Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

“Sốt ruột” với bất cập của sách giáo khoa, chương trình học phổ thông

Sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến với dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). Nhiều ý kiến bày tỏ sự sốt ruột với bất cập của sách giáo khoa và chương trình học phổ thông hiện nay. Đáng chú ý, mỗi năm chi khoảng 1.000 tỷ để mua sách giáo khoa chỉ để làm bài tập luôn vào đó, sang năm tái bản vẫn không có nội dung gì hơn…

Cử tri bức xúc vì sách giáo khoa dùng một lần

Dự thảo luật mới nhất quy định, mỗi môn học có một hoặc nhiều sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa. Cơ sở giáo dục được lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng ổn định trong giảng dạy, học tập.

Thường trực cơ quan thẩm tra dự án luật, Uỷ ban Văn hoá, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng đề nghị cần quy định về thời gian, hình thức, quy mô, tổng kết, đánh giá thí điểm, thực nghiệm chương trình giáo dục phổ thông, thực hiện chương trình giáo dục khác biệt với chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành; quy định việc sử dụng các tài liệu dạy học song song hoặc thay thế sách giáo khoa, hướng đến yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển tư duy phản biện cho học sinh.

Theo Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải thì cần phải hết sức cân nhắc quy định một chương trình nhiều sách giáo khoa, nhất là với tiểu học.

Hiện nay cử tri hết sức bức xúc việc sách giáo khoa sử dụng một lần. Đây là vấn đề không phải các đại biểu Quốc hội nói một lần, bà Hải nhấn mạnh.

“Sốt ruột” với bất cập của sách giáo khoa, chương trình học phổ thông - Hình 1

Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải phản ánh cử tri hết sức bức xúc vì sách giáo khoa dùng một lần

Trưởng ban Dân nguyện cũng cho biết, qua tìm hiểu thì tổng doanh thu của Nhà xuất bản giáo dục năm 2015 là 1041 tỷ đồng; 2016 là 1147 tỷ đồng ; năm 2017 là 1203 tỷ đồng. Đặc biệt, theo thống kê, năm 2016 số lượng sách giáo khoa phát hành của Nhà xuất bản Giáo dục chiếm 56,4% toàn ngành xuất bản; năm 2017, con số này là 50,4%…. Đây mới chỉ là sách giáo khoa, chưa kể sách tham khảo.

Bà Hải nhấn mạnh, cử tri phản đối việc sử dụng sách giáo khoa một lần vì cho rằng rất lãng phí. Ví dụ năm 2018-2019 Nhà xuất bản giáo dục đưa ra thị trường 100 triệu bản sách giáo khoa. 100 triệu bản này sang năm hoàn toàn không được sử dụng mà nếu có thì là bán đồng nát. Tính trung bình, mỗi năm phụ huynh chi 1.000 tỷ để mua sách giáo khoa. Học sinh tiểu học ít nhất phải mua 6 cuốn, mỗi cuốn 45-78.000 đồng ; cấp trung học cơ sở 7-15 cuôn, mối cuốn 97.000 – 144.000 đồng.

Nhưng, những quyển sách đó chỉ sử dụng một lần là do có phần bài tập đi kèm chứ không có nội dung gì hơn, sang năm tái bản vẫn như vậy, chỉ có học sinh phải điền vào phần bài giải mà mọi khi viết vào vở bài tập, hay các phần điền ô trống…, bà Hải nói.

Vị Trưởng ban Dân nguyên cho biết, vấn đề này cử tri theo đuổi nói rất nhiều, đại biểu quốc hội, bản thân bà đã đề xuất cả với Bộ trưởng khóa trước, khóa này rất nhiều lần, nhưng hiện nay vẫn bức xúc như vậy.

Sửa luật lần này, nếu tới đây một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa nữa thì theo bà Hải việc nhà xuất bản giáo dục chiếm độc quyền in ấn và xuất bản đối với thị trường xuất bản sẽ tăng lên rất nhiều. Và cử tri sẽ tiếp tục nhắn tin, gọi điện, viết thư... bày tỏ bức xúc.

Phân tích của đại biểu Nguyễn Thanh Hải nhận được sự đồng tình của nhiều ý kiến sau đó.

Không thể để nhà trường chọn sách giáo khoa vì có thể dẫn đến tiêu cực rất lớn, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh và cho rằng cần có sự thống nhất, tuỳ thuộc vào đặc điểm địa phương có thể loại bớt nội dung nhưng phải đảm bảo sự tổng thể.

Ông Tỵ cũng đề nghị cần nghiên cứu giảm tải ngay chương trình giáo dục đặc biệt gây áp lực cho học sinh như hiện nay.

Những gì hàn lâm quá thì đưa ra khỏi chương trình. Đọc bài Dế mèn phiêu lưu ký, có em chẳng biết dế mèn là con gì cả, ông Tỵ nói.

Làm sao cho học sinh học mà chơi, chơi mà học. Giờ kiến thức nhồi nhét quá lớn, nhìn học mà thương, tí tuổi đã cận hết rồi, Phó chủ tịch Đỗ Bá Tỵ góp ý.

Trẻ con giờ học khổ sở cũng là nhận xét của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Cải cách, đổi mới nhưng sau đó phải có tính ổn định, thống nhất, đồng bộ. Không thể có sách giáo khoa tự chọn được, Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm và nhấn mạnh không thể có chuyện tỉnh nào có riêng sách của tỉnh đó. Với dự án luật có phạm vi tác động sâu rộng như Luật giáo dục, Chủ tịch Quốc hội cho rằng phải sắp xếp thời gian để tiếp tục thảo luận.

