Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quận Thanh Xuân (Hà Nội): Nhiều bất cập tại Dự án cải tạo hồ Đầm Hồng

Dù mới thi công xong, chưa được bàn giao, nhưng Dự án cải tạo và kè hồ Khương Trung 1 ( hồ Đầm Hồng) thuộc địa bàn 2 phường Khương Đình và Khương Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) đang có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng.

Theo phản ánh của người dân sống trên địa bàn 2 phường Khương Đình và Khương Trung, dù Dự án cải tạo và kè hồ Đầm Hồng mới được thi công xong, chưa bàn giao, nhưng nhiều đoạn trên mặt bờ kè xung quanh hồ Đầm Hồng đã xuống cấp nghiêm trọng, đơn vị thi công phải thường xuyên sửa chữa.

Trước thực trạng trên, nhiều người nghi vấn đặt câu hỏi về chất lượng thi công của dự án.

Quận Thanh Xuân (Hà Nội): Nhiều bất cập tại Dự án cải tạo hồ Đầm Hồng - Hình 1

Nhiều hạng mục của dự án cải tạo hồ Đầm Hồng đã bị xuống cấp nghiêm trọng

Cụ thể, tại một số vị trí mặt đường dạo, các vết nứt, bong tróc loang lổ. Thậm chí, có những đoạn bị nứt, vỡ sau tạo thành từng đám nham nhở, nhưng sau đó đã được đơn vị thi công bôi thêm một lớp vữa mới, khiến nhiều người cứ ngỡ hồ mới được thi công xong.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn T, người dân sống gần hồ Đầm Hồng cho biết: “Qua quan sát bằng mắt thường thì thấy dự án được xây dựng rất ẩu, dù mới thi công được gần 1 năm, nhưng nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng. Gần đây, nhiều chỗ hư hỏng nên thi thoảng có một vài công nhân lại xuống chát chít, chắp vá".

"Chắc dự án vẫn đang trong quá trình bảo hành nên đơn vị thi công mới xuống sửa chữa. Không biết sau này hết thời gian bảo hành khi công trình xuống cấp, hư hỏng cơ sở hạ tầng thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm?", ông T. thắc mắc.

Cũng theo người dân sống tại khu vực này, sau những lần mưa lớn, nước hồ khá sâu và tiềm ẩn nguy cơ đuối nước, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Trong khi quanh hồ không có cắm biển cảnh báo nước sâu, cũng không có lan can xung quanh.

Quận Thanh Xuân (Hà Nội): Nhiều bất cập tại Dự án cải tạo hồ Đầm Hồng - Hình 2

Xung quanh hồ không có lan can, không biển cảnh báo… tiềm ẩn nguy cơ đuối nước đối với trẻ nhỏ

Bên cạnh đó, trước đây con đường cắt ngang qua hồ này rất rộng, có thể lọt 2 xe ô tô lớn, nhưng sau khi dự án thi công xong thì khoảng cách bị thu lại, gây bất tiện cho người tham gia giao thông, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao.

"Sau những lần mưa lớn, nước hồ rất sâu và tiềm ẩn nguy cơ đuối nước, rất nguy hiểm. Trong khi quanh hồ không có cắm biển cảnh báo nước sâu, cũng không có lan can bảo vệ. Nếu cứ để tình trạng này diễn ra, vài năm nữa, nhiều hạng mục xuống cấp sẽ tiềm ẩn nhiều mối rủi ro cho trẻ nhỏ, cũng như những người dân quanh khu vực", một người dân cho biết.

Được biết, Dự án cải tạo và kè hồ Đầm Hồng, do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và Môi trường TP. Hà Nội làm chủ đầu tư, nguồn vốn do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ và được Tổng công ty Xây dựng Hà Nội thi công, đang trong quá trình bàn giao cho Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội.

Theo tìm hiểu, Dự án hồ Đầm Hồng có diện tích 109.235 m2 với dung tích điều hòa khoảng 159.370 m2, các hạng mục của hồ bao gồm xây dựng hệ thống cống bao, trạm bơm, kè đá, họng cứa hỏa, đường dạo, hệ thống điện phục vụ trạm bơm và chiếu sáng quanh hồ.

