Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

"Bảo hộ" than lậu

Than lậu tồn t

 

Than lậu tồn tại dai dẳng không phải ngẫu nhiên. Nếu chỉ nhờ vào đường dây xuất lậu (bao gồm các công đoạn: sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ) được tổ chức kín kẽ từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài (như đã mô tả ở hai bài viết trước) thì cũng coi như mới lo xong phần vỏ bên ngoài.


Sự tinh túy và đáng ghê sợ thật ra nằm ở phần lõi, hay còn gọi là các “chính sách điều tiết”. Tập đoàn Nhà nước được “phân công” gánh chịu phần lớn chi phí, còn “Tập đoàn than lậu” sẽ  được “phân công” thụ hưởng phần lớn... lãi... ngoài sổ sách.

Định luật “bảo toàn lợi nhuận”

Trên đây là Bảng phân tích (đính kèm) khá ngẫu nhiên về một phần chi phí sản xuất (làm tròn số) tại Công ty cổ phần Than Cao Sơn, một đơn vị thành viên của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam.

Đầu tiên, hãy chú ý đến tỷ trọng đầu tư trên doanh thu. Dường như tỷ trọng này không dao động nhiều, mức độ dao động cực đại chỉ là 2,48% và được khống chế khá nghiêm ngặt khi giá trị doanh thu luôn cao gấp từ 6,2 đến 7,4 lần mức tiêu hao dầu. Song ngay cả đối với dầu là một loại chi phí được xây dựng định mức khá ổn định, cũng cho thấy sự tác động “nhạy cảm” của nó tới doanh thu.

Bởi trong trường hợp của Bảng phân tích này, có thể thấy, cứ mỗi khi chi phí dầu tăng thêm một tỷ đồng thì doanh thu sẽ tăng ở mức tương ứng, khoảng 6,2 đến 7,4 tỷ đồng. Tuy vậy, nếu nhìn vào mức độ dao động giữa các biến số như tỷ trọng đầu tư/tổng chi phí, hay tỷ trọng tổng chi phí trên doanh thu giữa các tháng thì sẽ thấy một vấn đề khác, đó là chi phí tiêu hao dầu có thể tạo ra cơ hội tăng doanh thu nhưng không ảnh hưởng quá lớn đến mức dao động của tổng chi phí, hay nói cách khác là không can thiệp quá sâu vào lợi nhuận.

Chúng ta chỉ nhận thấy có sự can thiệp sâu vào lợi nhuận thông qua việc theo dõi tỷ trọng đầu tư/tổng chi phí (dao động lớn nhất là 13,6%); tỷ trọng tổng chi phí trên doanh thu (dao động lớn nhất là 38,3%). Điều này cho thấy, các loại chi phí khác (ngoài dầu), cũng như mức tổng chi phí thực tế của từng tháng luôn biến động khá tùy tiện và không hề được tuân theo một quy luật nào.

Trong khi đó, cuộc hành trình đi từ doanh thu đến lợi nhuận là một cuộc hành trình với rất nhiều những biến số như vậy. Ngay cả trong bối cảnh được hạch toán đầy đủ, nó cũng phải trải qua các cuộc đối trừ từ chi phí sản xuất (hình thành lên giá vốn hàng bán); chi phí kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khác như: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp; đến chi phí tài chính (trong đó đáng kể nhất là chi phí lãi vay). Và chỉ cần sự “nổi loạn” của bất kỳ yếu tố nhỏ nào trong các cuộc đối trừ nói trên, sẽ là đòn đánh thẳng vào lợi nhuận.

