Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quảng Ninh: Dự án cấp thiết trở thành dự án... “xã hội đen”?

DA xây dựng cơ sở hạ tầng cải tạo vùng sú vẹt ven biển Cọc 6 – Cẩm Phả thành khu dân cư, được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt từ 30/5/1995. Tuy nhiên, sau 22 năm thực hiện DA, đến nay vẫn là những hạng mục dở dang. Nhưng không hiểu vì sao, tới nay, qua nhiều lần điều chỉnh, DA này vẫn... “bất động”?

        

Chính quyền địa phương quá “ngán ngẩm” vì phải liên tục giải quyết đơn thư khiếu kiện của người dân. Câu hỏi đặt ra: Ai "bảo kê" cho một dự án hơn 2 thập kỷ mà thành quả chỉ là những tranh chấp đất đai kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương?

Quảng Ninh: Dự án cấp thiết trở thành dự án... “xã hội đen”? - Hình 1

Hiện trường bị cưỡng chế theo kiểu... “xã hội đen”?

Coi thường pháp luật?

Ông Cao Đức Thủy, trú tại tổ 2, khu Nam sơn 1, phường Cẩm Sơn (thành phố Cẩm Phả, khu vực dự án Quảng Hồng) vẫn chưa hết bàng hoàng, thuật lại câu chuyện của gia đình ông: Vào hồi 15h30 phút ngày 20/5/2017, khi gia đình đang xây dựng tường rào để bảo vệ cây cối, hoa màu thì đột nhiên hàng chục đối tượng “xăm trổ" đầy mình đến hỏi thăm, theo sau là những chiếc máy xúc để đập phá trụ cổng và hàng rào của gia đình ông Thủy vừa mới xây xong.

Nếu chống cự thì các đối tượng này sẵn sàng đâm chém những thành viên trong gia đình ông Thủy. Hoảng sợ và bất lực, gia đình ông thủy chỉ biết đứng nhìn để những kẻ lạ mặt đập phá. Sau khi đập xong, họ còn ngang nhiên thách thức "nếu báo chính quyền thì ngày hôm sau quay lại đập nhà luôn" (!).

Theo trình bày của ông Cao Đức Thủy thì, diện tích gia đình ông đang quản lý, sử dụng từ năm 1987, do bố của ông Thủy là ông Cao Văn Te, mua lại của ông Trần Văn Định, tại Tờ bản đồ số 15, có dấu xác nhận của Ban Nông nghiệp phường Cẩm Sơn.

Sau đó, gia đình ông quai đê lấn biển để có diện tích như ngày hôm nay. Chứng minh cho phần đất của mình, năm 2014, phường Cẩm Sơn làm mương thoát nước 01, có lấy một phần diện tích của gia đình ông Thủy  là 93,9 m2, cũng đã đền bù cho gia đình ông Thủy 38.105,000đ (ba tám triệu một trăm lẻ năm ngàn đồng), đồng thời vẽ lại sơ đồ công nhận quyền sử dụng và quản lý đối với phần đất còn lại là 2.706,1 m2.

Đi tìm câu trả lời cho một dự án “đứng trên pháp luật”, phóng viên đã đến UBND phường Cẩm Sơn để xác minh vụ việc thì được biết, câu chuyện của ông Thủy là hoàn toàn có thật. Vụ việc đang được Công an phường Cẩm Sơn lập hồ sơ xử lý.

Ông Phạm Huy Hoàng, Chủ tịch UBND phường Cẩm Sơn chia sẻ: “Phần đất gia đình ông Cao Đức Thủy đang quản lý và sử dụng nằm trong phần phê duyệt điều chỉnh (lần 2) quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 Khu dân cư lấn biển Cọc 6 (giai đoạn 1) phường Cẩm Sơn.

Tuy nhiên, tới nay chưa có quyết định thu hồi đất, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với người dân và đương nhiên chưa có quyết định bàn giao mặt bằng của UBND thành phố Cẩm Phả cho chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Quảng Hồng,

Vì vậy, việc Công ty Quảng Hồng tự ý bán đất và cho người đập phá hàng rào nhà ông Cao Đức Thủy là hành vi vi phạm pháp luật. UBND phường Cẩm Sơn và Công an phường Cẩm Sơn đã lập hồ sơ, xử lý những đối tượng liên quan”.

Quảng Ninh: Dự án cấp thiết trở thành dự án... “xã hội đen”? - Hình 2

Ông Cao Đức Thủy chỉ phần diện tích được đền bù làm mương thoát nước 01

Dự án “tai tiếng” xuyên qua 2 thập kỷ…

Một dự án xuyên qua 2 thập kỷ, chỉ để lại những câu chuyện buồn mà người dân và chính quyền địa phương đều “ngán ngẩm”. 

Sau hơn 4 khóa, HĐND chưa giải quyết được đó chính là Dự án Khu dân cư lấn biển Cọc 6; thuộc phường Cẩm Sơn (thành phố Cẩm Phả), Chủ đầu tư là Công ty TNHH Quảng Hồng.

Dư luận xôn xao là có những “lợi ích nhóm”, những “ thế lực ngầm” bao che để dự án ngang nhiên tồn tại mà không bị thu hồi (?).

Tìm hiểu, chúng tôi được biết: Dự án Khu dân cư lấn biển Cọc 6, được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt từ năm 1995. Sau nhiều lần điều chỉnh, phê duyệt mà số lượng giấy tờ liên quan phải tính bằng cân, nhưng đến nay chỉ có một vài dãy liền kề, biệt thự được xây dựng, do Công ty Quảng Hồng bán mà chưa đủ những điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật. Số đất còn lại, nằm trong dự án là phần đất mà người dân phường Cẩm Sơn quai đê lấn biển bao đời vẫn chưa được đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng.

Theo Thông báo số 56 của UBND tỉnh Quảng Ninh thông báo kết luận của ông Nguyễn Quang Hưng, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh (2005) cũng đã chỉ ra rằng, chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước còn nhiều thiếu sót dẫn đến dự án triển khai chậm, có nhiều tồn tại, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của chủ đầu tư, tạo nhiều sự phức tạp cho công tác quản lý nhà nước.

Đối với quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư hiểu biết, nhận thức trong triển khai điều hành dự án còn yếu, lúng túng, khả năng tổ chức thức hiện dự án chậm, thiếu các thủ tục xây dựng theo quy định, chưa tiến hành giải phóng mặt bằng theo quy định, không có khả năng huy động vốn, kéo dài thực hiện dự án...

Với việc giải phóng mặt bằng, để thực hiện dự án theo kiểu “xã hội đen" thì đã đủ hiểu, năng lực của Công ty TNHH Quảng Hồng là như thế nào...

Một lần nữa, dư luận đặt câu hỏi: Phải chăng, Công ty TNHH Quảng Hồng dùng “xã hội đen” để giải phóng mặt bằng thay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền? Hành động như vậy, hẳn là có “ thế lực ngầm” đứng sau?...

 

Chúng tôi sẽ tiếp tục xác minh và thông tin tới bạn đọc.

Tuấn Anh

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.