Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ninh: Những yếu tố làm nên thành công

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận về chương trình xây dựng nông thôn m

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận về chương trình xây dựng nông thôn mới. Xung quanh vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Huy Hậu, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh.

Ông Đặng Huy Hậu, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh.

Xin ông cho biết một số kết quả đạt được trong chương trình xây dựng NTM của tỉnh sau hơn 3 năm triển khai?

Trước khi triển khai chương trình xây dựng NTM, nông nghiệp và nông thôn Quảng Ninh phát triển trong tình hình thiếu ổn định, quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp bị thay đổi do tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh. Sản xuất nông nghiệp phát triển chênh lệch ở các vùng, miền, kém bền vững, sản phẩm có sức cạnh tranh thấp. Dịch vụ đầu tư có chiều sâu ngành nghề ở nông thôn ít được quan tâm, nhiều nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, mặc dù đã được chú trọng đầu tư song chưa đồng bộ, thiếu tính chiến lược. Đầu tư chủ yếu là từ nguồn NSNN, nhân dân chưa nhiệt tình tham gia với vai trò chủ thể, xã hội hóa còn ít.

Nhận thức được tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành chuyên đề về xây dựng NTM; đây cũng là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên trong một nhiệm kỳ mới - thể hiện sự quan tâm đặc biệt của cấp ủy, chính quyền đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân Quảng Ninh.

Sau 3 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, tỉnh đã hoàn thành công tác phê duyệt Quy hoạch và Đề án xây dựng NTM các xã trên địa bàn vào cuối năm 2011, Quảng Ninh trở thành tỉnh đầu tiên trên cả nước hoàn thành công tác quy hoạch xây dựng NTM.

Nhận thức về xây dựng NTM được nâng lên rất rõ. Ban đầu, người dân và cán bộ cấp xã, huyện coi đây là một chương trình đầu tư của Nhà nước cho vùng nông thôn; nhưng đến nay, việc xây dựng NTM là dịp để người nông dân thực sự tham gia xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng vùng nông thôn, thi đua lao động sản xuất để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mỗi cá nhân, mỗi gia đình trên cơ sở có sự hỗ trợ của Nhà nước, của các lực lượng xã hội về nguồn lực tài chính, khoa học công nghệ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm...

Hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất vùng nông thôn được đầu tư xây dựng với cơ chế “Nhà nước và nhân dân cùng tham gia”, đã cải thiện cơ bản điều kiện đi lại, điều kiện học tập, chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt văn hóa tinh thần, bộ mặt của vùng nông thôn đổi thay đáng kể.

Đến nay, đã có 1.207 km đường giao thông xã, liên xã (trong đó nhựa hóa, bê tông hóa 72%) và 1.555 km đường liên thôn được cứng hóa. Có 96% các thôn, bản được sử dụng điện lưới quốc gia (đặc biệt là việc đưa điện lưới ra huyện đảo Cô Tô được thực hiện năm 2013 với quy mô 25 km đường cáp ngần vượt biển, với tổng kinh phí đầu tư trên 1,1 ngàn tỷ đồng); 100% xã có cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ tốt cho các hoạt động văn hóa truyền thống, cũng như nhu cầu trao đổi hàng hóa phục vụ tiêu thụ sản phẩm và sinh hoạt của người dân hàng ngày.

Đến hết năm 2013, có 34 xã cơ bản đạt tiêu chí NTM (tăng 12 xã so với kế hoạch). Tỉnh đã công nhận 11 xã đạt NTM theo các tiêu chí nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh; 23 xã còn lại đã đạt so với Bộ tiêu chí Quốc gia NTM, nhưng chưa đạt chuẩn so với các tiêu chí NTM của tỉnh do Quảng Ninh quy định bổ sung một số chỉ tiêu khác hoặc các chỉ tiêu cao hơn so với Trung ương, như: Tỷ lệ hộ nghèo đối với các xã đồng bằng dưới 6%; tỷ lệ hộ được dùng nước sạch hợp vệ sinh đạt 85%; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 85%; đối với các xã đảo, bổ sung chỉ tiêu hệ thống cầu cảng, bến cảng theo quy hoạch được kiên cố hóa, có phương tiện vận chuyển cấp cứu chuyên dụng và phương tiện khám chữa bệnh tại chỗ cho nhân dân.

Để đạt được những kết quả của chương trình xây dựng NMT, trong những năm qua, Quảng Ninh đã có những cơ chế chính sách đột phá nào?

Quảng Ninh có Nghị quyết chuyên đề của BCH Đảng bộ tỉnh (Nghị quyết số 01/NQ/TU ngày 27/10/2010 về xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh, ngay sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII). Theo đó, mục tiêu đến năm 2015, có 10/13 huyện, thị xã, thành phố và có 82/125 xã trên địa bàn tỉnh cơ bản đạt tiêu chí NTM và Quảng Ninh cơ bản đạt các tiêu chí tỉnh NTM; Quyết định thành lập bộ phận chuyên trách giúp việc cho Ban Chỉ đạo là cơ quan ngang sở; HĐND tỉnh quyết định chính sách đặc biệt là nguồn lực tài chính cho chương trình này; UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai giai đoạn 2011 - 2015.

Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và cấp huyện, do cán bộ bí thư cấp ủy làm trưởng ban, các cán bộ trong ban thường vụ và một số cán bộ trong BCH tham gia ban chỉ đạo; phân công theo dõi địa bàn và tổ chức họp giao ban hàng quý; tập trung chỉ đạo triển khai đồng loạt trên tất cả các xã trong phạm vi toàn tỉnh (không làm điểm).