Với quy mô diện tích lớn, hồ Đầm Hồng kỳ vọng sẽ là hồ điều hòa chống ngập úng cho khu vực quận Thanh Xuân về mùa mưa, mang đến cảnh quan tươi đẹp, là địa điểm sạch đẹp dành cho người dân quanh khu vực đi bộ thư giãn hàng ngày. Mặc dù vậy, đến nay, công trình chưa bàn giao, nhưng đã có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng khiến người dân không khỏi thắc mắc.

Quận Thanh Xuân (Hà Nội): Nhiều bất cập tại Dự án cải tạo hồ Đầm Hồng - Hình 3

Con đường giữa hồ đã bị thu hẹp khiến việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Chính Tâm, cán bộ Phòng Giám sát - Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường TP. Hà Nội cho biết: “Dự án cải tạo và kè hồ Đầm Hồng thi công xong gần 1 năm, hiện tại công trình chưa được bàn giao.

Vừa rồi, xảy ra đợt mưa lớn nên lượng nước trong hồ Đầm Hồng quá cao dẫn đến tình trạng nhiều đoạn bờ kè bị xuống cấp. Nguyên nhân nữa là do sai sót cá nhân trong quá trình thi công, dự án đang trong quá trình bảo hành nên khi có hạng mục nào hư hỏng thì đơn vị thi công phải xuống sửa chữa bảo hảnh".

Lý giải về việc quanh hồ không có lan can, hoặc cắm biển cảnh báo nước sâu, vị cán bộ này cho biết: "Việc tiềm ẩn nguy cơ đuối nước thì người dân phải tự có ý thức lưu ý, vì trong quy hoạch ban đầu không có lan can quanh hồ. Chúng tôi có cho cắm biển cảnh báo nước sâu, nhưng có thể đã bị ai tháo mất hoặc bị gãy, chúng tôi sẽ cho rà soát lại".

Để tìm hiều thêm những thông tin liên quan đến việc xuống cấp của Dự án cải tạo và kè hồ Đầm Hồng, PV đã liên hệ đặt lịch làm việc với Tổng công ty Xây dựng Hà Nội. Tuy nhiên, đơn vị này cho biết, Công ty CP Thiết bị và vật liệu xây dựng Hancorp (công ty con của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội) mới là đơn vị thi công dự án.

Trong khi đó, theo như thông tin trên trang điện tử của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội thì, trụ sở của Công ty CP Thiết bị và vật liệu xây dựng Hancorp là ở tầng 7, số 57 Quang Trung (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Tuy nhiên, khi PV đến liên hệ làm việc thì được biết công ty đã chuyển trụ sở đến một nơi khác.

Vì sao công trình chưa bàn giao, nhưng các hạng mục đã đồng loạt xuống cấp? Quá trình thi công dự án, liệu có đảm bảo theo đúng quy định? Những đơn vị nào phải chịu trách nhiệm trước sự xuống cấp của công trình nêu trên?...

Đề nghị các cơ quan chức năng của TP. Hà Nội nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, làm rõ.

Gia Huy – Hà Long

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”
Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”

Tối 24/4, tại Quảng trường La Mã - An Bình City, số 234 Phạm Văn Đồng (Hà Nội), Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liểm khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”.

Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam
Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam

NDO - Ngày 24/4, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương (JCBC-5) Việt Nam-Indonesia.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 23 và 24/4/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 40. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung.

Các doanh nghiệp chung tay ủng hộ gần 25 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024
Các doanh nghiệp chung tay ủng hộ gần 25 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị TP. Hải Phòng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị Vận động tài trợ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn thành phố.

Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng

Ngày 24/4, UBND TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về công tác cán bộ tại Sở Văn hóa và Thể thao. Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị, cùng dự có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành đơn vị liên quan.

Đào tạo nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao
Đào tạo nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.