa án tuyên buộc Công ty Hà Nam phải thanh toán 145.814.614.990 đồng, bao gồm cả nợ gốc và lãi theo HĐ mua bán thép Tisco số 05 là không đúng với bản chất vụ việc”.

Sau hơn nửa năm nghiên cứu hồ sơ vụ án, TAND tỉnh Thái Nguyên ngày 22/06/2015 đã tuyên xử buộc VIB Hà Nội phải trả cho Tisco 80.000.000.000 đồng. Đồng thời, số nợ phải trả của Công ty Hà Nam đối với Tisco chỉ còn 30.842.117.083 đồng.

Nhận định của cấp phúc thẩm cho thấy, việc tòa án cấp sơ thẩm không tuyên bố buộc VIB Hà Nội thanh toán bảo lãnh cho Công ty Hà Nam là sai. Bởi khi Công ty Hà Nam thanh toán chậm, Tisco đã có công văn yêu cầu bảo lãnh ngay, nhưng phía NH lại ra lý do không xuất trình bảo lãnh gốc là không đúng.

Tòa án nhận thấy việc NH cố tình không thực hiện đúng HĐ bảo lãnh để không thanh toán tiền bảo lãnh cho Tisco là không phù hợp với khoản 2 Điều 5 và điểm a khoản 2 Điều 23 của QĐ số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 (nay là Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 của NHNN quy định về bảo lãnh NH).

Với phương thức kinh doanh như vậy, ai sẽ còn tin vào uy tín và thương hiệu của VIB Hà Nội?

Đối tác có một không hai!

VIB Hà Nội đã không tuân theo phán quyết trên của TAND tỉnh Thái Nguyên, viện dẫn rằng Tisco đã vi phạm điều kiện bảo lãnh, nhấn mạnh:

“Trong nội dung Thư bảo lãnh quy định: “Bất cứ yêu cầu nào liên quan đến bảo lãnh này phải được xuất trình tại Bên bảo lãnh trong thời hạn bảo lãnh của Thư bảo lãnh kèm theo Thư bảo lãnh gốc này”. Công ty Tisco yêu cầu VIB Hà Nội thực hiện nghĩa vụ thanh toán, nhưng Tisco không xuất trình được Thư bảo lãnh gốc là điều kiện đã được quy định trong Thư bảo lãnh”.

Điều này có nghĩa, khi Tisco có văn bản yêu cầu VIB Hà Nội thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thì nghĩa vụ của Tisco là phải cung cấp cho Bên bảo lãnh (VIB) Thư bảo lãnh gốc. Việc Tisco không xuất trình Thư bảo lãnh gốc tại Bên bảo lãnh (VIB) là không thỏa mãn các điều kiện đã được nêu trong Thư bảo lãnh.

Về phần mình, Tisco cho rằng, VIB Hà Nội đã “lập lờ đánh lận con đen”, lợi dụng thông lệ của NH để thoái thác trách nhiệm bảo lãnh của mình - đây được coi như hành động “ăn cháo đá bát”.

Trong khi đó, ngày 04/01/2012 (tức là trước đó 2 ngày), Thư bảo lãnh thanh toán số 10.11.11.LB326 hết hiệu lực vào 16 giờ ngày 06/1/2012 và trước 18 ngày đối với Thư bảo lãnh thanh toán số 10.11.11.LB342 hết hiệu lực vào 16 giờ ngày 22/1/2012. Tisco đã có văn bản và cử đại diện xuống làm việc trực tiếp với VIB Hà Nội, biên bản làm được xác lập giữa hai bên, đại diện VIB Hà Nội cũng không quên ghi rõ “Đã nhận CV và bản sao thư bảo lãnh”.

VIB Hà Nội vẫn không có thắc mắc gì, thậm chí nêu rõ ý kiến “Lộ trình thanh toán cho Tisco, VIB Hà Nội làm việc với Hà Nam trước khi có lộ trình thanh toán cụ thể cho Tisco”.

Việc VIB Hà Nội sau khi nhận hồ sơ yêu cầu thanh toán của Tisco, hai bên đã có cả quá trình trao đổi làm việc nhiều lần, nhưng đến tận gần 6 tháng sau đó NH mới cố tình ra lý do cho rằng, Tisco chưa xuất trình bản gốc Thư bảo lãnh để từ chối trách nhiệm bảo lãnh là một hành vi bội tín, không phù hợp với thông lệ kinh doanh giữa NH và DN.

Ngô Tiến

Tin mới

Tuyên bố chung về hợp tác phòng chống di cư bất hợp pháp Việt Nam và Anh
Tuyên bố chung về hợp tác phòng chống di cư bất hợp pháp Việt Nam và Anh

Thứ trưởng Michael Tomlinson nhấn mạnh, di cư bất hợp pháp là vấn đề toàn cầu. Thỏa thuận là một bước hợp tác quan trọng với một đối tác quan trọng như Việt Nam nhằm đảm bảo hai bên cùng phối hợp ngăn chặn sự bóc lột của các băng nhóm buôn người và cứu mạng các nạn nhân.

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đối với ông Giang Tuấn Anh
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đối với ông Giang Tuấn Anh

Dùng 23 tài khoản thao túng cổ phiếu Đầu tư Sao Thăng Long (DST), ông Giang Tuấn Anh bị xử phạt 575 triệu đồng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường của các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu
Hội nghị thượng đỉnh bất thường của các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu

Vấn đề lớn đầu tiên được bàn thảo tại hội nghị thượng đỉnh này là tình hình bạo lực leo thang ở Trung Đông trong bối cảnh vừa xảy ra các cuộc tấn công mới nhất từ Iran nhằm vào Israel cuối tuần trước.

Lễ thông xe cầu Châu Đốc sẽ diễn ra vào sáng ngày 23/4
Lễ thông xe cầu Châu Đốc sẽ diễn ra vào sáng ngày 23/4

Cầu Châu Đốc thuộc dự án xây dựng tuyến đường liên kết vùng đoạn từ thị xã Tân Châu đến TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang kết nối với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp. Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến là 20,96 km, tổng mức đầu tư 2.131 tỷ đồng.

Đà Nẵng sẽ xử lý nghiêm các trường hợp cố tình gây khó khăn, làm chậm tiến độ giải ngân vốn
Đà Nẵng sẽ xử lý nghiêm các trường hợp cố tình gây khó khăn, làm chậm tiến độ giải ngân vốn

Để giải ngân hơn 8.800 tỷ đồng vốn đầu tư công, thành phố Đà Nẵng sẽ xử lý nghiêm các trường hợp cố tình gây khó khăn, làm chậm tiến độ giải ngân vốn; thay thế cán bộ yếu kém năng lực, nhũng nhiễu.

Lý do dòng tiền chảy mạnh vào thị trường chứng khoán?
Lý do dòng tiền chảy mạnh vào thị trường chứng khoán?

Lãi suất tiền gửi ngân hàng duy trì ở mức thấp khiến dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán, giá trị giao dịch bình quân sàn HOSE đạt 21,4 nghìn tỷ đồng/phiên trong quý I/2024, tăng 35,7% so với quý IV/2023.