Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phó cục trưởng Cục QLTT Nguyễn Trọng Tín: Nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu

Trao đổi với PV về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2017, Phó cục trưởng Cục QLTT Nguyễn Trọng Tín cho biết: Cơ quan truyền thông, báo chí đã đóng góp hiệu quả trong công tác tuyên truyền, đấu tranh chống vấn nạn này - giúp lực lượng chức năng nắm bắt thông tin, vào cuộc và kịp thời xử lý những vi phạm...

Phó cục trưởng Cục QLTT Nguyễn Trọng Tín: Nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu - Hình 1

Phó cục trưởng Cục QLTT Nguyễn Trọng Tín

Xin ông cho biết, thực trạng và kết quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2017 như thế nào?

Năm 2017, hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt là vào dịp lễ, Tết, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng có giá cả chênh lệch lớn giữa trong nước và ngoài nước, mức thuế nhập khẩu cao hoặc bị áp dụng hạn ngạch, như rượu, thuốc lá, mỹ phẩm, tân dược, điện tử, bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm, hàng may mặc… Đáng chú ý, buôn lậu rượu ngoại, thuốc lá điếu và đường cát diễn biến phức tạp tại khu vực biên giới miền Trung và miền Tây Nam Bộ như các tỉnh Quảng Trị, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, TP. Hồ Chí Minh… Buôn lậu, vận chuyển trái phép các loại thực phẩm tươi sống như, gia cầm, sản phẩm gia cầm, gia súc… còn xảy ra, chủ yếu ở các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng….

Bên cạnh đó, tình trạng vận chuyển hàng lậu trên tuyến đường sắt vẫn diễn ra (chủ yếu là tuyến Lào Cai - Hà Nội, Lạng Sơn - Hà Nội) và tuyến đường sắt Bắc - Nam.

Tại thị trường nội địa, tình hình buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng không bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn xảy ra và chủ yếu là ở các tỉnh, thành phố lớn, sức tiêu thụ cao như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương...; các hành vi vi phạm về niêm yết giá bán hàng, kinh doanh hàng hóa hết hạn sử dụng có chiều hướng gia tăng trong các dịp lễ, Tết, mùa du lịch.

Năm 2017, lực lượng QLTT cả nước kiểm tra 164.355 vụ (giảm 2.746 vụ, tương ứng giảm 2% so với 2016); phát hiện, xử lý 103.146 vụ vi phạm (giảm 1.661 vụ, tương ứng giảm 2% so với năm 2016); tổng số thu nộp ngân sách 511,75 tỷ đồng (giảm 37,15 tỷ đồng, tương ứng giảm 7% so với 2016); giá trị hàng tịch thu 215,089 tỷ đồng (giảm 165,811 tỷ đồng, tương ứng giảm 44% so với 2016); ước trị giá hàng tiêu hủy 206,4 tỷ đồng (tăng 43,9 tỷ đồng, tương ứng tăng 22% so với 2016).

Thực tế, lực lượng QLTT đã triển khai đấu tranh với vấn nạn này đến đâu?

Trước thực trạng trên, Cục QLTT đã tham mưu, đề xuất với Bộ Công thương, UBND, BCĐ 389 các tỉnh, thành phố, chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường phối hợp chặt chẽ trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xây dựng và triển khai Quy chế phối hợp, thực hiện kế hoạch tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Tham mưu, phối hợp, trình ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành; trực tiếp ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trên thị trường; chú trọng kiểm tra, xử lý các vấn đề nổi cộm, có ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân, như: Thuốc lá ngoại nhập lậu, gia cầm, ATTP, phân bón, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, mỹ phẩm, dược phẩm, TPCN; sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng; bán hàng đa cấp…

Tập trung kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, vận chuyển trái phép hàng hóa trên thị trường nội địa; chủ trì và phối hợp với lực lượng công an và các cơ quan liên quan triệt phá các tụ điểm tập kết, buôn bán hàng lậu, hàng giả.

Tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên tại các khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới, các chợ đầu mối, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển… nhất là các địa bàn trọng điểm tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hải Phòng, Hà Nội, Hà Tĩnh, Quảng Trị, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, An Giang...

Tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại đã được phê duyệt.

Tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng như hải quan, biên phòng, công an, cảnh sát biển và các cơ quan thanh tra chuyên ngành để tạo thành sức mạnh tổng hợp từ Trung ương đến địa phương, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả...

