Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Siết chặt tín dụng bất động sản, ai được hưởng lợi?

Ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục phát đi các thông điệp về việc sẽ siết chặt tín dụng đối với những lĩnh vực có nhiều rủi ro, trong đó có tín dụng bất động sản (BĐS). Nhưng theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường BĐS những tháng cuối năm 2018 vẫn sẽ có nhiều chuyển biến tích cực.

Ngay từ đầu năm 2018, với việc ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP, Chính phủ đã khẳng định sẽ kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là thị trường BĐS. Cụ thể, Chính phủ yêu cầu phải theo dõi sát diễn biến, thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thị trường này.

Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh, hạn chế mức độ tập trung tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, xây dựng, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn, đảm bảo khả năng thanh khoản. Đồng thời, yêu cầu các ngân hàng thường xuyên rà soát, đánh giá và theo dõi tiến độ của các dự án BĐS, năng lực tài chính của khách hàng, khoản tín dụng và tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý thích hợp...

Siết chặt tín dụng bất động sản, ai được hưởng lợi? - Hình 1

Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng ban hành Chỉ thị số 04/CT-NHNN về việc tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành Ngân hàng trong 6 tháng cuối năm 2018. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước khẳng định không xem xét, điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, đồng thời tiếp tục khẳng định tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như BĐS, chứng khoán, BOT, BT giao thông... Kiểm soát chặt chẽ tín dụng tiêu dùng, nhất là tín dụng tiêu dùng liên quan đến BĐS, đồng thời kiểm soát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay.

Cùng với các biện pháp trên, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện giảm tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn, tăng hệ số rủi ro cho vay BĐS.

Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, tổng dư nợ cho vay đầu tư và kinh doanh BĐS của Việt Nam đến 31/12/2017 là khoảng 471.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 7,2% tổng dư nợ của nền kinh tế. Trong nửa đầu năm tỷ trọng cho vay BĐS đang chiếm khoảng 7,5% tổng dư nợ tín dụng. Còn theo số liệu thống kê của Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC), tính đến ngày 20/6/2018, tín dụng cho lĩnh vực vay tiêu dùng, BĐS… tăng 6,35% so với đầu năm 2018, giảm mạnh so với mức 7,54% của cùng kỳ năm 2017. Tại TP.HCM, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực BĐS hiện đang chiếm 10,8% trong tổng dư nợ nền kinh tế với khoảng 208.000 tỷ đồng.

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, sau khi thảo luận với lãnh đạo NHNN, mới đây, HoREA đã thống nhất về sự cần thiết thực hiện lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn của các tổ chức tín dụng theo quy định của Thông tư 36/2014/TT-NHNN và Thông tư 16/2018/TT-NHNN của NHNN. Mục đích của sự thống nhất này được HoREA lý giải là để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, an toàn hệ thống tín dụng, dù trước đó HoREA đã có Văn bản số 117/CV-HoREA kiến nghị NHNN xem xét tiếp tục cho phép các tổ chức tín dụng được sử dụng tỷ lệ tối đa 45% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn trong năm 2019.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, lộ trình giảm dần sự phụ thuộc của thị trường BĐS vào nguồn tín dụng ngân hàng là phù hợp. Do vậy, động thái này dù tạo áp lực nhưng đó là áp lực có tính tích cực, lành mạnh, buộc các doanh nghiệp BĐS phải tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung khác, trước hết là từ các quỹ đầu tư, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn vốn huy động từ khách hàng.

Vậy với chính sách siết chặt vay tiêu dùng như trên liệu thị trường BĐS có rơi vào trầm lắng? Các chuyên gia cho rằng, việc siết tín dụng chắc chắn sẽ có tác động đến thị trường BĐS, bởi lãi vay, chính sách cho vay… vẫn luôn gắn liền với thị trường BĐS. Tuy nhiên, động thái này sẽ không ảnh hưởng quá ghê gớm hay tác động tiêu cực đến thị trường. Ngoài ra, cơ cấu cho vay của ngân hàng hiện nay đối với lĩnh vực BĐS đã có sự điều chỉnh để cân bằng hơn, tức là tăng nguồn tín dụng cho người mua nhà và giảm tín dụng cho doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án.

Đối với doanh nghiệp BĐS thì việc siết tín dụng BĐS sẽ có những ảnh hưởng nhất định, bởi hoạt động kinh doanh BĐS rất cần nguồn vốn trung hạn, dài hạn. Nếu như ở các nước, các quỹ đầu tư và thị trường chứng khoán là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho thị trường BĐS, trong khi ở Việt Nam, trong thời gian qua, các doanh nghiệp BĐS phụ thuộc rất lớn vào nguồn vay tín dụng ngân hàng. Nhiều ý kiến cho rằng, việc siết tín dụng sẽ dẫn tới một số khó khăn trên thị trường, đặc biệt là với các chủ đầu tư nhỏ, thiếu năng lực. Tuy nhiên, trong dài hạn, việc kiểm soát chặt nguồn vốn tín dụng cho BĐS sẽ giúp cho thị trường phát triển lành mạnh và bền vững hơn, các DN BĐS chuyên nghiệp và chủ động hơn.