Thí dụ dưới đây (Công ty CP Than Cao Sơn) liên quan chi phí tiền lương. Cụ thể năm 2009, Công ty CP Than Cao Sơn có tổng quỹ lương là 191,16 tỷ đồng. Theo đó, có thể tính được quỹ lương bình quân tháng của doanh nghiệp là 15,93 tỷ đồng, bình quân quý là 47,79 tỷ đồng. Tuy nhiên, số dư quỹ lương của Công ty CP Than Cao Sơn tại thời điểm ngày 31-12-2009 lại là 76,75 tỷ đồng. Nếu đối chiếu với quy định của Bộ Tài chính cho phép các đơn vị sản xuất kết dư quỹ lương sau ngày 31-12 không vượt quá ba tháng lương bình quân, có thể thấy Công ty CP Than Cao Sơn đã vượt chi lương trong năm 2009 là 28,96 tỷ đồng.

Tính tương tự cho thấy, các năm 2010, 2011, Công ty CP Than Cao Sơn đều vượt chi lần lượt là 51,72 tỷ đồng và 10,45 tỷ đồng. Tổng cộng ba năm, số tiền lương chi vượt của Cao Sơn là hơn 91 tỷ đồng. Tất cả được tính vào giá vốn hàng bán. Suy cho cùng, đây là số tiền được “chi” ra từ chính lợi nhuận của công ty này và lợi ích các cổ đông.

Như đã đề cập ở trên, đó chỉ là một thí dụ nhỏ về sự “nổi loạn” của một yếu tố gây ảnh hưởng đến lợi nhuận. Yếu tố này hoàn toàn có thể kết hợp với nhiều yếu tố “nổi loạn” khác, để cùng tạo nên bản “giao hưởng” khá êm ái về chi phí. Không những vậy, nó còn được diễn ra từ năm này qua năm khác, dần trở nên quen thuộc như tập quán. Và cứ thế, nó được thừa nhận trong các báo cáo tài chính, các quyết toán... đã được thanh tra, kiểm toán của ngành than, để rồi không ai còn nhận ra rằng: Tại sao có lúc giá than trên thị trường cao ngất, trong bối cảnh “hệ tọa độ gốc”, là các định mức chi phí không thay đổi, mà lợi nhuận từ than lại vẫn bèo bọt? Có lẽ, chỉ còn mỗi một cách lý giải theo “định luật bảo toàn lợi nhuận”, khi lợi nhuận không được kết chuyển vào sổ sách thì sẽ được chuyển ra ngoài và một trong những hình thức chuyển đổi phổ biến nhất đã được ghi nhận, đó là than lậu!

Kê khai giảm trừ giá trị để xuất lậu?

Trong quá trình điều tra, một trong những dấu hiệu chuyển giá trị ra ngoài sổ sách đã xuất hiện ở Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả. Cụ thể, vào tháng 1-2013, trong Bảng kê khai hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu của Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả, có kê khai 17 hóa đơn xuất than (từ số 1.555 đến 1.571) với tổng giá trị 507.060.446.858 đồng. Điều này có nghĩa là, trong tháng 1-2013, Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả đã hoàn tất việc bán hàng cho các đối tác (với đầy đủ tên người mua xuất hiện trong kê khai).

Tuy nhiên, bất ngờ trong Bảng kê hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu của Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả tháng 4-2013, lại xuất hiện 17 hóa đơn xuất than theo đúng thứ tự và nội dung thông tin về người mua, chủng loại hàng hóa và ngày tháng xuất hóa đơn y hệt như trong Bảng kê tháng 1-2013, chỉ khác là giá trị ở mỗi hóa đơn không phát sinh dương (+) như tháng 1, mà phát sinh âm (-). Điều này cho thấy giá trị của 17 hóa đơn nói trên đã bị giảm trừ một cách khó hiểu. Càng khó hiểu hơn, khi ở 17 số thứ tự kế tiếp trong Bảng kê khai tháng 4, Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả đã thực hiện việc đảo lại số hóa đơn (của 17 hóa đơn),  đồng thời tiếp tục thực hiện việc kê khai hóa đơn xuất khẩu đối với những lô hàng vừa giảm trừ trước đó.

