Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sóc Sơn (Hà Nội): Chính quyền bị “tố” chèn ép doanh nghiệp

“Quyết định cưỡng chế công trình xây dựng vi phạm ở một nơi, nhưng lại tổ chức phá dỡ công trình ở một nẻo, gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho DN, đẩy hàng trăm lao động đứng trước nguy cơ thất nghiệp” - Đó là nội dung phản ánh tới PV trong đơn thư kêu cứu của Công ty CP SX bao bì và XNK Thanh Long (xã Tiên Dược, Sóc Sơn).

Sóc Sơn (Hà Nội): Chính quyền bị “tố” chèn ép doanh nghiệp - Hình 1

Đơn thư kêu cứu của Công ty Thanh Long trước sự cưỡng chế của chính quyền

Quyết định một đằng, cưỡng chế một nẻo?

Theo đó, ngày 8/12/2017, UBND huyện Sóc Sơn ra Quyết định số 9697/QĐ-CC quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế, khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong hoạt động xây dựng tại xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn. Công trình xây dựng vi phạm phải phá dỡ là trạm biến áp 250kVA tại khu vực Mả Mồ, thôn Dược Hạ, xã Tiên Dược.

Sáng 28/12/2017, UBND huyện Sóc Sơn thành lập tổ công tác tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ trạm biến áp 250kVA. Tổ công tác gồm có đại diện: UBND xã Tiên Dược, Đội Thanh tra xây dựng huyện Sóc Sơn, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị, Công an huyện Sóc Sơn, Công ty Điện lực Sóc Sơn và các đơn vị liên quan.

Sóc Sơn (Hà Nội): Chính quyền bị “tố” chèn ép doanh nghiệp - Hình 2

Trạm 400kVA Thanh Long 2 của Công ty Thanh Long không hề được nêu trong Quyết định cưỡng chế, nhưng lại bị Tổ công tác tiến hành cắt điện, tháo dỡ?

Tuy nhiên, điều đáng nói, thay vì tháo dỡ công trình vi phạm thì Tổ công tác lại tiến hành cưỡng chế trạm biến áp 400kVA Thanh Long 2 của Công ty CP Sản xuất Bao bì và Xuất nhập khẩu Thanh Long (Công ty Thanh Long). Trong khi đó, trạm biến áp này cách xa công trình vi phạm được nêu trong quyết định cưỡng chế gần 1 km và nằm trong khuôn viên của Công ty Thanh Long.

Sóc Sơn (Hà Nội): Chính quyền bị “tố” chèn ép doanh nghiệp - Hình 3

Lực lượng chức năng tiến hàng cắt điện, cưỡng chế “nhầm” trạm 400 kVA Thanh Long 2 Công ty Thanh Long (?!)

Theo các hồ sơ liên quan, trạm biến áp bị cưỡng chế “nhầm” này là của Công ty Thanh Long xây dựng, nằm trong bản đồ chỉ giới đường đỏ - được Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội lập quy hoạch ngày 28/1/2015; cũng như được xác nhận trong bản đồ hiện trạng làm thủ tục công nhận quyền sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cấp ngày 27/12/2014. Thậm chí, ông Hoàng Hải, Phó chủ tịch UBND xã Tiên Dược cũng đã xác nhận tại tờ bản đồ hiện trạng này: Ranh giới ổn định, không có tranh chấp và đo đúng với hiện trạng.

Sóc Sơn (Hà Nội): Chính quyền bị “tố” chèn ép doanh nghiệp - Hình 4

Quyết định số 9697/QĐ-CC của UBND huyện Sóc Sơn quyết định cưỡng chế trạm biến áp 250kVA, nhưng Tổ công tác lại cưỡng chế trạm biến áp 400kVA Thanh Long 2 của Công ty Thanh Long khiến doanh nghiệp này phải dừng hoạt động

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty Thanh Long cho rằng, việc tổ chức cưỡng chế các công trình vi phạm xây dựng trên địa bàn, doanh nghiệp không phản đối, tuy nhiên thực hiện việc này phải đúng trình tự, quy định của pháp luật.

“Quyết định cưỡng chế trạm biến áp 250kVA, nhưng Tổ công tác lại cưỡng chế trạm 400kVA Thanh Long 2 thì chúng tôi không thể hiểu nổi? Họ nhầm lẫn hay có ý dồn ép doanh nghiệp?

Đó là chưa kể đến việc Tổ công tác quyết định cưỡng chế đối với trạm biến áp 250kVA không thuộc quản lý của công ty chúng tôi mà của doanh nghiệp khác, thế nhưng quyết định cưỡng chế lại cứ nêu đơn vị của chúng tôi và bắt chúng tôi chịu trách nhiệm khắc phục”, ông Lâm bức xúc.

