Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phú Thọ: Tăng cường quản lý, ngăn chặn tình trạng “chặt chém” tại Lễ hội Đền Hùng

Để ngăn chặn tình trạng “chặt chém” giá dịch vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho du khách về dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2018, công tác quản lý thị trường trên địa bàn đang được tăng cường và kiểm soát chặt chẽ nhất là khu vực Đền Hùng và các vùng lân cận.

Phú Thọ: Tăng cường quản lý, ngăn chặn tình trạng “chặt chém” tại Lễ hội Đền Hùng - Hình 1

Khu vực quanh Đền Hùng và các vùng lân cận hiện có 80 quầy bán hàng của Trung tâm dịch vụ du lịch và những hộ kinh doanh cố định của người dân địa phương. Các loại hàng hóa được bày bán phong phú, đa dạng, trong đó các sản phẩm đặc sản của địa phương chiếm chủ yếu như: Trống đồng, đĩa đồng, sách, các loại bánh kẹo và đặc sản Phú Thọ…

Hiện có 5 bãi trông giữ xe do Khu Di tích quản lý có sử dụng vé của cơ quan thuế cấp còn lại là của nhà dân; gần 60 chiếc xe điện được phép hoạt động trong Khu di tích. Đến thời điểm này đã có gần 200 hộ đến đăng ký kinh doanh tại khu vực Đền Hùng. Dự kiến trong những ngày diễn ra Lễ hội Đền Hùng năm 2018 sẽ có gần 300 hộ đăng ký kinh doanh. Qua khảo sát, tất cả các quầy hàng kinh doanh, các bãi xe đều đã được cấp giấy phép kinh doanh, ký cam kết về niêm yết giá và treo bảng nêm yết giá cụ thể.

Ông Bùi Quốc Huy - Trưởng phòng Quản lý dịch vụ - du lịch Khu Di tích lịch sử Đền Hùng khẳng định: “Trong thời gian lễ hội diễn ra, doanh thu từ các loại hình dịch vụ tăng hơn so với cùng kỳ. Vì vậy, để tránh tình trạng “chặt chém” du khách, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng yêu cầu các đơn vị, các hộ kinh doanh dịch vụ tại lễ hội phải ký cam kết thực hiện kinh doanh đúng pháp luật và niêm yết công khai giá bán các loại hàng hóa, giá các dịch vụ; đảm bảo vệ sinh môi trường, sắp xếp các vị trí bán hàng, bố trí các quầy dịch vụ hợp lý tạo mỹ quan đối với du khách về trẩy hội.

Ngoài ra, tại các điểm công cộng đều có số điện thoại thông báo đường dây nóng để tiếp thu những ý kiến phản hồi của nhân dân. Nếu có trường hợp vi phạm, đẩy giá cao bất hợp lý, không niêm yết giá hoặc bán không đúng giá niêm yết, chúng tôi sẽ công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để khuyến nghị khách hàng không sử dụng sản phẩm, dịch vụ của các cơ sở kinh doanh đó”.

Việc kiểm tra, kiểm soát thị trường đã được lực lượng Quản lý thị trường thực hiện từ ngày 27/3 đến ngày 25/4/2018 (tức ngày 11/2 đến ngày 10/3/2018 âm lịch). Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đã phân công cho các đội Quản lý thị trường phụ trách từng địa bàn cụ thể. Trong đó, Đội Quản lý thị trường cơ động thực hiện kiểm tra, kiểm soát trên các tuyến Quốc lộ 2, Quốc lộ 32 chạy quanh khu Lễ hội Đền Hùng và Hội chợ Hùng Vương; Đội Quản lý thị trường chống sản xuất và buôn bán hàng giả kiểm tra, kiểm soát khu vực Đền Giếng, khu vực cổng Công Quán, khu Trung tâm Du lịch - Dịch vụ Đền Hùng và quanh khu hồ Gò Công, chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất để xây dựng lán trại phục vụ công tác trực 24h/24h theo quy định;

Đội Quản lý thị trường số 1 - thành phố Việt Trì, ngoài việc kiểm tra, kiểm soát trên địa bàn thành phố sẽ tham gia kiểm tra, kiểm soát trên địa bàn thành phố Việt Trì, khu vực sân Trung tâm Lễ hội, khu vực Chùa Tổ và Đền Mẫu, khu vực đường hành lễ của Khu Di tích Lịch sử Đền Hùng và chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất để xây dựng lán trại phục vụ công tác trực 24h/24h.

