Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sakura Tower: Dự án từng liên quan đến Alphanam “phát lộ” hàng loạt sai phạm nghiêm trọng

Chung cư Sakura Tower (47 Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân) vừa bị Thanh tra Chính phủ chỉ ra loạt sai phạm nghiêm trọng như xây vượt 2 tầng căn hộ, tự ý chuyển đổi công năng tầng kỹ thuật thành căn hộ, văn phòng cho thuê... Không những thế, CĐT còn bán toàn bộ 78 căn hộ xây dựng sai phép này cho người dân.

Sai phạm chồng chất sai phạm

Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa ban hành kết luận thanh tra liên quan đến việc chuyển đổi, chuyển nhượng nhà đất của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp có vị trí đắc địa sang mục đích khác đã chỉ ra hàng loạt sai phạm của chủ đầu tư dự án Sakura Tower.

Theo Thanh tra Chính Phủ, dự án Sakura Tower có địa chỉ tại số 47 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội có tổng diện tích sử dụng đất 2.668 m2, tổng mức đầu tư là 314,4 tỷ đồng; tiến độ thực hiện dự án từ quý IV/2009 đến quý II/2013. Đến nay, dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.

Kết luận của Thanh tra Chính phủ chỉ rõ tại thời điểm khởi công dự án, CĐT chưa được Sở Xây dựng Hà Nội cấp phép xây dựng. Đến ngày 18/1/2012, Sở Xây dựng Hà Nội mới cấp Giấy phép xây dựng số 13/GPXD để xây dựng dự án. Điều này đã vi phạm Khoản 1 Điều 11, Điều 15, Điểm đ Khoản 1 Điều 36 Luật Đất đai 2003, Khoản 2 Điều 10, Khoản 2 Điều 72 Luật Xây dựng 2003.

CĐT của dự án chung cư Sakura Tower là Công ty CP Hùng Tiến Kim Sơn, đã xây dựng công trình 28 tầng (27 tầng + 1 tum thang máy), vượt 2 tầng căn hộ so với phương án kiến trúc và hồ sơ xin phép xây dựng. Diện tích xây dựng mỗi tầng căn hộ xây vượt là 1.012 m2/tầng, diện tích sử dụng là 839,5 m2/tầng. Ngoài ra, CĐT đã xây dựng 2 tầng kỹ thuật không đúng quy hoạch được phê duyệt và đã tự ý chuyển đổi công năng tầng kỹ thuật.

Cụ thể, tầng kỹ thuật giữa tầng 2 và tầng 3 cao 4,5 m, hiện cho thuê làm văn phòng; tầng kỹ thuật giữa tầng 11 và tầng 12 cao 3 m, đã chia thành 14 căn hộ. Theo hồ sơ xin phép xây dựng được chấp thuận, diện tích xây dựng công trình không bao gồm tầng kỹ thuật gần 23.625 m2, thực tế thi công là 26.531 m2, vượt 2.906 m2; có tầng kỹ thuật là 25.850 m2, thực tế thi công là 28.808 m2, vượt 2.958 m2.

Chưa hết, kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ dự án có tổng số 239 căn hộ để bán. Trong đó có 161 căn hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Hiện 78 căn hộ sai phép đã bán cho các hộ dân (tầng 12 có 14 căn; tầng kỹ thuật trên tầng 11 (12B) là 14 căn; tầng 21 là 11 căn; tầng 22 là 13 căn; 2 tầng căn hộ xây vượt là tầng 24B có 13 căn, tầng 24C có 13 căn). Số căn hộ xây dựng sai phép nói trên, chủ đầu tư chưa làm việc với cơ quan chức năng để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, gây bức xúc cho các hộ dân.

Kết luận thanh tra nêu rõ: "Việc Công ty CP Hùng Tiến Kim Sơn xây dựng không đúng quy hoạch được duyệt, không đúng hồ sơ cấp phép xây dựng, sử dụng không đúng mục đích, công năng nói trên là vi phạm Khoản 2 Điều 10, Khoản 1 Điều 36, Khoản 2 Điều 68 Luật Xây dựng năm 2003".

Thanh tra chính phủ cũng khẳng định "Trách nhiệm đối với những sai phạm nêu trên thuộc UBND thành phố Hà Nội, các sở ngành liên quan: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Cục Thuế, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội và Công ty CP Hùng Tiến Kim Sơn".

Sakura Tower: Dự án từng liên quan đến Alphanam “phát lộ” hàng loạt sai phạm nghiêm trọng - Hình 1

Tập đoàn Alphanam đang có trụ sở tại tòa nhà Sakura Tower - 47 Vũ Trọng Phụng -Thanh Xuân, Hà Nội.

Có liên quan đến Alphanam?

