Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quảng Ninh: Nhiều du khách “bất ngờ” trong ngày đầu tiên thu phí tham quan di tích Yên Tử

Trong ngày đầu tiên thu vé tham quan danh lam thắng cảnh Yên Tử, nhiều du khách khá bất ngờ với việc thu phí nhưng cũng có những du khách đồng tình với việc thu phí này…

Theo đó, ngày 13/12, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã thông qua Nghị quyết về việc thu phí tham quan danh thắng Yên Tử, thành phố Uông Bí với mức thu 40.000 đồng/lần/người lớn và 20.000 đồng/lần/trẻ em bắt đầu từ 1/1/2018. Trẻ em dưới 1,2m (hoặc dưới 7 tuổi), người khuyết tật, tăng ni, cư sỹ phật tử hoặc đại biểu Phật giáo sẽ được miễn phí. Những người được hưởng “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa” theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, người cao tuổi được giảm 50% vé tham quan.

Quảng Ninh: Nhiều du khách “bất ngờ” trong ngày đầu tiên thu phí tham quan di tích Yên Tử - Hình 1

Thu phí tham quan danh thắng Yên Tử, thành phố Uông Bí với mức thu 40.000 đồng/lần/người lớn và 20.000 đồng/lần/trẻ em bắt đầu từ 1/1/2018

Theo ghi nhận của phóng viên tại ngày đầu tiên thu phí tham quan danh thắng Yên Tử, phần lớn du khách tỏ ra bất ngờ về quyết định thu vé khi về với đất Phật, đặc biệt là khi đoạn đường dẫn vào khu di tích Yên Tử chưa được UBND thành phố Uông Bí hoàn thiện, gây khó khăn trong việc di chuyển cho phật tử và du khách.

“Năm nào tôi cũng đến Yên Tử, nhưng năm nay tôi rất bất ngờ khi con đường hành hương đến Đất Phật lại bị thu phí. 40.000đ đối với những người có điều kiện thì không nói làm gì, thế nhưng người ở nông thôn, những người thu nhập kém muốn đến với Yên Tử một lần, chi phí đi xe cộ cộng với chi phí lên chùa nó sẽ hoàn toàn khác. Đi chùa mà phải có tiền mới được đi thì tôi thấy có gì đó không hợp lý”, Bà Nguyễn Thị Mắn – Phật tử đến từ Đông Triều bức xúc.

“Tôi thấy thu phí ở đây không hợp lý lắm, vì chúng tôi đến với Yên Tử để hướng về Đất Phật, chứ không phải đi du lịch. Phật tử Trần Thị Duyên đến từ Hạ Long chia sẻ

Không chỉ không đồng tình, một số du khách còn cho rằng mức phí thu áp dụng tại Yên Tử như vậy là cao.

“Tôi thấy mức phí hiện tại đang áp dụng là khá cao. Chỉ nên giao động từ 10.000đ – 20.000đ, đây là nơi thu hút mọi người bằng yếu tố tâm linh nếu thu cao quá chẳng khác gì một hình thức kinh doanh cả…” Chị Nguyễn Thị Hằng đến từ Uông Bí cho biết

Tuy nhiên, cũng có một bộ phận nhỏ du khách đồng tình với việc thu phí, thế nhưng, theo họ, thì việc sử dụng nguôn thu sao cho minh bạch, đúng mục đích mới là việc quan trọng.

“Đây là lần đầu tiên chúng tôi đến Yên Tử, việc thu phí tham quan là điều nên làm để tăng thêm nguồn thu cho việc bảo tồn các di sản văn hoá tại đây. Chúng tôi cũng đi nhiều nơi và thấy ở đây thật sự đẹp… Với bản thân tôi tôi nghĩ, thu thế nào cũng được miễn là đảm bảo được minh bạch và công khai” Chị Phạm Thị Hà –Du khách đến từ Sài Gòn cho hay

Được biết, mỗi năm thành phố Uông Bí đón khoảng 1,5 triệu lượt khách đến với Yên Tử, khách du lịch chiếm 8%. Theo tính toán của Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh, với mức phí trên, mỗi năm sẽ có thêm khoảng 40 tỉ đồng phục vụ đầu tư, quản lý và phát triển danh thắng Yên Tử. 80% số tiền thu phí từ việc bán vé tham quan danh lam thắng cảnh Yên Tử sẽ được nộp về ngân sách Nhà nước, 20% được trích lại cho Ban quản lý Di tích và rừng Quốc gia Yên Tử làm công tác chuyên môn.

Trước đó, liên quan đến việc thu phí tham quan danh lam thắng cảnh Yên Tử, Đại đức Thích Đạo Hiển – Đại diện Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có nhiều văn bản gửi tỉnh Quảng Ninh bày tỏ những quan ngại tới vấn đề trên.

“Đa phần, du khách hướng về Yên Tử là hướng về cội nguồn, về với đất Tổ của Phật giáo. Bên cạnh đó, các di tích Phật giáo tại Yên Tử đều được trùng tu xây dựng bằng nguồn vốn xã hội hóa, công đức của tín đồ Phật giáo và các nhà hảo tâm. Việc tổ chức lễ hội, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường trong nhiều năm qua hoàn toàn bằng xã hội hóa, trong đó có tỷ lệ đóng góp của nhà chùa, doanh nghiệp... Vì vậy, giờ thu thêm vé tham quan, vãn cảnh, liệu có hợp lòng dân?” Đại đức Thích Đạo Hiển nhấn mạnh.

Trần Trang

Bài liên quan

Tin mới

Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX
Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX

Theo xếp hạng mới được công bố tại Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX, chỉ số hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS) năm 2023, TP. Hải Phòng xếp hạng hai cả nước về chỉ số này. Đây là thành quả từ những nỗ lực cải cách hành chính, chuyển đổi số của thành phố trong năm qua.

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)

Vừa qua, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng chủ trì tiếp Đoàn công tác Trung tâm Nghiên cứu Đặc khu Kinh tế Trung Quốc (Đại học Thâm Quyến) và một số doanh nghiệp do Giám đốc Trung tâm Đào Nhất Đào làm Trưởng đoàn. 

Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê
Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê

Ngày 18/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về tình trạng ngày càng nhiều loài mới, trong đó có cả con người, bị lây nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 và có thể phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao bất thường.

Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Về lâu dài, cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Có hệ thống công trình thủy lợi chống mặn; Phát triển hệ thống hồ chứa nước ngọt, cung cấp nước sạch liên vùng; Thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, phát triển các giống cây trồng chống chịu với hạn hán và xâm nhập mặn.

Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919
Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919

Không quân vận tải 919 (Cục Không quân, Bộ Quốc phòng), Đoàn Bay 919 là đơn vị bay vận tải quân sự - hàng không dân dụng đầu tiên của đất nước.