Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phương hướng, nhiệm vụ năm học mới 2017 - 2018

Mới đây, tại Hội nghị Giám đốc sở GD&ĐT năm 2017, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định: Tiếp tục công tác quản lý, điều hành thành công trong năm học vừa qua, năm học mới 2017 - 2018, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành 9 nhóm nhiệm vụ, 5 giải pháp và sẽ còn tiếp tục trong những năm học tiếp…

9 nhiệm vụ trọng tâm

Trong năm học mới 2017 - 2018, giáo dục phổ thông và mầm non tập trung vào kỷ cương nền nếp, đạo đức lối sống; thầy ra thầy, trò ra trò, hạn chế nhất hiện tượng học sinh đánh nhau, không tuân thủ pháp luật; giáo viên cán bộ quản lý tăng kỷ cương công vụ, lấy kỷ cương nề nếp là sức mạnh, tạo nên chất lượng giáo dục.

Từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn, học đi đôi với hành, quan tâm tới trang bị kỹ năng nhất là kỹ năng mềm, kỹ năng sống cho học sinh. Quyết tâm xây dựng hình ảnh của ngành giáo dục trước công luận, từng bước tạo niềm tin trong phụ huynh học sinh và toàn xã hội.

Cụ thể, ngành giáo dục thực hiện 9 nhiệm vụ:

Về quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp học: Đối với các khu vực thành phố, quy hoạch trường lớp phải mở rộng, thoát khỏi khu vực nội đô, khắc phục tình trạng quá tải, lớp quá đông. Tăng cường xã hội hóa với nhóm trường lớp chất lượng cao; đối với miền núi khó khăn, có lộ trình sắp xếp điểm lẻ về điểm trường chính nhưng không vội vàng, gắn với tiêu chuẩn của nông thôn mới. Đảm bảo chuẩn bị tốt tâm lý cho phụ huynh; bậc học mầm non, sáp nhập, dồn dịch các trường học phải đảm bảo yếu tố nhân văn, trẻ được ở gần bố mẹ chứ không dồn trường một cách cơ học; cấp tiểu học, THCS phải làm có lộ trình, tránh theo phong trào. Công tác quy hoạch trường, lớp mua sắm thiết bị dạy học phải gắn với quy hoạch, đào tạo lại đội ngũ giáo viên, trọng tâm là quy hoạch phải gắn với đổi mới CT-SGK.

Phương hướng, nhiệm vụ năm học mới 2017 - 2018 - Hình 1

9 nhiệm vụ, 5 giải pháp năm học mới 2017-2018

Về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý: Ngay sau khi Bộ GD&ĐT hoàn thành các bộ chuẩn, quy chuẩn giáo viên, giảng viên sư phạm, trên cơ sở đó các tỉnh rà soát số lượng giáo viên từ mầm non đến phổ thông, kết hợp với các trường sư phạm xây dựng lộ trình đào tạo, bồi dưỡng. Tránh làm xáo trộn nhưng không để tình trạng nước đến chân mới nhảy. Tăng cường phương pháp đào tạo, bồi dưỡng từ xa. Tăng cường quản lý chất lượng khâu đầu ra, đánh giá, sát hạch, bằng các chuẩn, quy chuẩn phân tầng, xếp hạng giáo viên.

Về nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ: Đẩy mạnh thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2016 - 2020, tập trung rà soát chuẩn quy chuẩn, tập trung vào công tác khảo thí minh bạch, khách quan. Các chương trình phải được thiết kế theo hướng thực tế, mỗi bậc học cần đến đâu thiết kế chương trình thi đến đó.

Về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục: Đẩy mạnh tin học hóa trong quản lý, quyết tâm xây dựng được hệ thống thông tin kết nối giữa Bộ với các sở GD&ĐT thông suốt cơ sở dữ liệu. Hệ thống thông tin cung cấp kịp thời, hai chiều để Bộ kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng mạng lớp học thông minh, nâng cao chất lượng giảng dạy.

Về công tác giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm: Năm học 2017 - 2018, sẽ là tâm điểm thực hiện Nghị định tự chủ trong nhà trường, nhất là tự chủ về nghiệp vụ, trong đó có tự chủ về nhân lực, tài chính.

Về hội nhập quốc tế: Các sở GD&ĐT phải tích cực tham mưu cho địa phương xây dựng những Đề án, chương trình thúc đẩy hội nhập quốc tế. Trong đó, giải pháp quan trọng là xã hội hóa, các địa phương phải đẩy mạnh xã hội hóa để có mức độ hội nhập quốc tế của riêng địa phương.

Về tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục: Rà soát hệ thống trường lớp, có kế hoạch rõ ràng cho các trường thực hiện dạy học 1 buổi, 2 buổi/ngày, kiên quyết không để xảy ra tình trạng nợ chuẩn. Để triển khai, cần thực hiện huy động vốn cụ thể từ nguồn vốn trung ương, vốn địa phương, nguồn xã hội hóa nhằm khắc phục tình trạng trường, lớp học không được kiên cố hóa.

