Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Siết quản lý rượu chứa methanol: Nhiệm vụ của Bộ Công Thương "kiểm tra đơn vị đi kiểm tra"

Quản lý hóa chất, đặc biệt là hóa chất trong danh mục nguy hiểm, bị cấm hiện còn nhiều lỗ hổng, bất cập. Do đó, để tạo môi trường kiến tạo, giảm bớt các thủ tục hành chính cho DN và người dân, cần tăng cường công tác hậu kiểm và phân cấp quản lý cho các địa phương.

THCL - Quản lý hóa chất, đặc biệt là hóa chất trong danh mục nguy hiểm, bị cấm hiện còn nhiều lỗ hổng, bất cập. Do đó, để tạo môi trường kiến tạo, giảm bớt các thủ tục hành chính cho DN và người dân, cần tăng cường công tác hậu kiểm và phân cấp quản lý cho các địa phương.

Siết quản lý rượu chứa methanol: Nhiệm vụ của Bộ Công Thương

Nhiều nạn nhân phải nhập viện do uống phải rượu Methanol (Ảnh minh họa)

Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tại buổi làm việc với các đơn vị thuộc Bộ (sáng 24/3) về tình hình quản lý, sản xuất và kinh doanh liên quan đến hóa chất nguy hại methanol được dư luận xã hội quan tâm thời gian qua.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực hóa chất của Bộ Công Thương, không yêu cầu chúng ta đến kiểm tra từng cửa hàng kinh doanh (đó là trách nhiệm của các sở công thương) mà là kiểm tra việc chấp hành pháp luật ở địa phương trong lĩnh vực đó, nghĩa là “kiểm tra đơn vị đi kiểm tra”.

Theo Bộ trưởng, quản lý hóa chất, đặc biệt là hóa chất trong danh mục nguy hiểm, bị cấm hiện còn nhiều lỗ hổng, bất cập. Do đó, để tạo môi trường kiến tạo, giảm bớt các thủ tục hành chính cho DN và người dân, chúng ta cần tăng cường công tác hậu kiểm và phân cấp quản lý cho các địa phương.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, hiện nay rượu tự nấu chiếm tỷ lệ 70%, do đó cần quản lý chặt loại rượu này.

Thứ trưởng đề nghị các đơn vị thuộc Bộ cần kiểm tra kỹ khung khổ pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng này như Luật Hóa chất, Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, các nghị định, thông tư liên quan…; kiểm tra công tác quản lý nhà nước của các sở công thương; phối hợp hoặc không phối hợp với các địa phương kiểm tra đột xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất tại một số điểm…

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khái quát lại 3 nội dung được thảo luận sôi nổi là vấn đề quản lý hóa chất cấm, hóa chất độc hại; vấn đề rượu giả - rượu chứa methanol gây thiệt hại cho xã hội; biện pháp khắc phục thời gian tới.

 Bộ trưởng chỉ đạo cần rà soát tổng thể hệ thống quản lý pháp luật trong quản lý hóa chất, quản lý cồn công nghiệp, phụ gia…

Bộ trưởng giao Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị rà soát các văn bản liên quan vấn đề quản lý hóa chất cấm, hóa chất độc hại từ trong sản xuất, nhập khẩu, thông quan, tồn chứa, sử dụng, kinh doanh… “Vụ Pháp chế không chỉ thẩm định các đơn vị xây dựng văn bản pháp luật, mà còn phải phối hợp với thanh tra để đôn đốc các đơn vị, tăng cường công tác hậu kiểm”, Bộ trưởng yêu cầu.

 Bộ trưởng giao Văn phòng Bộ phối hợp với Vụ Pháp chế, các đơn vị khác chú trọng giảm bớt  các thủ tục hành chính, tăng cường các ứng dụng phần mềm gắn chặt với các quy định của các văn bản pháp quy.

 Bộ trưởng đề nghị Vụ Công nghiệp nhẹ, Vụ Thị trường trong nước, Vụ Khoa học và công nghệ phối hợp với Bộ Y tế xây dựng nội dung liên quan đến hoạt động sản xuất rượu tự nấu của người dân.

 Đối với Cục Quản lý thị trường và Cục Hóa chất, Bộ trưởng yêu cầu có sự phối hợp chặt chẽ với 2 địa phương là Hà Nội và TP. HCM, xây dựng kế hoạch hành động, tăng cường tính chủ động, tích cực để tập trung xử lý các cơ sở sản xuất rượu trái quy định pháp luật.

Cụ thể, Cục Quản lý thị trường kiểm tra tính chấp hành pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại 2 địa bàn lớn này. Cục Hóa chất phối hợp với 2 thành phố kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh hóa chất; tăng cường hậu kiểm tại địa phương; rà lại danh mục các hóa chất nguy hiểm; có kế hoạch ứng phó với các sự cố hóa chất tại địa phương; kiểm tra, rà soát thường xuyên, đảm bảo không thất thoát những hóa chất nguy hại thuộc danh mục cấm...

Khánh Yên

Bài liên quan

Tin mới

Long An: Cố gắng bảo đảm các hộ đều có nước sinh hoạt
Long An: Cố gắng bảo đảm các hộ đều có nước sinh hoạt

Theo phản ánh của ông Đặng Lê Vũ Hà (ấp 7, xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An), khu vực ông sinh sống thường xuyên bị cắt nước, mỗi ngày đều cắt theo các khung giờ cố định khiến người dân không đủ nước sinh hoạt. Tình trạng này đã kéo dài nhiều tháng qua.

Quảng Ninh bắt giữ 2 đối tượng vận chuyển 62 kg pháo hoa nổ trái phép
Quảng Ninh bắt giữ 2 đối tượng vận chuyển 62 kg pháo hoa nổ trái phép

Đồn Biên phòng Quảng Đức, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh vừa bắt giữ vụ vận chuyển pháo nổ trái phép với số lượng lớn.

Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect
Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Với sự cải tiến vượt bậc về công nghệ, ứng dụng ngân hàng số phiên bản mới - PVConnect của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) không chỉ mang đến những trải nghiệm khác biệt, hiện đại, mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng, đảm bảo mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng đều trở nên nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng.

Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập
Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Minh đã ký Quyết định số 666/QĐ-BKHCN ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 5/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập.

Các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp
Các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp

Theo Vụ Tiêu chuẩn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, phát thải khí nhà kính là một trong những nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu trên toàn cầu - một trong những thách thức đối với nhiều quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế, chính trị, ngoại gia và an ninh.

Các lô hàng sẽ bị chặn tại biên giới EU nếu được sản xuất bằng lao động cưỡng bức
Các lô hàng sẽ bị chặn tại biên giới EU nếu được sản xuất bằng lao động cưỡng bức

Nếu một sản phẩm bị cho là được sản xuất bằng cách sử dụng lao động cưỡng bức, sản phẩm đó sẽ không thể bán được ở thị trường Liên minh Châu Âu (EU) nữa và các lô hàng sẽ bị chặn tại biên giới EU.