Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, Mỹ gửi cảnh báo đến Triều Tiên?

Giới quan sát cho rằng, thông qua rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, Mỹ muốn gửi thông điệp cứng rắn tới Triều Tiên trước thềm Thượng đỉnh Mỹ-Triều.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/5 tuyên bố rút nước này khỏi thỏa thuận hạt nhân do Nhóm P5+1 ký với Iran vào năm 2015, có tên đầy đủ là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA). Vậy là cuối cùng, ông Donald Trump đã thực hiện cam kết đưa ra trong chiến dịch tranh cử năm 2016 và tuyên bố này phù hợp với phương pháp tiếp cận vấn đề hạt nhân của tân Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton cùng Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.

 Rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, Mỹ gửi cảnh báo đến Triều Tiên? - Hình 1

Tổng thống Donald Trump đã quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Ảnh:BBC

Điều đặc biệt là động thái thái này diễn ra trong bối cảnh ông Mike Pompeo đang có chuyến thăm Triều Tiên nhằm chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều. Giới quan sát cho rằng, thông qua chuyến thăm và tuyên bố rút khỏi JCPOA, Mỹ đang muốn gửi thông điệp cứng rắn tới Triều Tiên về vấn đề hạt nhân.

Tổng thống Donald Trump “nói là làm”

Quyết định của Tổng thống Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran gửi thông điệp thẳng thắn tới Triều Tiên rằng, Mỹ sẽ không chấp nhận một thỏa thuận không phù hợp với mục tiêu của nước này.

Trong bài phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Donald Trump tuyên bố, thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 nhằm ngăn chặn sự phát triển hạt nhân của Iran “chỉ nghiêng về một phía và tồi tệ chưa từng thấy”. Ông nhấn mạnh, cho phép thỏa thuận này tồn tại sẽ “tạo ra một cuộc đua vũ trang hạt nhân ở Trung Đông” và Mỹ sẽ tăng cường áp đặt các biện pháp trừng phạt về kinh tế đối với Triều Tiên.

Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết thêm: “Hành động ngày hôm nay gửi đi thông điệp quan trọng: “Mỹ sẽ không chỉ đưa ra những lời đe dọa suông. Khi tôi hứa, tôi sẽ giữ lời”, ám chỉ đến Hội nghị Thượng đỉnh sắp tới của ông với Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

“Chúng tôi mong muốn có một thành công lớn. Chúng tôi đang xây dựng các mối quan hệ với Triều Tiên và sẽ xem xét cách thức hoạt động. Các kế hoạch đang được thực hiện, hy vọng một thỏa thuận sẽ đạt được.”

Lý giải về các phát ngôn của Tổng thống Donald Trump, Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton cho biết, chính phủ Mỹ mong muốn một thỏa thuận hạt nhân thực sự với Triều Tiên.

Phát biểu với phóng viên, ông Bolton nêu rõ: "Quyết định mang hàm ý không chỉ cho Iran mà còn cho cuộc gặp sắp tới với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Điều này cho thấy một dấu hiệu rõ ràng Mỹ sẽ không chấp nhận các thỏa thuận không thỏa đáng, như lời Tổng thống nói”.

Theo quan chức này, thông điệp gửi tới Triều Tiên là Tổng thống muốn một thỏa thuận thật sự; rằng những điều Mỹ đang yêu cầu, những điều mà Ngoại trưởng Mike Pompeo sẽ thảo luận với Triều Tiên, phần nào dựa trên những gì mà chính Triều Tiên đã đồng ý để quay trở lại với tuyên bố chung liên Triều 1992 về phi hạt nhân hóa.

Mỹ đang đánh mất sự tin cậy?

Các nhà phân tích cảnh báo hành động rút khỏi JCPOA sẽ gây ấn tượng xấu tới nhiều quốc gia, đặc biệt là Triều Tiên, về sự tin cậy của Washington với tư cách là một đối tác đàm phán. 

Bởi Iran từ trước đến nay được cho là luôn tuân thủ nghiêm túc thỏa thuận hạt nhân này. Mặc dù quốc gia này có thể tích lũy nước nặng nhiều hơn một chút so với mức cho phép nhưng lỗi này đã nhanh chóng được khắc phục.

Tiếp đến, Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân không phải là vì những thiếu sót trong khuôn khổ một thỏa thuận kiểm soát vũ khí mà thực ra là về vấn đề chính trị. JPCOA không được thương lượng bởi chính quyền Mỹ hiện hành. Hơn nữa nó không hạn chế việc mở rộng chính sách đối ngoại của Iran, với mục tiêu thiết lập tầm ảnh hưởng tại Syria, Iraq, Yemen và nhiều quốc gia khác.., điều mà Mỹ lo ngại. Bên cạnh đó, thỏa thuận cũng không giải quyết những hiềm khích lâu nay trong mối quan hệ giữa Mỹ và Iran.

