Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sai phạm tại Nhà máy nước Yên Sở: Đề nghị kiểm tra, rà soát lại các khoản chi phí quyết toán

Ngoài việc chỉ rõ trách nhiệm của các Sở, ngành... liên quan, các chủ đầu tư; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý sai phạm. Kết luận thanh tra số 1785/TB-TTCP ngày 19/7/2017 của Thanh tra Chính phủ còn yêu cầu UBND TP. Hà Nội kiểm tra, rà soát lại tất các khoản chi phí quyết toán trong quá trình triển khai Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở.

Sai phạm tại Nhà máy nước Yên Sở: Đề nghị kiểm tra, rà soát lại các khoản chi phí quyết toán - Hình 1

Buổi lễ chuyển giao - bàn giao Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở (Ảnh: Gamuda Land)

Theo đó, Thanh tra Chính phủ yêu cầu UBND TP. Hà Nội lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan để xác định chính xác nguyên nhân có thể có về mặt kỹ thuật, dây chuyền công nghệ (nếu có) dẫn đến chất lượng nước thải sau xử lý không đạt theo yêu cầu của hợp đồng BT (cột A quy chuẩn QCVN 24:2009/BTNMT) trong điều kiện bình thường (không bổ sung định lượng carbon) để làm cơ sở xem xét đánh giá các điều kiện theo quy định về việc nghiệm thu, bàn giao, quyết toán dự án.

Xác định chi phí nước thải sinh hoạt theo quy chuẩn quy định của khu Công viên Yên Sở, các khu đô thị C1,C2 và yêu cầu Công ty Gamuda Land Việt Nam nộp NSNN theo quy định.

Yêu cầu UBND TP. Hà Nội giảm trừ quyết toán đối với 10 phát sinh lãi vay phát sinh sau ngày 8/11/2012 với số tiền là 1.339.801,7 USD.

Số tiền 1.151.633 USD là chi phí phải trả cho các bên làm đại lý cho vay theo hợp đồng, chưa đầy đủ cơ sở để xem xét quyết toán tại phần chi phí lãi vay, yêu cầu UBND TP. Hà Nội đối chiếu với nội dung vay vốn thực tế, để xem xét khi phê duyệt quyết toán dự án BT theo quy định.

Sai phạm tại Nhà máy nước Yên Sở: Đề nghị kiểm tra, rà soát lại các khoản chi phí quyết toán - Hình 2

Hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại Dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Sở được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ

Phần chi phí lãi vay theo báo cáo của Nhà đầu tư đối với 29 phát sinh với số tiền là 15.201.609 USD, đã được Nhà đầu tư sử dụng công nợ phải trả cho Gamuda Engineering (nhà thầu EPC) đã phát sinh trước khi kí hợp đồng BT với UBND TP. Hà Nội như là một khoản vốn huy động với mức lãi suất vay vốn. Để đảm bảo NSNN, quá trình xem xét, duyệt quyết toán dự án, UBND TP. Hà Nội cần lưu ý đối chiếu về mặt thời gian áp dụng pháp luật và thời gian ký hợp đồng với các mốc thời gian phát sinh chứng từ và các quy định của pháp luật.

Đối với 2 hạng mục chi phí: Chi phí chuyển giao kỹ thuật (6.000.000 USD) là khoản chi phí cho đào tạo đơn vị vận hành quản lý sau khi bàn giao, đã được tính một phần trong giá trị thiết bị, quá trình thực hiện, Nhà đầu tư không tiến hành lập dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (theo quy định tại hợp đồng BT), chưa có đầy đủ hồ sơ, chứng từ, tài liệu về kết quả thực hiện.

Về chi phí ủy thác dịch vụ (3.078.227 USD), đây là việc chuyển giao kỹ thuật, ủy thác dịch vụ tư vấn bí quyết công nghệ và tư vấn phát sinh trong quá trình xây dựng và thuộc trách nhiệm của Nhà đầu tư Gamuda Berhad phải thực hiện, đã tính một phần trong chi phí lập dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và chi phí thiết bị để chuyển giao cho Nhà nước theo hợp đồng BT.

Để xác định đầy đủ, chính xác theo quy định, tránh trùng lặp, Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND TP. Hà Nội và Nhà đầu tư bóc tách, loại trừ phần chi phí của 2 hạng mục nêu trên đã được tính trong giá thiết bị và xác định cụ thể đối với phần chi phí còn lại để làm cơ sở quyết toán.

Các chi phí tư vấn trùng lặp trong chi phí lập tổng dự toán như: Bồi thường đất cho dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở với giá trị dự toán 66.482 USD; Chi phí luật chung với giá trị dự toán 612.488 USD đề nghị giảm trừ khi quyết toán vốn đầu tư.