Vậy những khó khăn của lực lượng QLTT trong công tác này là gì?

Thời gian qua, lực lượng QLTT gặp không ít khó khăn trong công tác thực thi.

Trước hết, hệ thống văn bản, chính sách pháp luật về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn chồng chéo, dẫn đến cách hiểu và cách áp dụng khác nhau, trong khi việc sửa đổi, bổ sung chậm, chưa tháo gỡ được khó khăn cho các lực lượng trong thực thi nhiệm vụ.

Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác trao đổi, cung cấp thông tin chưa thường xuyên, có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, chưa có sự phối hợp tổng thể của các địa phương để triệt phá các điểm tập kết, các đối tượng vận chuyển, kinh doanh hàng lậu, hàng giả.

Công tác kiểm tra, xử lý về hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ của các lực lượng chức năng chưa nhận được sự phối hợp chặt chẽ, cung cấp thông tin nhận biết hàng thật, hàng giả của các nhà sản xuất, chủ sở hữu quyền; chi phí giám định cao, thời gian giám định dài nên ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý vi phạm.

Lực lượng QLTT còn mỏng, khối lượng công việc nhiều, nguồn lực về cơ sở vật chất, con người còn hạn chế gây khó khăn đối với công tác kiểm tra, kiểm soát.

Trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ còn thiếu thốn, lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Nhiều đội QLTT vẫn phải thuê hoặc mượn trụ sở làm việc, không có đủ phương tiện làm việc.

Kinh phí hoạt động thiếu thốn, nhất là kinh phí giám định, kiểm định chất lượng hàng hóa ảnh hưởng đến việc kiểm tra, xử lý vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là kiểm tra mặt hàng phân bón; kinh phí tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng; việc lưu giữ, bảo quản hàng hoá chờ xử lý gặp nhiều khó khăn vì không có kho chuyên dụng để bảo quản tang vật, phương tiện chờ xử lý...

Phó cục trưởng Cục QLTT Nguyễn Trọng Tín: Nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu - Hình 2

Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập lực lượng QLTT

Ông đánh giá thế nào về vai trò của các cơ quan báo chí trong công tác tuyên truyền chống buôn lậu, hàng giả?

Thực tế, các cơ quan truyền thông, báo chí đã đóng góp không nhỏ vào hiệu quả công tác tuyên truyền đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Thông qua thông tin báo chí, người dân hiểu rõ hơn về tình hình buôn lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thị trường, góp phần răn đe các đối tượng đang có hành vi vi phạm hay có ý định vi phạm pháp luật về buôn lậu, hàng giả.

Bên cạnh đó, cơ quan truyền thông, báo chí góp phần nâng cao ý thức của người tiêu dùng trong công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thị trường, giúp người dân hiểu được tác hại của hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, từ đó tự giác không sử dụng hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời tích cực tham gia cùng lực lượng chức năng trong công tác phòng, ngừa và ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm.

Qua những bài viết chuyên sâu, những bài phóng sự điều tra, tố giác các thủ đoạn vi phạm, giúp cho lực lượng chức năng nắm bắt được thêm thông tin và vào cuộc nhanh hơn trong công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại...

Trân trọng cảm ơn ông!

Nguyễn Kiên (Thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Ngân hàng Eximbank nợ xấu tăng tăng 58% so với đầu năm 2023, lãi giảm 26,5%
Ngân hàng Eximbank nợ xấu tăng tăng 58% so với đầu năm 2023, lãi giảm 26,5%

Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, EIB) cho thấy nhà băng này năm 2023 có thu nhập lãi thuần 1.397 tỷ đồng, giảm 2,79% so với cùng kỳ một năm trước. Trong năm 2023, Eximbank trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hơn 694 tỷ đồng, tăng 6,7 lần so với năm trước (103 tỷ đồng).

Cổ phiếu được giao dịch trở lại, Hải Phát muốn huy động 3.000 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu
Cổ phiếu được giao dịch trở lại, Hải Phát muốn huy động 3.000 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu

Ngay sau khi cổ phiếu HPX được giao dịch trở lại, Công ty CP Đầu tư Hải Phát lên kế hoạch chào bán hơn 300 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng
Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang vừa ký, ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh.

Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á
Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), sự cố sập cầu ở Baltimore trong tuần này sẽ là lực cản đối với thị trường xuất khẩu than của Mỹ trong năm nay.