Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phương Tây: Nga là ông chủ tại Aleppo

Chiến thắng tại Aleppo chứng tỏ sự chủ động và những ưu thế tuyệt đối của Nga trước Mỹ và phương Tây.

THCL - Chiến thắng tại Aleppo chứng tỏ sự chủ động và những ưu thế tuyệt đối của Nga trước Mỹ và phương Tây.

Ông chủ cuộc chơi

Thông tin quân đội Syria giải phóng toàn bộ thành phố Aleppo được Nga khẳng định đầu tiên. Cũng chính Nga chủ động đưa ra các thông tin liên quan như ngừng không kích hay tiếp tục cuộc chiến cho tới khi còn lực lượng phiến quân tại đây.

Tờ Courrierinternational của Pháp cho rằng, nhờ thực hiện chiến lược “sự đã rồi” và tận dụng sự chia rẽ ở phương Tây, Moskva đã thành công trong việc áp đặt “lộ trình” của mình đối với cuộc xung đột ở Syria.

Phương Tây: Nga là ông chủ tại Aleppo - Hình 1

Quân đội Syria giành chiến thắng tại Aleppo

Ngày 8/12, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov thông báo “quân đội Syria đã ngừng các hoạt động tấn công ở phía Đông Aleppo” nhưng chỉ vài giờ sau, ông Lavrov lại tuyên bố “các cuộc oanh kích sẽ tiếp tục đến khi nào vẫn còn lực lượng phiến quân”.

Sự khuấy động về nặt ngoại giao này chỉ nhằm khẳng định một điều mà cả thế giời đều đã biết: Moskva là ông chủ cuộc chơi tại Aleppo.

Chính Nga là bên có ưu thế trong đàm phán và quyết định chuyện đình chiến. Trên thực tế, chính điện Kremlin đang ở vị thế có quyền đòi hỏi những gì mà mình mong muốn mà không phải nhượng bộ bất kỳ điều gì.

Thậm chí, các lực lượng Iran hay các nước khác dù ở tuyến đầu trong cuộc chiến song Nga vẫn là người chỉ huy các trận chiến này.

Chiến thắng được dự báo của các lực lượng ủng hộ Tổng thống Assad trước hết chính là chiến thắng của Nga. Chiến thắng này là kết quả của một chiến lược được xây dựng ngay từ khi Nga bắt đầu tiến hành can thiệp vào tháng 9/2015 nhằm đảm bảo an ninh, giành lại quyền kiểm soát toàn bộ Syria, loại bỏ các lực lượng nổi dậy – vốn yếu kém hơn và bắt đầu tiến hành các cuộc đàm phán nghiêm túc một khi các bên khác không còn ở vị thế có thể yêu cầu Tống thống Assad buộc phải ra đi.

Phương Tây: Nga là ông chủ tại Aleppo - Hình 2

Dân thường Syria tại Aleppo

Trước hết, ưu thế lớn của Nga là kết quả của một việc đã rồi: Moskva tiến hành can thiệp quân sự nhằm cứu chính quyền Tổng thống Assad vào đúng thời điểm Damascus tỏ ra yếu thế và điều này giúp Nga làm chủ các cuộc đàm phán ngoại giao.

Trái ngược với Nga, Mỹ lại không mong muốn can dự sâu hơn vào cuộc xung đột tại Syria. Trong những tháng qua, Mỹ đã cố gắng hợp tác với Nga nhằm khôi phục các cuộc đàm phán hòa bình trong khi vẫn lớn tiếng chỉ trích các hành động quân sự của Nga tại Syria.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nhiều lần đe dọa sử dụng kế hoạch B nhằm buộc Nga phải có quan điểm mềm mỏng và gây áp lực đối với Tổng thống Assad. Nhưng Nga không dễ bị mắc lừa và thậm chí hiểu rất rõ rằng Tổng thống Obama không có bất kỳ ý định nào sử dụng kế hoạch B này.

Lợi thế tuyệt đối của Nga

Giới phân tích phương Tây cho rằng Mỹ đã thua trong trò chơi poker với Nga bởi Nga đã sử dụng tất cả các quân bài trong khi Mỹ không muốn sử dụng các quân bài của mình dù biết rằng đối thủ đang lừa bịp.

Xét động lực của các lực lượng nổi dậy và sự vô tổ chức của các lực lượng chính quyền Syria, Washington nhận định rằng thời gian đang đứng về phía Mỹ và Moskva sẽ sa lầy tại Syria.