Do nghi vấn việc kê khai của Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả là một thủ đoạn tuồn than để xuất lậu, chúng tôi đã làm việc với các cơ quan chức năng tại Cẩm Phả. Đồn Biên phòng Cẩm Phả cho biết, tháng 1-2013, tổng số than hàng hóa làm thủ tục xuất cảnh qua hệ thống cảng trên địa bàn là 1.085.000 tấn, tuy nhiên không có số lượng hàng hóa, chủng loại như kê khai giảm trừ của Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả được “tái nhập” trở lại.

Hơn nữa, mặt hàng than nhập về Việt Nam tại đây thường chỉ có than cốc dùng cho luyện kim, chứ không có các loại than nhiệt lượng thấp. Trong khi đó, số liệu tổng hợp tại Chi cục Hải quan Cẩm Phả cho thấy, cũng trong thời gian này, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam đã ủy quyền cho Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả làm thủ tục xuất khẩu một lượng than với tổng trị giá 1.602.894.016.917 đồng, tuy nhiên qua rà soát phát hiện rất ít đơn hàng có sự trùng lặp.

Như vậy, rất có khả năng việc kê khai “kỳ quái” của Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả là để gian lận số lượng than nhằm mục đích xuất lậu. Song khi chúng tôi đề nghị cung cấp các tờ khai và vận đơn để đối chiếu thì Chi cục Hải quan Cẩm Phả quyết liệt từ chối. Mặc dù chúng tôi đã bảy lần trở đi trở lại với các bút phê khác nhau của lãnh đạo Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan Quảng Ninh, nhưng thái độ của lãnh đạo Chi cục Hải quan Cẩm Phả nhằm bảo vệ lỗi sai phạm trong kê khai của “người hàng xóm” vẫn rất mạnh mẽ. Điều này có gì đó rất giống với việc lực lượng Hải quan Quảng Ninh đã tạo hẳn một thế trận “vườn không, nhà trống” cho than lậu xuyên qua!

Theo Thời Nay

Tin mới

Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị giao ban công tác
Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị giao ban công tác

Chiều 19/4, Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác nội chính, tư pháp và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với văn phòng cấp ủy các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Thanh Hóa đẩy mạnh thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu
Thanh Hóa đẩy mạnh thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu

Để tiếp tục triển khai thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã có thư ngỏ gửi các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chuyển đổi số theo hướng hiệu quả, thiết thực, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển đổi số theo hướng hiệu quả, thiết thực, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ký Quyết định 58/QĐ-UBQGCĐS ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban này.

Phát hiện 02 kho hàng cất giấu hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu
Phát hiện 02 kho hàng cất giấu hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu

Qua tiếp nhận thông tin từ cơ sở đã được thẩm tra, xác minh là có vi phạm trong hoạt động kinh doanh, Đội QLTT số 7, Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn chủ trì phối hợp với Đội Kiểm tra công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Lạng Sơn (Đội 389 tỉnh), Đồn Biên phòng Tân Thanh, Chi cục Hải quan Tân Thanh, Công an xã Tân Thanh và chính quyền địa phương sở tại tổ chức Khám nơi cất giấu đồ vật tại Kho A10 và kho B09, đường Bắc Nam, khu 1, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

Ứng dụng thực tế ảo Meey 3D - Kỷ nguyên mới cho bất động sản
Ứng dụng thực tế ảo Meey 3D - Kỷ nguyên mới cho bất động sản

Được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như giải trí, y tế, giáo dục, kiến trúc,... công nghệ thực tế ảo tiếp tục trở thành trợ thủ đắc lực trong ngành bất động sản và đem lại những trải nghiệm tiện ích, sống động cho cả người mua và người bán.

Chứng khoán phiên chiều 19/4: Khối ngoại giao dịch sôi động và mua ròng hơn 650 tỷ đồng
Chứng khoán phiên chiều 19/4: Khối ngoại giao dịch sôi động và mua ròng hơn 650 tỷ đồng

Trong khi áp lực bán của nhà đầu tư trong nước vẫn dâng cao khiến thị trường tiếp tục có phiên giảm mạnh, thì khối ngoại là yếu tố tích cực bởi giao dịch khá sôi động và trạng thái mua ròng hơn 650 tỷ đồng.