Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ra quân chấn chỉnh hoạt động khai thác cát trong lòng hồ Dầu Tiếng

Việc tàu thuyền tranh nhau khai thác cát trong lòng hồ Dầu Tiếng đang là mối đe dọa gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và an ninh trật tự. Mới đây, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh đã lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra hoạt động khai thác cát trong lòng hồ Dầu Tiếng. Kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo thẩm quyền, nhằm lập lại trật tự hoạt động khai thác khoáng sản tại đây, tránh gây ảnh hưởng lâu dài đến công trình hồ đập và môi trường nước trong lòng hồ.

Hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước khoảng 270km2 với dung tích chứa 1,5 tỷ m3 nước, phần lớn nằm ở địa phận các huyện Dương Minh Châu, Tân Châu (Tây Ninh) và một phần nhỏ thuộc huyện Dầu Tiếng (Bình Dương), huyện Hớn Quản (Bình Phước). Có chức năng phụ vụ tưới tiêu, cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp cho các tỉnh Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh; điều tiết nước, “đẩy” mặn cho hạ du sông Sài Gòn, Đồng Nai vào mùa khô hạn.

Những năm qua, tình trạng khai thác cát trong lòng hồ Dầu Tiếng đã để lại nhiều hệ lụy khiến nguồn nước bị ô nhiễm, tài nguyên khoáng sản bị tận thu quá mức.

Theo báo cáo tại hội nghị ký kết phối hợp phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan đến lĩnh vực khai thác khoáng sản trái phép ở khu vực hồ Dầu Tiếng thuộc địa bàn giáp ranh giữa 3 tỉnh Bình Dương, Tây Ninh và Bình Phước.Ra quân chấn chỉnh hoạt động khai thác cát trong lòng hồ Dầu Tiếng - Hình 1

Hoạt động khai thác cát khó kiểm soát ở lòng hồ Dầu Tiếng. (Ảnh: Thanh Tân/TTXVN)

Được biết, thời gian qua, Ủy ban Nhân dân các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước có chủ trương cấp phép cho các doanh nghiệp đầu tư thăm dò, khai thác cát trong lòng hồ Dầu Tiếng, để khai thác nguồn tài nguyên đáp ứng nhu cầu cát xây dựng cho các địa phương trong vùng, tăng nguồn thu ngân sách, đồng thời nạo vét bồi lắng, bảo đảm dung tích nước chứa trong hồ.

Bà Nguyễn Thị Hiếu – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh – cho biết từ năm 2011 đến nay, các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước đã cấp 18 giấy phép khai thác cát trong hồ Dầu Tiếng với số tàu thuyền đăng ký là 112 chiếc, trong đó tỉnh Tây Ninh cấp 15 giấy phép với tổng công suất khai thác 420.100 m3 cát/năm.

Tuy nhiên do nhu cầu cát xây dựng ngày càng tăng cao, giá cát tăng cao nhất là vào cao điểm mùa khô (mùa triển khai xây dựng) nên nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng có giấy phép khai thác khoáng sản để hợp đồng gia công với các chủ tàu không có giấy phép khai thác, tạo điều kiện cho tàu, thuyền bên ngoài vào trong hồ hoạt động trái phép. Các tàu này đã lợi dụng tập kết cát về bến bãi (không có giấy phép khai thác cát) bên phía Bình Dương để bán, dẫn đến tình trạng khai thác ngày đêm, tận thu quá mức; xe chở cát hoạt động ngày đêm, phá nát nhiều tuyến đường quanh hồ, bà Hiếu cho hay.

Bên cạnh đó, lợi dụng địa bàn giáp ranh giữa ba tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, mặt hồ rộng, nhiều tàu, thuyền từ phía Bình Dương, Bình Phước đã lén lút khai thác cát trái phép. Có thời điểm trên mặt hồ Dầu Tiếng xảy ra tình trạng tranh giành khai thác và khai thác cát quá mức khiến nguồn nước hồ đục ngầu.

Theo Sở Giao thông Vận tỉnh Bình Dương, hiện toàn tỉnh có bảy phương tiện thủy nội địa được cấp phép hoạt động trong khu vực lòng hồ Dầu Tiếng. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra mới đây của cơ quan chức năng ghi nhận có 23 phương tiện bơm hút cát đang neo đậu tại các bến thủy nội địa trong khu vực lòng hồ.

Nói về những giải pháp trong thời gian tới trong việc lập lại trật tự trên lòng hồ Dầu Tiếng, ông Lê Văn Tân, Trưởng phòng Tài nguyên nước, Khoáng sản và Khí tượng thủy văn, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, cho rằng: “Thời gian qua, số bến bãi tập kết cát đã được cấp vượt quá nhiều so với các giấy phép được cấp phép khai thác. Bên cạnh đó, còn có 23 bến không gắn với giấy phép khai thác, chính là nơi tập kết cát khai thác không phép gây thất thoát nguồn thu, như: Thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Việc kiểm tra, kiểm soát cát hoạt động của bến thủy nội địa (BTNĐ) và hoạt động mua bán cát trên các bãi cát còn lỏng lẻo, dẫn đến không kiểm soát được toàn bộ tài nguyên cát khai thác trong hồ Dầu Tiếng”.

