Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

RCEP: 'Kích hoạt' toàn diện nền kinh tế Việt Nam

THCL- Gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP), nền kinh tế Việt N

THCL Gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP), nền kinh tế Việt Nam sẽ được kích hoạt toàn diện, từ đầu tư, thương mại, đến dịch vụ, đặc biệt mở ra cơ hội mới cho xuất khẩu của Việt Nam.

Ảnh minh họa.

Đó là nhận định của TS. Võ Trí Thành- Phó Viện trưởng CIEM tại buổi công bố báo cáo “Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam” diễn ra ngày 17/7/2015 do Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức tại Hà Nội.

Chính thức khởi động đàm phán vào năm 2012, RCEP là một hiệp định thương mại tự do chất lượng cao hướng tới mục tiêu hình thành quan hệ đối tác toàn diện giữa khối ASEAN với 6 đối tác, gồm:Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, và Ấn Độ, còn được gọi là ASEAN + 6.

Hiệp định được kỳ vọng sẽ mang lại những cơ hội mới cho Việt Nam thông qua việc cải thiện tiếp cận các thị trường đầu tư và xuất khẩu của ASEAN và các đối tác.

Theo TS. Võ Trí Thành, RCEP phù hợp với quan điểm của Việt Nam nhằm theo đuổi hội nhập kinh tế sâu rộng hơn, đồng thời gắn kết với những cải cách toàn diện trong nước. Tuy nhiên, RCEP cũng mang lại cơ hội nhiều và thách thức cũng lớn với Việt Nam do quy mô của hiệp định này khá rộng.

Cụ thể, khi hiệp định được thực thi sẽ đem lại những cơ hội mới cho Việt Nam về cải  thiện tiếp cận các thị trường đầu tư, xuất khẩu của ASEAN và các đối tác; nhập khẩu hàng hóa dễ hơn, giảm chi phí giao dịch và môi trường kinh doanh thân thiện hơn… do RCEP quy định xuất xứ đơn giản hơn và tự do hơn so với các hiệp định kinh tế khác. Đồng thời, hiệp định này giúp Việt Nam có thể giảm chi phí giao dịch, nâng cao vị thế trong giải quyết tranh chấp về thương mại và đầu tư.

Tuy nhiên, do sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm thô, hàm lượng chế biến thấp, chất lượng chưa cao. Bên cạnh đó, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam khá tương đồng với một số đối tác lớn tham gia hiệp định này nên đây sẽ là bất lợi cho xuất khẩu của Việt Nam. Hơn nữa, việc xuất khẩu sang các nước đối tác cũng ngày một khó khăn hơn, khi các nước này đặt những tiêu chuẩn chất lượng cao hơn.

Chính vì vậy, theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hơn và đàm phán các FTA vẫn đang diễn ra, bao gồm cả RCEP, Việt Nam cần tận dụng những cơ hội và khắc phục thách thức nhằm tăng cường thương mại đầu tư, thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Các doanh nghiệp cần tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm chiến lược phù hợp, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực sản xuất và tăng cường sức cạnh tranh.

"Sau khi "cân đo đong đếm" những lợi ích và thua thiệt khi gia nhập RCEP, thì lợi ích của Việt Nam vẫn nhiều hơn" TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh.

Theo Báo Công Thương

Tin mới

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.