Đầu tư về nguồn lực tài chính từ NSNN được HĐND tỉnh thông qua hàng năm (năm 2011 là 1.500 tỷ đồng; năm 2012 là 500 tỷ đồng; năm 2013 là 300 tỷ đồng và năm 2014 là 300 tỷ đồng), thời gian đầu, tập trung nhiều cho hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và giảm dần hàng năm, thay vào đó, tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Tỉnh xây dựng cơ chế hỗ trợ cho sản xuất: Hàng năm, dành 45% tổng nguồn vốn phân bổ để hỗ trợ sản xuất, chủ yếu các mô hình sản xuất tập trung quy mô lớn, hoặc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất các loại giống mới có giá trị cao; xây dựng cơ chế hỗ trợ lãi suất vốn vay.

Tỉnh huy động các nguồn lực khác đóng góp cho chương trình theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc “Cả nước chung sức xây dựng NTM”: Phong trào quân đội chung sức xây dựng NTM; phong trào Thành thị giúp đỡ nông thôn; phong trào Công nông liên minh trong xây dựng NTM; phong trào Nông dân tự lực sáng tạo trong xây dựng NTM; phong trào Doanh nghiệp đồng hành xây dựng NTM.

Được biết, trong chương trình xây dựng NMT, Quảng Ninh triển khai Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm”. Đây là cách làm khác biệt với các địa phương khác, đến nay đề án này được thực hiện như thế nào?

Xác định sản phẩm chủ lực có lợi thế của tỉnh, hoặc sản phẩm đặc thù truyền thống của địa phương, trên cơ sở đó, tiến hành việc xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm (theo kế hoạch đến năm 2015 có 35 loại sản phẩm được xây dựng thương hiệu, được Nhà nước bảo hộ), đến hết năm 2013, tỉnh đã xây dựng 21 thương hiệu (kinh phí hỗ trợ 32 tỷ đồng).

Cuối năm 2013, Quảng Ninh đã phê duyệt Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm”. Theo đó, tỉnh sẽ hỗ trợ để các sản phẩm truyền thống của địa phương được sản xuất, tiêu thụ một cách bài bản với sự tham gia của cộng đồng dân cư tại các địa phương, hoạt động thực sự theo cơ chế thị trường, bước đầu đã được người tiêu dùng chấp nhận. Xác định khoa học - công nghệ phải đưa vào chương trình xây dựng NTM, đặc biệt là chuyển đổi nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến xã trong việc áp dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, nâng cao dân trí vùng nông thôn…, Quảng Ninh chú trọng vào một số công tác sau.

Trước hết, tỉnh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về khoa học - công nghệ, có chính sách về đào tạo thu hút nguồn nhân lực, cơ chế tài chính để hỗ trợ việc ứng dụng chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực trong ngành nông nghiệp, sản xuất, kinh doanh, giáo dục, y tế. Ra nghị quyết chuyên đề về phát triển thủy sản: tập trung tái cơ cấu mạnh mẽ kinh tế thủy sản theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với bảo vệ nguồn lợi, môi trường sinh thái, an sinh xã hội và xây dựng NTM, thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia trên biển đảo.

Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” là một chương trình toàn diện trong một chuỗi sản xuất, có sự chỉ đạo, dẫn dắt, hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc của nhân dân (thông qua tổ chức kinh tế: doanh nghiệp, HTX của chính nhân dân thành lập lên hoặc liên kết sản xuất thông qua chuỗi giá trị) từ ý tưởng sản phẩm đến tổ chức sản xuất, chế biến tại các cơ sở sản xuất đến xúc tiến thương mại, bán hàng.

Việc sản xuất hàng hóa qua chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” được phân tích, lựa chọn từ ý tưởng sản phẩm, kế hoạch sản xuất, sản xuất thử nghiệm, đánh giá theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hàng hóa, cấp chứng nhận, sản xuất mở rộng và hỗ trợ xúc tiến thương mại, bán hàng... sẽ tạo được niềm tin đối với người sản xuất và người tiêu dùng.

Thông qua Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”, công tác phát triển doanh nghiệp, HTX sẽ được củng cố và phát triển vì có sự chọn lọc và tổ chức sản xuất hàng hóa cụ thể.

Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” là nội dung trọng tâm trong phát triển sản xuất hàng hóa, tạo thêm sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, thương hiệu cho tỉnh Quảng Ninh, thông qua đó tăng thu nhập, giải quyết việc làm, phát huy được lợi thế, tiềm năng của mỗi địa phương, của tỉnh, cùng chương trình xây dựng NTM góp phần giải quyết vấn đề “nông nghiệp đô thị” ở địa bàn từ xã đến phường, thị trấn.

Xin cảm ơn ông!

Quốc Biên - Nguyễn Minh (Thực hiện)

Tin mới

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh vừa ban hành công văn đề nghị UBND thành phố Hạ Long không cấp phép cho các tàu du lịch được huy động tham gia diễn diễu trên biển đón khách du lịch để xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024 từ phía biển, vì lý do an toàn cho người và phương tiện.

Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?
Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?

Đến hết năm 2023, Việt Nam đã có 46 tỉnh, thành phố được công nhận đã loại trừ bệnh sốt rét, còn 17 tỉnh, thành phố chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ. Tuy nhiên, số thôn, bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp. Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.