Bình luận về vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội DN BĐS TP.HCM nhận định, tại TP.HCM, tỷ trọng tín dụng BĐS chiếm 10,8%, cao hơn mức bình quân của cả nước. Điều này tiềm ẩn rủi ro cho cả hệ thống tín dụng và cả DN BĐS. Vì thế, theo ông Châu, lộ trình hạn chế tín dụng BĐS của Ngân hàng Nhà nước có mặt rất tích cực là đã tạo áp lực buộc các doanh nghiệp BĐS phải tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung khác, trước hết là từ thị trường chứng khoán, trái phiếu DN, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, riêng việc tìm kiếm nguồn vốn từ các quỹ đầu tư BĐS, theo ông Châu, là chưa khả thi vì cho đến nay, cả nước mới chỉ có 1 quỹ đầu tư bất động sản là TCREIT thuộc Techcombank với số vốn điều lệ rất nhỏ, chỉ có 50 tỷ đồng, nên chưa huy động được nguồn vốn nhàn rỗi rất lớn trong nước và cũng chưa đáp ứng được nhu cầu vốn rất lớn của thị trường BĐS.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, việc thắt chặt tín dụng BĐS là cần thiết để giảm bớt rủi ro cho tất cả các bên tham gia thị trường. Với hệ thống ngân hàng, việc hạn chế tín dụng BĐS sẽ giúp hạn chế nợ xấu phát sinh trên toàn hệ thống, bởi thị trường BĐS vốn có nhiều rủi ro, dễ bị tác động từ những biến động tiêu cực của nên kinh tế. Bên cạnh đó, trong bối cảnh Chính phủ đề cao mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô thì việc kiểm soát tín dụng cho BĐS đồng thời cũng sẽ giúp kiểm soát lạm phát. Việc thắt chặt tín dụng cho BĐS sẽ là động lực để DN BĐS nâng cao tính chuyên nghiệp trong tìm hiểu nhu cầu thị trường, xác định phân khúc đầu tư và tìm kiếm nguồn lực từ các nguồn khác, ngoài tín dụng.

“Các DN đang đứng trước thách thức về việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện lộ trình hạn chế tín dụng vào thị trường BĐS, nhưng đây cũng là cơ hội để tái cấu trúc DN, cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư kinh doanh, giảm bớt dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay tín dụng nhằm phát triển DN ngày càng vững mạnh”, ông Lê Hoàng Châu nói. Theo đó, để thích nghi với tiến trình cắt giảm tín dụng cho lĩnh vực BĐS, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, doanh nghiệp BĐS cần đảm bảo hiệu quả kinh doanh gồm chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, chuẩn bị được quỹ đất dự án, chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án, tính minh bạch trong quản trị doanh nghiệp... để đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng theo chính sách mới hiện nay cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho việc hạn chế tín dụng vào BĐS dự kiến áp dụng kể từ ngày 1/1/2019 theo lộ trình của Thông tư 19/2017/TT-NHNN.

Hải Đăng (TH)

Tin mới

Không tùy tiện tăng giá, ép khách, gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá, ép khách, gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam vừa có đề nghị các sở du lịch, sở VHTT&DL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

Tàu kéo sà lan chìm trên biển Lý Sơn, 3 người tử vong
Tàu kéo sà lan chìm trên biển Lý Sơn, 3 người tử vong

Thông tin từ Cảng vụ Hàng hải tỉnh Quảng Ngãi, trên vùng biển gần đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi xảy ra vụ chìm tàu khiến 5 người rơi xuống biển. Hiện đã tìm được 3 thi thể.

Dự báo thời tiết 25/4: Miền Bắc bắt đầu tăng nhiệt mạnh
Dự báo thời tiết 25/4: Miền Bắc bắt đầu tăng nhiệt mạnh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 2 ngày tới (25-26/4), khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ, có nơi trên 39 độ; độ ẩm tương đối thấp nhất từ 40-45%.

Bao giờ cơ chế mua bán điện trực tiếp DPPA được thực hiện?
Bao giờ cơ chế mua bán điện trực tiếp DPPA được thực hiện?

Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực Trần Việt Hòa cho biết, thời gian qua nhiều nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế và khách hàng sử dụng điện bày tỏ sự quan tâm tham gia cơ chế DPPA và mong muốn Chính phủ Việt Nam sớm ban hành cơ chế này.

Phú Yên tạm giữ 7.465 đơn vị sản phẩm vận chuyển trái phép
Phú Yên tạm giữ 7.465 đơn vị sản phẩm vận chuyển trái phép

Tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên cho biết: Đơn vị vừa kiểm tra, phát hiện một vụ vận chuyển hàng hóa trái phép với số lượng lớn. Theo đó, 7.465 đơn vị sản phẩm vận chuyển trái phép đã bị tạm giữ.

Thành phố Hạ Long: Khắc phục tình trạng thiếu bãi đỗ xe
Thành phố Hạ Long: Khắc phục tình trạng thiếu bãi đỗ xe

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hạ Long có trên 32.000 phương tiện xe ô tô các loại nhưng các điểm, bãi đỗ xe mới đáp ứng được khoảng 20.000 xe. Để giải quyết vấn đề thiếu bãi đỗ xe, nhiều giải pháp linh hoạt đang được thành phố tích cực triển khai.