Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thủ tướng chủ trì Hội nghị sơ kết thực hiện NQ 13-NQ/TW

THCL- Sáng 21/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị trực tuyến to

THCL Sáng 21/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 của BCH Trung ương Đảng về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị, sau 3 năm triển khai, việc thực hiện Nghị quyết số 13 đã đạt được những kết quả tích cực. Nghị quyết đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có những chỉ đạo kịp thời, tạo ra những chuyển biến lớn trong phát triển kết cấu hạ tầng từ nhận thức đến hành động cụ thể

Nhiều công trình hạ tầng lớn được đưa vào sử dụng

Các nhiệm vụ về xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển kết cấu hạ tầng nhìn chung được thực hiện đầy đủ, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã được xây dựng, hoàn thiện cơ bản về số lượng theo Chương trình hành động của Chính phủ đề ra.

Nhiều đề án quy hoạch và xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể được rà soát điều chỉnh theo lộ trình đề ra trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết với mục tiêu nâng cao tính khả thi, đồng bộ và hiện đại.

Một số công trình giao thông quan trọng được đầu tư, nâng cấp và hoàn thành, đảm bảo kết nối giữa các vùng miền trong cả nước và với quốc tế.

Cụ thể, các công trình giao thông quy mô lớn như các tuyến đường trục chính, cầu lớn, sân bay đã được hoàn thành (đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh-Trung Lương, Cầu Giẽ-Ninh Bình, Liên Khương-Đà Lạt, đại lộ Thăng Long, Hà Nội-Thái Nguyên, Nội Bài-Lào Cai, Nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài…). Hàng loạt công trình hạ tầng giao thông trọng điểm khác có quy mô lớn đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, nhất là hạ tầng giao thông ở các vùng kinh tế trọng điểm được ưu tiên bố trí vốn đầu tư dứt điểm để sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả.

Nhiều dự án hạ tầng năng lượng đã được đầu tư, tăng thêm năng lực cho hệ thống năng lượng quốc gia. Hạ tầng thủy lợi được quan tâm đầu tư, góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhiều công trình hạ tầng các đô thị được đầu tư, tạo sự chuyển biến trong phát triển kết cấu hạ tầng các đô thị lớn.

Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cũng được quan tâm đầu tư xây dựng hiện đại, rộng khắp, kết nối với quốc tế và từng bước hình thành siêu xa lộ thông tin. Hạ tầng giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ tiếp tục được nâng cấp, hoàn thiện. Hạ tầng y tế đang được khẩn trương đầu tư và đẩy nhanh tiến độ, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Chương trình xây dựng nông thôn mới đã thực sự phát huy tác dụng, bộ mặt nông thôn được đổi mới, đời sống nhân dân được nâng lên.

Sự thay đổi nhận thức về vai trò của các khu vực thể chế và vận dụng cơ chế thị trường trong huy động và sử dụng nguồn lực đã bước đầu phát huy tác dụng, qua đó đã huy động được nguồn lực đáng kể từ doanh nghiệp và người dân tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

Nêu rõ khó khăn và giải pháp thực hiện hiệu quả trong đầu tư kết cầu hạ tầng

Phát biểu gợi ý thảo luận tại Hội nghị, nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển kết cấu hạ tầng - một trong những khâu đột phá chiến lược, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung phân tích rõ những mặt đã đạt được, những hạn chế, khó khăn, yếu kém còn tồn tại sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13. Trong đó cần phân tích rõ nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, đề xuất các giải pháp để huy động tối đa nguồn lực, nhất là nguồn lực xã hội hóa cho đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, các giải pháp để thực hiện đầu tư theo quy hoạch tốt hơn, tránh tình trạng có nơi có chợ mà không có người, có nơi lại thiếu chợ; hoặc có nơi bệnh viện quá tải, nhưng có nơi bệnh viện lại không có ai nằm.

Các bộ, ngành, địa phương cũng cần kiến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của đầu tư công; việc đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, khắc phục tình trạng giải phóng mặt bằng chậm làm kéo dài tiến độ thi công các công trình, dẫn đến phát sinh chi phí đầu tư, làm giảm hiệu quả đầu tư; việc tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện công tác phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội.

Theo Chinhphu.vn

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.