Sai phạm tại Nhà máy nước Yên Sở: Đề nghị kiểm tra, rà soát lại các khoản chi phí quyết toán - Hình 3

Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND TP. Hà Nội kiểm tra, dà soát lại các khoản chi phí quyết toán tại Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở

Đối với công tác nạo vét lòng hồ Yên Sở, giá trị thực hiện nạo vét theo báo cáo của Nhà đầu tư đề nghị quyết toán là 9.857.505 USD là chưa có đủ hồ sơ, tài liệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm tra, thẩm định và phê duyệt về biện pháp thi công, khối lượng nạo vét thực tế, đơn giá, định mức thực hiện, chưa có đầy đủ cơ sở để xem xét quyết toán vào chi phí xây dựng Nhà máy.

Để xác định đầy đủ, chính xác, Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND TP. Hà Nội và Nhà đầu tư căn cứ quy định của pháp luật, xác định chính xác, cụ thể đối với giá trị nạo vét thực tế làm cơ sở xem xét, quyết toán.

Loại khỏi giá trị dự toán đề nghị quyết toán đối với khoản Hỗ trợ bồi thường GPMB ngoài phương án đền bù số tiền là 20.612,9 triệu đồng/731 hộ của dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở.

Đối với khoản chi phí phát sinh ngoài dự toán (theo dự toán đề nghị quyết toán của Nhà đầu tư là 11.548.183 USD) trong khoảng thời gian từ 16/3/2012 đến 30/8/2013 (18 tháng), do kéo dài thời gian hoàn thành dự án, Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị UBND TP. Hà Nội, các sở, ngành có liên quan thẩm tra, thẩm định, làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, trách nhiệm đối với từng khoản phát sinh tăng để làm cơ sở xem xét, quyết toán, thỉ thực hiện việc thanh, quyết toán đối với các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ theo quy định của pháp luật và hợp đồng BT.

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Tuấn Ngọc

Bài liên quan

Tin mới

Việt Nam là một trong số ít quốc gia được chú ý trong xu hướng chuyển dịch chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng bán dẫn
Việt Nam là một trong số ít quốc gia được chú ý trong xu hướng chuyển dịch chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng bán dẫn

Ngành công nghiệp bán dẫn có vai trò quan trọng trong chuyển đổi số; là nền tảng của 3 chuyển đổi mang tính cách mạng là chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi thông minh.

Ứng dụng sửa chữa điện hotline nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
Ứng dụng sửa chữa điện hotline nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

Nhiều năm nay, công nghệ sửa chữa nóng (hotline) lưới điện đã được Công ty Điện lực Thái Nguyên (PC Thái Nguyên) đẩy mạnh ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Tiếp tục đấu thấu vàng miếng
Tiếp tục đấu thấu vàng miếng

Hôm nay, ngày 24/4, Ngân hàng Nhà nước đã có thông báo tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng gửi các tổ chức tín dụng doanh nghiệp tham gia đấu thầu vàng. Theo đó, tỷ lệ đặt cọc khi tham gia đấu thầu là 10%. Khối lượng đấu thầu tối thiểu một thành viên được phép đặt thầu là 1.400 lượng, khối lượng tối đa là 2.000 lượng. Thời gian tổ chức đấu thầu vào 25/4.

TikTok có 270 ngày để thoái vốn hoặc bị cấm cửa tại Mỹ
TikTok có 270 ngày để thoái vốn hoặc bị cấm cửa tại Mỹ

ByteDance, công ty công nghệ Trung Quốc đang sở hữu Tiktok, sẽ buộc phải thoái vốn của nền tảng video này tại Mỹ trong vòng khoảng 9 tháng, nếu không sẽ đối mặt với lệnh cấm hoạt động.

Tám dự án BOT giao thông vướng mắc sẽ được giải quyết theo nguyên tắc "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ"
Tám dự án BOT giao thông vướng mắc sẽ được giải quyết theo nguyên tắc "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ"

Bộ Giao thông vận tải đã trực tiếp trao đổi với các bên liên quan (nhà đầu tư, doanh nghiệp, ngân hàng...) để có giải pháp giải quyết dự án BOT giao thông theo hướng cùng nhau khắc phục tồn tại, bất cập, giảm tối đa thiệt hại và theo nguyên tắc "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".

3 doanh nghiệp BĐS âm vốn chủ sở hữu, 18 doanh nghiệp khó khăn trong trả nợ trái phiếu
3 doanh nghiệp BĐS âm vốn chủ sở hữu, 18 doanh nghiệp khó khăn trong trả nợ trái phiếu

Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các doanh nghiệp bất động sản, có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.