Việc tàu thuyền tranh nhau khai thác cát trong lòng hồ Dầu Tiếng đang là mối đe dọa gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và an ninh trật tự. Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường Tây Ninh đề nghị UBND tỉnh rút giấy phép một bến thủy nội địa và có văn bản kiến nghị UBND tỉnh Bình Dương rút giấy phép 17 bến thủy nội địa (thuộc địa phận tỉnh Bình Dương) do các bến bãi này tuy được cấp phép để chuyên chở hàng hóa nhưng thực chất là để tập kết khoáng sản của nhiều tổ chức, cá nhân khai thác cát lậu trong lòng hồ ở vùng giáp ranh. Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị UBND tỉnh Bình Phước chỉ đạo cơ quan chức năng xử lý đối với các tổ chức, cá nhân tự ý lập 2 bến thủy nội địa trong khu vực lòng hồ (thuộc địa phận tỉnh Bình Phước) để chứa cát lậu.

Đối với 82 tàu, thuyền phát hiện có trang bị dụng cụ bơm, hút cát hiện diện trong lòng hồ Dầu Tiếng nhưng không nằm trong kế hoạch khai thác của 18 giấy phép khai thác khoáng sản của ba tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước (tàu thuyền không có giấy phép đăng ký khai thác khoáng sản), Sở thống nhất phối hợp với ngành chức năng các tỉnh trục xuất ra khỏi lòng hồ để ngăn chặn hoạt động lén lút khai thác cát lậu.

Đồng thời, các tàu, thuyền có đăng ký khai thác khoáng sản bắt buộc phải gắn logo mang đầy đủ thông tin về doanh nghiệp, số hiệu tàu đã được đăng ký, tọa độ khai thác, để các cơ quan chức năng tiện việc kiểm tra...; phương tiện tàu, thuyền, sà lan bơm hút cát công suất lớn phải được lựa chọn công nghệ phù hợp, để tránh trường hợp trong quá trình hoạt động bơm, xả trực tiếp ra ngoài, gây ảnh hưởng đến nguồn nước (đục nước trên diện rộng).

Việc làm này nhằm tạo thuận lợi hơn cho cơ quan chức năng trong quá trình kiểm tra, kiểm soát; chỉ được cấp phép bến thủy nội địa cho các tổ chức, cá nhân khi được cấp phép khai thác khoáng sản thuộc địa giới hành chính của tỉnh mình quản lý nhằm tránh tình trạng các bến thủy nội địa hoạt động theo kiểu “treo đầu dê, bán thịt chó”.

Hải Đăng

Bài liên quan

Tin mới

Yêu cầu Công ty đô thị 5 tạm dừng khai thác mỏ đá sau khi có đá văng vào nhà hàng chục hộ dân
Yêu cầu Công ty đô thị 5 tạm dừng khai thác mỏ đá sau khi có đá văng vào nhà hàng chục hộ dân

Liên quan đến vụ mỏ đá nổ mìn làm đá văng vào 40 hộ dân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang vừa yêu cầu đại diện Công ty đô thị 5 tạm dừng khai thác từ hôm nay (29/3) để khắc phục thiệt hại và đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.

CPI tháng 3 giảm 0,23%
CPI tháng 3 giảm 0,23%

Tổng cục Thống kê cho biết, tháng 3/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,23% so với tháng trước, tăng 1,12% so với tháng 12/2023 và tăng 3,97% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2024, CPI tăng 3,77% so với cùng kỳ năm trước.

Kế hoạch triển khai đầu tư tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu
Kế hoạch triển khai đầu tư tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu

Theo quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu từ ga Trảng Bom đến ga Vũng Tàu có chiều dài khoảng 84 km, khổ 1.435mm.

Lào Cai: Xuất hiện mưa đá dữ dội tại vùng cao Y Tý
Lào Cai: Xuất hiện mưa đá dữ dội tại vùng cao Y Tý

Sáng ngày 29/3, mưa đá bất ngờ xuất hiện gây thiệt hại cho hoa màu, nhất là cây ăn quả các loại tại xã vùng cao Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Sẽ bắn pháo hoa nghệ thuật 15 phút trong Lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh 2024
Sẽ bắn pháo hoa nghệ thuật 15 phút trong Lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh 2024

Thông tin UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) trong Lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 sẽ có màn bắn pháo hoa nghệ thuật dài 15 phút.

Nam Định: Trao tặng quà cho các gia đình có trẻ bại não
Nam Định: Trao tặng quà cho các gia đình có trẻ bại não

Sáng 29/3, tại thành phố Nam Định, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Nam Định phối hợp với Công ty TNHH Thương mại, Công nghiệp và Truyền thông Blue Việt Nam tổ chức chương trình “Chắp cánh ước mơ”, trao tặng quà cho Chi hội Gia đình trẻ bại não tỉnh Nam Định.