Về nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực: Ở bậc phổ thông, các địa phương phải rà soát lại giáo dục cơ bản, giáo dục mũi nhọn, củng cố trường THPT chuyên, Bộ sẽ cân nhắc việc xây dựng thông tư hướng dẫn riêng về nhiệm vụ này, lấy nòng cốt từ kỳ thi học sinh giỏi quốc gia các môn văn hóa để các kỳ thi nhẹ nhàng hơn, thúc đẩy giáo dục mũi nhọn, tạo nguồn bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Về phân luồng và định hướng nghề nghiệp: Các tỉnh phải chú trọng bố trí số lượng giáo viên nghiêm túc thực hiện phân luồng, chấm dứt tình trạng kiêm nhiệm, việc hướng dẫn phân luồng, trải nghiệm phải làm tốt để học sinh định hướng nghề nghiệp, tạo tâm lý bình đẳng giữa đại học, nghề nghiệp.

5 giải pháp thực hiện

Về pháp chế: Thống nhất rà soát những văn bản còn chưa hợp lý, trái quy định. Tâm điểm là sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học, đẩy mạnh cải cách hành chính.

Về nâng cao năng lực lãnh đạo cán bộ quản lý giáo dục các cấp: Sau khi có chuẩn, quy chuẩn của các vị trí chức danh, đề nghị các Sở thiết kế chương trình bồi dưỡng cán bộ để kịp thời đáp ứng chuẩn; tổ chức đánh giá, phân loại xếp hạng cán bộ quản lý, công tác bổ nhiệm yêu cầu phải đạt chuẩn. Phải căn cứ vào thực tế, đối với lãnh đạo nhìn vào năng lực kỹ năng quản trị trường học chứ không phải bằng cấp.

Về tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục: Ngành giáo dục tích cực tham mưu cho UBND, HĐND tỉnh bàn các giải pháp xã hội hóa theo hướng đầu tư cho bậc học mầm non, tiểu học ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương; với mục tiêu ở trường chất lượng cao, phải để các nhà đầu tư tư nhân tham gia; khắc phục tình trạng trong trường công lập lại có một phần chất lượng cao.

Về giải pháp tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục: Bộ sẽ kết nối các thông tư trong lĩnh vực này thành các bộ chuẩn chất lượng và công bố cho các địa phương làm căn cứ thước đo thực hiện, qua đó đánh giá được mặt bằng chất lượng giáo dục các địa phương.

Về đẩy mạnh công tác truyền thông: Cần bước chuyển tốt nhưng phải đi vào chiều sâu, chủ động truyền thông bài bản trong năm học mới.

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm

Theo Tiến sỹ Vũ Lê Thái Hoàng thì tình hình hiện nay đặt ra nhiều câu hỏi cho ASEAN: Làm thế nào để duy trì vai trò trung tâm, thích ứng với sự thay đổi của khu vực và thế giới? Làm gì để cân bằng và hài hòa các mối quan tâm và lợi ích của các thành viên; cân bằng giữa đổi mới và bảo tồn các giá trị cốt lõi của ASEAN?

IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững
IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững

Gỡ 'thẻ vàng' IUU là bước đầu phát triển ngành thủy sản bền vững. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định như vậy khi trao đổi về việc cần phải gỡ "thẻ vàng" IUU.

Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06
Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06

Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Quảng Bình và Tổ Công tác triển khai Đề án 06 tỉnh vừa tổ chức phiên họp quý I/2024 để đánh giá kết quả triển khai hoạt động CĐS và Đề án 06 trong 3 tháng đầu năm.

Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện
Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp cho thấy nguồn điện cơ bản không thiếu, nhiên liệu được đáp ứng; song cần điều hành phù hợp, thông minh, thông suốt, hiệu quả với giải pháp tổng thể, đa dạng hóa nguồn điện, khẩn trương hoàn thành các đường dây tải điện, khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc pháp lý liên quan, Thủ tướng nhấn mạnh.

Hà Tĩnh lên phương án đảm bảo an ninh trật tự lễ khai trương mùa du lịch biển 2024
Hà Tĩnh lên phương án đảm bảo an ninh trật tự lễ khai trương mùa du lịch biển 2024

Nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong Lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 sẽ diễn ra tối 21/4/2024 tại Quảng trường Hồ Tùng Mậu, thuộc Khu du lịch Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đã tổ chức họp bàn để các phương án sẵn sàng.

MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online
MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online

Sau chuỗi sự kiện “Trạm sạc Sức bền 24h Khổng lồ”, từ ngày 20 tháng 4 năm 2024, Nestlé MILO sẽ lần lượt triển khai các hoạt động thú vị trên nền tảng số nhằm tạo sân chơi cho phụ huynh và trẻ em trên khắp cả nước dễ dàng tham gia để khám phá về sức bền và cách cải thiện sức bền, bao gồm “thử thách Bền Bỉ Hơn” trên Tiktok, “thử thách 7 ngày Bền Bỉ Hơn” trên Zalo cũng như ra mắt bài hát bền bỉ trên Youtube.