Cũng theo ông Lâm, sau khi trạm 400kVA Thanh Long 2 bị cưỡng chế, công ty đã phải dừng hoạt động, việc này gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng, ảnh hưởng tới việc làm của hàng trăm lao động tại địa phương và các tỉnh lân cận.

"Không chỉ có vậy, số vốn vay từ các tổ chức tín dụng cũng không thể thanh toán được, khả năng công ty phá sản là rất lớn. Họ dùng quyền thế chèn ép, chúng tôi là doanh nghiệp - chỉ biết đứng nhìn và kêu cứu trong tuyệt vọng!", ông Lâm nói.

Có vi phạm pháp luật?

Nhận được thông tin phản ánh, phóng viên đã tới hiện trường tìm gặp Trưởng đoàn đề nghị phối hợp được tác nghiệp và ghi lại hình ảnh tại buổi cưỡng chế.

Tuy nhiên, sau khi xuất trình các giấy tờ theo quy định của Luật Báo chí thì phóng viên bất ngờ nhận được đề nghị hết sức lạ lùng từ vị trưởng đoàn này. Vị trưởng đoàn yêu cầu phóng viên về trụ sở UBND xã để Ban tiếp công dân làm việc. Nhanh chóng thực hiện ý kiến của vị trưởng đoàn, một người trong Tổ công tác “mời” phóng viên ra ngoài khu vực với lý do “không phận sự miễn vào” (?!).

Sóc Sơn (Hà Nội): Chính quyền bị “tố” chèn ép doanh nghiệp - Hình 5

Trạm biến áp 250kVA trong Quyết định cưỡng chế số 9697/QĐ-CC của UBND huyện Sóc Sơn là công trình bị cưỡng chế

Sau khi bị “đuổi” ra khu vực cưỡng chế, phóng viên tìm đến trụ sở UBND xã Tiên Dược để làm việc. Theo chỉ dẫn của một cán bộ tại đây, phóng viên tìm gặp Chủ tịch xã để tìm hiểu, nhưng Chủ tịch không có tại phòng làm việc.

Trao đổi điện thoại với ông Dương Văn Năng, Chủ tịch UBND xã Tiên Dược về việc tổ chức cưỡng chế tại địa phương có dấu hiệu vi phạm quy định, ông Năng cho biết: “Tổ công tác đang tổ chức cưỡng chế theo chỉ đạo của UBND huyện, tôi đang đi họp, các anh lên huyện để tìm hiểu”.

Chẳng hay, lực lượng chức năng khi thực thi việc cưỡng chế không nhận ra hoặc cố tình không nhận ra 2 công trình xây dựng là hoàn toàn khác nhau. Một bên là công trình trạm hạ áp 250kVA, một bên là công trình hạ áp 400kVA với điểm xác định hoàn khác nhau?

Cách hành xử của Tổ công tác, đang khiến doanh nghiệp và người dân địa phương vô cùng bức xúc. Dư luận đặt câu hỏi: Phải chăng, Tổ công tác cố tình cưỡng chế “nhầm” để gây áp lực, chèn ép Công ty Thanh Long – nơi đang tạo công ăn việc làm cho hằng trăm lao động địa phương?

Hải Minh

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%
Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%

Văn phòng UBND tỉnh Bình Định vừa công bố Danh sách các cá nhân giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trễ hạn, quá hạn trong Quý 1 và tháng 4/2024. Theo đó, riêng quý 1/2024, toàn tỉnh có 99,84% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn.

Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng
Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng báo cáo UBND tỉnh về việc nguồn cấp nước không đảm bảo chất lượng, không ổn định tại Khu công nghiệp Lộc Sơn.

UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024
UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024

UBND TP.Hà Nội vừa có Văn bản số 70/KH-UBND về việc kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024, dựa trên đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA
Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA

Công ty cổ phần ASTA HEALTHCARE USA bị xử phạt do thay đổi thiết kế (tăng diện tích sàn) mà không lập thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng tại dự án nhà máy về dược phẩm tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp 1.

Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua
Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua

VN-Index mất thêm gần 20 điểm; Tỷ giá tăng 4,9%, Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ can thiệp; Margin "phình to" quý I và câu trả lời cho đà giảm của VN-Index; Mùa đại hội cổ đông, mùa tái cấu trúc doanh nghiệp!; Châu Á ra sức hỗ trợ tiền tệ khi đồng đô la tăng mạnh…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.