Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Rà soát trong 1 năm có đến 840 dự án đầu tư công và 1.600 dự án chậm tiến độ gây thất thoát lãng phí

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo tổng hợp giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2017. Theo đó, có 840 dự án có thất thoát lãng phí. 1.600 dự án chậm tiến độ; 22 dự án vi phạm về quản lý chất lượng; 284 dự án phải ngừng thực hiện...

Mặc dù Chính phủ đã cố gắng hạn chế giảm thiểu việc đầu tư công tới mức thấp nhất, Tuy nhiên, trong năm 2017, có hơn 51 nghìn dự án thực hiện đầu tư từ ngân sách, cao hơn năm 2016 và gần gấp đôi năm 2015, trong đó hơn 29 nghìn dự án khởi công mới. Có hơn 1.600 dự án chậm tiến độ. Các nguyên nhân chậm tiến độ chủ yếu là do công tác giải phóng mặt bằng, bố trí vốn không kịp thời, do năng lực chủ đầu tư,...

Khi kiểm tra hơn 12,8 nghìn dự án, tổ chức đánh giá hơn 18,4 nghìn dự án, các cơ quan nhà nước phát hiện 225 dự án vi phạm quy định về thủ tục đầu tư; 22 dự án vi phạm về quản lý chất lượng; 284 dự án phải ngừng thực hiện, 840 dự án có thất thoát lãng phí. Các dự án có thất thoát lãng phí chủ yếu là các chi phí không hợp lý, được phát hiện trong giai đoạn thanh, quyết toán, kiểm toán. Năm 2017 có hơn 1.600 dự án chậm tiến độ. Các nguyên nhân chậm tiến độ chủ yếu là do công tác giải phóng mặt bằng, bố trí vốn không kịp thời, do năng lực chủ đầu tư,...

Rà soát trong 1 năm có đến 840 dự án đầu tư công và 1.600 dự án chậm tiến độ gây thất thoát lãng phí - Hình 1

Một đợt rà soát, lộ 840 dự án đầu tư công và 1600 dự án chậm tiến độ gây thất thoát, lãng phí. Ảnh minh họa

Ngoài các dự án đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng điểm mặt tình hình quản lý các dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay có 41 cơ quan báo cáo số liệu về dự án PPP, tuy nhiên nhiều cơ quan có báo cáo nhưng số liệu không đầy đủ, thiếu thông tin về số dự án kiểm tra, đánh giá, số liệu về vốn đầu tư và cơ cấu  nguồn vốn. “Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước một số dự án đầu tư theo hình thức BOT nhiệt điện nhưng không có số liệu báo cáo”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ rõ.

Theo số liệu của 41 cơ quan, thì có 363 dự án PPP thực hiện các thủ tục đề xuất dự án, trong đó phần lớn do nhà đầu tư tự đề xuất (231 dự án), 132 dự án do cơ quan nhà nước đề xuất. Năm 2017 có 60 dự án đầu tư theo hình thức PPP thực hiện đầu tư. Trong đó 52 dự án được kiểm tra, 18 dự án được đánh giá. Tổng vốn đầu tư các dự án PPP theo kế hoạch trong năm là hơn 25,8 nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý, có tới hơn 20,4 nghìn tỷ đồng là vốn vay các ngân hàng thương mại, còn lại vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư chỉ là hơn 5,1 nghìn tỷ đồng.

Giải trình về tránh nhiệm của của của cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư  cho rằng:“Trách nhiệm giải trình của  cơ quan Nhà nước về tính hiệu quả của dự án như mức lợi nhuận của nhà đầu tư, thời hạn nhà đầu tư được Nhà nước nhượng quyền thu phí của người sử dụng dịch vụ, giá sử dụng công trình dịch vụ công,... chưa rõ ràng. Năng lực giám sát về cơ chế thu phí còn yếu, thiếu minh bạch trong quá trình quản lý hợp đồng”.

Thực trạng hiện nay, đa phần các dự án BOT huy động nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư và các ngân hàng thương mại là các doanh nghiệp nhà nước (hoặc DN cổ phần hóa), chủ yếu là vốn tín dụng ngắn hạn nhưng lại được sử dụng cho vay đầu tư dài hạn nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro an toàn hệ thống ngân hàng.

Đặc biệt, các dự án BOT giao thông hiện nay chủ yếu do các nhà đầu tư trong nước thực hiện, chưa thu hút được đầu tư nước ngoài. Vị trí trạm thu phí, mức thu phí còn nhiều bất cập, thiếu minh bạch.

Việc lựa chọn, dự án đầu tư, thứ tự đầu tư các dự án chưa hợp lý. “Đa số các dự án tập trung trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo phương thức cải tạo nâng cấp tuyến đường độc đạo hiện hữu, nên chưa bảo đảm quyền lựa chọn của người tham gia giao thông”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lưu ý.

Việc thu hút nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hầu hết các dự án đều chỉ định thầu, nhưng nhiều nhà đầu tư nguồn lực hạn chế dẫn đến những vi phạm trong quá trình thực hiện, vận hành và khai thác công trình.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa nhận đây là hình thức đầu tư mới, năng lực xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, năng lực triển khai thực hiện dự án đầu tư của các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư cũng còn “rất nhiều hạn chế”. Do đó, việc đầu tư theo hình thức PPP vẫn còn nhiều bất cập, đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện trong thời gian tới.

 Hải Đăng

Bài liên quan

Tin mới

Ngân hàng Eximbank nợ xấu tăng tăng 58% so với đầu năm 2023, lãi giảm 26,5%
Ngân hàng Eximbank nợ xấu tăng tăng 58% so với đầu năm 2023, lãi giảm 26,5%

Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, EIB) cho thấy nhà băng này năm 2023 có thu nhập lãi thuần 1.397 tỷ đồng, giảm 2,79% so với cùng kỳ một năm trước. Trong năm 2023, Eximbank trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hơn 694 tỷ đồng, tăng 6,7 lần so với năm trước (103 tỷ đồng).

Cổ phiếu được giao dịch trở lại, Hải Phát muốn huy động 3.000 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu
Cổ phiếu được giao dịch trở lại, Hải Phát muốn huy động 3.000 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu

Ngay sau khi cổ phiếu HPX được giao dịch trở lại, Công ty CP Đầu tư Hải Phát lên kế hoạch chào bán hơn 300 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng
Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang vừa ký, ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh.

Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á
Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), sự cố sập cầu ở Baltimore trong tuần này sẽ là lực cản đối với thị trường xuất khẩu than của Mỹ trong năm nay.