Chính phủ chưa có chủ trương cải cách tiếng Việt

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga đã nêu câu hỏi: Quan điểm của Chính phủ và của Bộ Giáo dục và đào tạo khi vừa qua có nhiều ý kiến trái chiều về một số thí điểm trong giáo dục?

Về việc này, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã khẳng định: “Chính phủ chưa có chủ trương cải cách tiếng Việt, ít nhất là trong một số năm tới đây".

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói, gần đây có rộ lên câu chuyện tài liệu dạy tiếng Việt cho trẻ mới đi học, năm trước thì có câu chuyện phát âm liên quan đến đề xuất của nhà giáo Bùi Hiển. Những tranh luận vừa qua, chỉ là về phương pháp dạy phát âm cho trẻ chứ không phải đổi mới hay cải cách tiếng Việt.

Cơ quan thẩm tra dự án luật, Uỷ ban Văn hoá giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cũng nhấn mạnh, giáo dục là một lĩnh vực quan trọng, đối tượng và phạm vi ảnh hưởng lớn, tác động lâu dài tới đời sống, xã hội. Do đó, cần cẩn trọng khi quyết định những thay đổi trong chính sách giáo dục, nhất là những chính sách liên quan đến bộ máy tổ chức, chương trình giáo dục… Vì thiếu khuôn khổ pháp lý, hoạt động thí điểm trong lĩnh vực giáo dục thời gian qua còn nhiều lúng túng, hạn chế, một số chương trình thí điểm đã gây nhiều ý kiến trái chiều trong cử tri và dư luận xã hội.

Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết bà cũng hết sức quan tâm đến việc khi chương trình thực nghiệm trở thành đại trà thì thế nào.

Bà Hải nhấn mạnh, quy định của Luật Giáo dục hiện hành vẫn còn nguyên giá trị là: Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học... Nhưng, đơn cử, tại Hà Tĩnh đã dùng 100% sách công nghệ giáo dục thì thực nghiệm đã thành đại trà!

Theo bà Hải, ngoài phương pháp đánh vần thì phụ huynh còn phản ánh nhiều bài văn, thơ của sách này có quan điểm khác lạ.

"Hôm qua từ 17 đến 19 giờ tôi đi tìm mua quyển sách này ở rất nhiều các hiệu sách tại Hà Nội mà không thể mua được. Vậy phụ huynh muốn học cùng con thì mua ở đâu?, hay quyển sách này là độc quyền về cung cấp", bà Hải nói.

Theo bà Hải thì luật quy định quyền về người học và cha mẹ cần được biết về chương trình được dạy cho con mình.

Đồng tình với nhiều phân tích của bà Hải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh thực nghiệm đổi mới nhiều quá làm cho học sinh quá khổ. 

“Tôi học mấy chục năm rồi mà từng tên núi tên sông, bản đồ thế nào, lịch sử các triều đại thể nào vẫn còn nhớ nguyên, nhưng hỏi trẻ thì nó không biết, trong khi dạy thêm học thêm quá nhiều, Chủ tịch Quốc hội nói.

Thực nghiệm mấy chục năm vẫn còn thực nghiệm, hết chương trình này thì điếm đến chương trình kia thực nghiệm, khổ lắm”, Chủ tịch Quốc hội phát biểu.

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Hàng loạt điểm nhấn hứa hẹn mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm mùa hè tại Sầm Sơn
Hàng loạt điểm nhấn hứa hẹn mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm mùa hè tại Sầm Sơn

Chiều 16/4, UBND TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tổ chức gặp mặt báo chí để cung cấp thông tin về hoạt động du lịch biển năm 2024. Theo đó, với hàng chục hoạt động chào mừng trước, trong và sau Lễ hội du lịch biển sẽ góp phần nối dài hành trình trải nghiệm của mỗi du khách khi đến nơi đây.

Khai mạc trưng bày ảnh nghệ thuật, mỹ thuật “Hải Phòng – Kết nối miền di sản”
Khai mạc trưng bày ảnh nghệ thuật, mỹ thuật “Hải Phòng – Kết nối miền di sản”

Ngày 16/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Khai mạc trưng bày ảnh nghệ thuật, mỹ thuật với chủ đề “Hải Phòng – Kết nối miền di sản” hưởng ứng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024.

Lãnh đạo TP. Hải Phòng thăm, tặng quà các cá nhân, gia đình người có công tại huyện An Lão
Lãnh đạo TP. Hải Phòng thăm, tặng quà các cá nhân, gia đình người có công tại huyện An Lão

Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 16/4, Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Lê Khắc Nam đến thăm, tặng quà các cá nhân, gia đình người có công tại huyện An Lão. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương liên quan.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dâng hương tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Khu di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ; gặp mặt, tặng quà tri ân gia đình các chiến sĩ Điện Biên, gia đình chính sách tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc 2024 công bố nhà tài trợ
Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc 2024 công bố nhà tài trợ

Sáng nay, tại Hà Nội, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng (TNTP&NĐ), Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phối hợp cùng nhãn hàng Nestlé MILO đã tổ chức Lễ Họp báo Công bố Nhà tài trợ Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) Toàn quốc Cúp Nestlé MILO 2024.

Lạng Sơn: Họp phiên chất vấn về thực hiện quy định của pháp luật đối với công tác giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật
Lạng Sơn: Họp phiên chất vấn về thực hiện quy định của pháp luật đối với công tác giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật

Ngày 16/4, Thường trực HĐND tỉnh Lạng Sơn tổ chức họp phiên chất vấn về thực hiện quy định của pháp luật đối với công tác giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Chủ tịch HĐND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thị Hậu chủ trì phiên họp.