Dự án Sakura Tower có tên đầy đủ là Tổ hợp căn hộ, văn phòng, thương mại Sakura Tower. Vào thời điểm cuối năm 2011, nhiều cơ quan báo chí đã “phanh phui” việc CĐT công trình Sakura Tower ở 47 Vũ Trọng Phụng (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị phạt 500 triệu đồng vì xây dựng mà không có giấy phép và nhà thầu thi công là Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hạ tầng Vinaconex - Alphanam 30 triệu đồng.

Đại diện Tập đoàn Alphanam, ông Nguyễn Tuấn Hải, Chủ tịch HĐQT Alphanam cũng từng trả lời trên báo Đầu tư Bất động sản về trách nhiệm của đơn vị từng là “công ty mẹ” của Hùng Tiến Kim Sơn tại Dự án Sakura. Tập đoàn Alphanam từng “mua” CTCP Đầu tư Hùng Tiến Kim Sơn để thực hiện Dự án Sakura. 

Hiện tại Tập đoàn Alphanam đang có trụ sở tại tòa nhà Sakura Tower - 47 Vũ Trọng Phụng -Thanh Xuân, Hà Nội.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Tập đoàn Alphanam đang phát triển mạnh về lĩnh vực bất động sản. Các dự án Tập đoàn này đã và đang triển khai gồm: Four Points by Sheraton Đà Nẵng, Altara Suites Đà Nẵng, Marriott Courtyard & Marriott Executive Apartment Đà Nẵng, Công viên Văn hóa Mường Hoa - Sapa.... và một dự án căn hộ vừa được khởi công ngay gần Sakura Tower là dự án chung cư King Palace (Hà Nội).

Mới đây, Dự án King Palace do Công ty Bất động sản Hoa Anh Đào (thuộc Tập đoàn Alphanam) làm CĐT có địa chỉ tại số 108 Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội đã bị người dân phản ánh về việc trong quá trình thi công dự án, cần cẩu trục tháp chĩa “cánh tay sắt” vắt ngang qua đường Nguyễn Trãi và các hộ dân xung quanh, gây nguy hiểm cho người dân khu lân cận và người tham gia giao thông, đặc biệt vào giờ cao điểm vì đường Nguyễn Trãi là một trong những đường huyết mạch của Thành phố. Đặc biệt trong thời gian gần đây nhiều công trình xây dựng xảy ra tai nạn công trình như The Sun Mễ Trì đứt dây cáp cẩu khiến 2 người bị thương, hay dự án Trung tâm Thương mại và văn phòng cho thuê tại Lô đất 4.6 - NO tuyến đường Lê Văn Lương, thuộc địa phận phường Nhân Chính (Thanh Xuân) rơi thanh sắt giàn giáo khiến một người tử vong và 2 người bị thương, thì vấn đề an toàn thi công tại công trình càng trở nên đáng báo động hơn bao giờ hết. 

Trúc Mai 

Bài liên quan

Tin mới

Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch
Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch

Đại đoàn 308, Đại đoàn 312 quyết tâm đào hào chia cắt sân bay địch xong trước kế hoạch; đồng thời tiến hành đẩy mạnh các hoạt động nhỏ, tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch.

Ưu tiên nguồn lực giám sát các hệ thống thông tin dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Ưu tiên nguồn lực giám sát các hệ thống thông tin dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long ký văn bản đôn đốc, đảm bảo an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4 - 1/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ gửi tới các bộ, ngành, địa phương; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, nền tảng số cùng những tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại trên toàn quốc.

Giá vé máy bay nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5 cao ngất ngưởng, nhiều hãng tăng thời gian hoạt động
Giá vé máy bay nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5 cao ngất ngưởng, nhiều hãng tăng thời gian hoạt động

Nhằm đối phó với tình trạng thiếu máy bay trong khi nhu cầu đi lại trong dịp lễ 30/4 - 1/5 và mùa hè này tăng mạnh, các hãng hàng không đã xoay xở bằng cách tăng thời gian hoạt động của máy bay, rút ngắn thời gian quay đầu... Tuy nhiên, giá vé bay vẫn cao.

Khi nào được sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài?
Khi nào được sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài?

Việc sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài chỉ được thực hiện khi Việt Nam và nước ngoài ký kết thỏa thuận quốc tế cho phép người dân.

Thời tiết ngày 20/4: Nền nhiệt cả nước tăng
Thời tiết ngày 20/4: Nền nhiệt cả nước tăng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 20/4 Bắc Bộ đêm mưa dông, ngày nắng nóng. Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng gay gắt.

Brand Finance: Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, đạt 498,13 tỷ USD
Brand Finance: Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, đạt 498,13 tỷ USD

Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới - Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.