Các đội Quản lý thị trường còn lại triển khai các nội dung kiểm tra trên địa bàn được giao quản lý, trong đó tập trung kiểm tra, kiểm soát tại các khu vực diễn ra các lễ hội trên địa bàn. Riêng Đội Quản lý thị trường số 3 - huyện Phù Ninh và số 11 - huyện Lâm Thao tăng cường kiểm tra, kiểm soát các xã vùng ven, tuyến đường tiếp giáp với khu vực Lễ hội Đền Hùng nhằm hạn chế tối đa các hành vi vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm vào khu vực lễ hội. Ngoài ra, bắt đầu từ ngày mùng 1/3 âm lịch, Chi cục Quản lý thị trường sẽ huy động thêm quân số từ các huyện về phục vụ công tác kiểm tra tại khu vực Đền Hùng.

Công tác kiểm tra niêm yết giá, chứng chỉ hành nghề tại các nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn thành phố Việt Trì và vùng lân cận quanh khu vực Đền Hùng cũng đã được đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra chặt chẽ. Trong quá trình kiểm tra, đoàn đã tuyên truyền phổ biến những quy định của pháp luật và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong kinh doanh. Khuyến khích các cơ sở lưu trú giữ nguyên giá dịch vụ thuê phòng; trong trường hợp cụ thể, không được tăng giá dịch vụ thuê phòng vượt quá 30% so với mức giá ngày bình thường; bảng giá được niêm yết công khai, rõ ràng tại quầy để các cơ quan quản lý chuyên ngành, lực lượng chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện và khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ biết thông tin.

Theo ông Nguyễn Quốc Trụ - Phó Giám đốc Sở Công thương, Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh: “Thực hiện văn bản của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý, bình ổn thị trường trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Mậu Tuất 2018, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đã phối hợp với các ngành có liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường chống các hành vi vi phạm pháp luật, tập trung xử lý những vấn đề nổi cộm, phát sinh như: Chống buôn lậu, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại, vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng giá bất hợp lý... Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trái pháp luật, góp phần bình ổn thị trường, đảm bảo cung ứng hàng hóa chất lượng, giá cả hợp lý trong thời gian diễn ra Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2018”.

Anh Hà Thành Kiên - Chủ quầy hàng số 8 thuộc Trung tâm dịch vụ du lịch Đền Hùng chia sẻ: “Khi được các lực lượng chức năng tuyên truyền phổ biến pháp luật, cho ký cam kết về việc bán hàng theo giá niêm yết và hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chúng tôi rất hoan nghênh. Quầy hàng của chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ số lượng hàng hóa đảm bảo chất lượng phục vụ nhân dân và du khách thập phương về tham dự lễ hội”.

Tin tưởng rằng, mọi nỗ lực trong công tác quản lý, bình ổn thị trường của các đơn vị, các ngành liên quan sẽ tạo dựng được niềm tin, hình ảnh tốt đẹp cho nhân dân, du khách thập phương về tham dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2018.

          Linh Liên - Lê Sơn

Bài liên quan

Tin mới

ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững
ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.

Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số số 1425/KH-UBND triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024.

Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày
Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày

Bước sang năm 2024, thị trường khởi sắc hơn, hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành da giày đã dần ổn định hơn. Tuy nhiên, xét về dài hạn, bên cạnh ưu thế về nguồn lao động có tay nghề cao, nếu ngành da giày không nâng cao năng lực nội sinh rất khó ứng phó với biến động thị trường cũng như giữ sức tăng trưởng bền vững cho ngành.

Phát hiện hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận khách điều trị suy giãn tĩnh mạch
Phát hiện hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận khách điều trị suy giãn tĩnh mạch

Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa phát hiện một hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… nhưng lại quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc, chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024
Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024

UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.

Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam
Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam

Đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geveve là cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam với nhiều bài học còn nguyên giá trị về nguyên tắc, phương pháp và nghệ thuật ngoại giao, mang đậm bản sắc ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.