Tuy nhiên, buộc phải thừa nhận rằng mặc dù quân đội Assad gặp nhiều khó khăn song Nga đã không bị sa lầy. Nói đúng hơn là chưa sa lầy. Ngược lại, “chú gấu Nga” lại liên tục gia tăng ưu thế tại Syria kể từ khi tiến hành các chiến dịch quân sự vào tháng 9/2015.

Phương Tây: Nga là ông chủ tại Aleppo - Hình 3

Binh sĩ Nga dò phá mìn tại Aleppo

Ngoài ra, một số vấn đề quốc tế hiện nay cũng đang có lợi cho Nga. Cuộc khủng hoảng người di cư và các cuộc tấn công khủng bố diễn ra tại châu Âu gây ra sự lo lắng sâu sắc cho dân chúng tại các nước này đã buộc chính phủ các nước EU ưu tiên tiến hành cuộc chiến chống khủng bố tại Syria.

Hai cuộc khủng hoảng này đã gây ra một dạng tâm lý mệt mỏi, sợ hãi tại châu Âu. Vài tháng sau đó, vấn đề Brexit (việc Anh rời khỏi EU) tiếp tục góp phần làm yếu đi nữa vai trò của EU.

Tại Pháp, chiến thắng của François Fillon trong cuộc bầu cử sơ bộ của cánh hữu và trung hữu, người được đánh giá có quan điểm thân Nga và muốn mở lại các kênh ngoại giao với Damascus, được nhìn nhận là sự thành công mới về mặt ngoại giao của điện Kremlin. Cuộc chạy đua vào Phủ Tổng thống Pháp hiện nay đã tạo điều kiện cho Moskva tự do “hành động” hơn tại Syria.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cũng sẽ có hành động tương tự nếu như hiện thực hóa các tuyên bố của mình. Thất bại của bà Hillary Clinton, người mong muốn thông qua một đường lối cứng rắn hơn đối với Nga, nhất là trong vấn đề Syria, đã đặt dấu chấm hết cho hy vọng cuối cùng của lực lượng đối lập.

Những lệnh trừng phạt của phương Tây chống lại Nga đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước này, song những lệnh trừng phạt này đã không đủ làm cho Tổng thống Vladimir Putin khuất phục.

Phương Tây: Nga là ông chủ tại Aleppo - Hình 4

Máy bay ném bom Su-34 của Nga tại căn cứ Hmeimim, Syria

Các nước phương Tây giảm can dự, chỉ còn lại Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia tiến hành trợ giúp các lực lượng nổi dậy. Tuy nhiên, do bị sa lầy trong cuộc xung đột tại Yemen, Riyad đã phải chấp nhận giảm sự can dự vào cuộc xung đột ở Syria.

Trong khi đó, Ankara đã củng cố quan hệ với Moskva và đã quyết định can thiệp vào Syria ngay sau vụ đảo chính bất thành diễn ra ở nước này. Nhưng sự can dự này lại là một cái giá rất đắt đối với lực lượng đối lập ở Syria bởi vì rất nhiều lực lượng thuộc quân nổi dậy đã được Ankara huy động cho cuộc chiến ở miền Bắc Syria, do đó đã làm yếu đi sức mạnh ở mặt trận Aleppo.

Trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ rơi Aleppo để có thể tập trung can thiệp chống lại phe người Kurd và IS ở miền Bắc Syria, tạo thuận lợi cho lực lượng quân đội Syria.

Việc khuấy động về mặt ngoại giao của các nước phương Tây khi cáo buộc trục Moskva—Damascus- Teheran phạm “tội ác chiến tranh” chính là “thú nhận sự bất lực”. Tại Aleppo, Nga đã giành thắng lợi một phần và giành thế chủ động. Tuy nhiên, giới phân tích phương Tây vẫn cho rằng, dù chiến thắng của Nga ở Aleppo mang tính quyết định nhưng chưa phải là chiến thắng cuối cùng vì tình hình tại Syria vẫn còn rất phức tạp. Nga sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thiết lập lại trật tự tại Syria.

Đông Triều - Baodatviet

Bài liên quan

Tin mới

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội diễn ra ngày 19/4/2024 tại TP.HCM.

Sản xuất công nghiệp quý I tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước
Sản xuất công nghiệp quý I tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, sản xuất công nghiệp trong quý I/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Đầu tư phát triển đa Quốc gia I.D.I đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 213%
Đầu tư phát triển đa Quốc gia I.D.I đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 213%

Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc gia I.D.I (mã chứng khoán IDI) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên với kế hoạch dự kiến chi trả cổ tức năm 2022 và năm 2023 tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu.

Ông Nguyễn Hoài Anh làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận
Ông Nguyễn Hoài Anh làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ông Nguyễn Hoài Anh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020-2025.