Sẽ có một loạt câu hỏi được đặt ra liên quan đến quyết định của ông Trump, chẳng hạn như Iran phải hành động thế nào để xoa dịu Washington và quan trọng hơn là phải làm gì để bảo toàn thỏa thuận hạt nhân nếu như việc tuân thủ nghiêm túc vẫn chưa đủ?. Những câu hỏi này chắc chắn sẽ khiến các nhà đàm phán Triều Tiên băn khoăn khi họ gặp đối tác Mỹ.

Triều Tiên có thể đồng ý hạn chế ở mức khiêm tốn chương trình hạt nhân đổi lấy một số nhượng bộ của Mỹ về nới lỏng trừng phạt. Nhưng chương trình hạt nhân không phải là vấn đề duy nhất giữa Mỹ và Triều Tiên bởi còn nhiều rào cản khác như vấn đề nhân quyền, việc bắt giữ các công dân Mỹ tại Triều Tiên, mối quan hệ giữa Triều Tiên với Iran, thậm chí chính phủ Syria. Nếu Nhà Trắng cũng áp dụng cách tiếp cận với Triều Tiên tương tự với Iran thì điều này sẽ gây tổn hại cho Bình Nhưỡng.

Và hơn hết, giới quan sát băn khoăn, hành động rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran có thể khiến Triều Tiên mất lòng tin vào các cam kết của Mỹ. Nếu tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới hai bên đạt được thỏa thuận và Triều Tiên thực hiện nghiêm túc thỏa thuận này thì thiện chí của Triều Tiên có được đền đáp xứng đáng hay không? Mặt khác Triều Tiên cũng có thể cho rằng, bất cứ thỏa thuận nào cũng sẽ chỉ là sự lừa dối và Mỹ sẽ sẵn sàng “đổi giọng” vào một thời điểm không ngờ.

Trước đó vào năm 1994, Triều Tiên và chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã đạt được một thỏa thuận khung, nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của Triều Tiên trong 8 năm. Tuy nhiên thỏa thuận này đã sụp đổ dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush.

Bruce Klingner, nhà phân tích của CIA về Triều Tiên cho biết: “Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ làm suy yếu triển vọng của Triều Tiên về việc đạt được một thỏa thuận tương tự với Mỹ. Người Triều Tiên sẽ cho rằng, hệ thống chính trị của Mỹ sẽ có sự thay đổi định kỳ trong 4 hoặc 8 năm. Họ sẽ băn khoăn liệu Tổng thống kế nhiệm của Mỹ sẽ giữ nguyên hay tiếp tục thay đổi hoặc hủy bỏ thỏa thuận đạt được?”.

Trong một tuyên bố hiếm hoi, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama gọi quyết định của Tổng thống Donald Trump là sai lầm nghiêm trọng. “JPCOA là một hình mẫu cho những gì chính sách ngoại giao có thể thực hiện. Việc kiểm tra và xác minh thỏa thuận này sẽ tạo tiền đề tương tự cho những điều mà Mỹ đang mong muốn ở Triều Tiên. Vào thời điểm chúng ta đều mong chờ thành công từ nỗ lực ngoại giao với Triều Tiên, quyết định rời khỏi thỏa thuận hạt nhân với Tehran có nguy cơ làm thất bại mục tiêu tương tự mà chúng ta muốn đạt được cùng Bình Nhưỡng”, CNN dẫn lời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama nhấn mạnh./.

Theo VOV.VN

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%
Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%

Văn phòng UBND tỉnh Bình Định vừa công bố Danh sách các cá nhân giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trễ hạn, quá hạn trong Quý 1 và tháng 4/2024. Theo đó, riêng quý 1/2024, toàn tỉnh có 99,84% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn.

Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng
Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng báo cáo UBND tỉnh về việc nguồn cấp nước không đảm bảo chất lượng, không ổn định tại Khu công nghiệp Lộc Sơn.

UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024
UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024

UBND TP.Hà Nội vừa có Văn bản số 70/KH-UBND về việc kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024, dựa trên đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA
Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA

Công ty cổ phần ASTA HEALTHCARE USA bị xử phạt do thay đổi thiết kế (tăng diện tích sàn) mà không lập thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng tại dự án nhà máy về dược phẩm tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp 1.

Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua
Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua

VN-Index mất thêm gần 20 điểm; Tỷ giá tăng 4,9%, Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ can thiệp; Margin "phình to" quý I và câu trả lời cho đà giảm của VN-Index; Mùa đại hội cổ đông, mùa tái cấu trúc doanh nghiệp!; Châu Á ra sức hỗ trợ tiền tệ khi đồng đô la tăng mạnh…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.