Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Trình Quốc hội quyết 10.000 tỷ đồng tiền bán cổ phần nhà nước

 

THCLChiều 15/6, phiên họp thứ 49 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã bế mạc. Trước đó, UBTVQH cho ý kiến việc xử lý và phân bổ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước năm 2015.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bế mạc phiên họp thứ 49

Theo đó, UBTVQH đã nhất trí, nguồn kinh phí còn lại và tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2015 là 5.460 tỷ đồng. Số tiền này để bù đắp số hụt thu 2.144 tỷ đồng; thưởng vượt thu cho 10 địa phương và dành kinh phí cho tăng lương là 2.100 tỷ đồng.

Riêng khoản chi 10.000 tỷ đồng bán cổ phần nhà nước tại một số doanh nghiệp thực chất không phải là khoản tiết kiệm chi, cũng không phải là tăng thu ngân sách nhà nước. UBTVQH đề nghị Chính phủ trình ra Quốc hội để Quốc hội quyết định. Với 100% thành viên tán thành, UBTVQH đã thông qua chủ trương phân bổ khoản tiền 5.460 tỷ đồng theo đề nghị của Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, trên cơ sở báo cáo rà soát số liệu của Kho bạc Nhà nước và các địa phương, thực hiện quy định của Luật NSNN, Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phương án sử dụng nguồn kinh phí còn lại và tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2015 (5.460 tỷ đồng) và nguồn 10.000 tỷ đồng tiền bán cổ phần sở hữu nhà nước tại một số doanh nghiệp năm 2015 chưa sử dụng.

Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, trong báo cáo thẩm tra đánh giá cao các giải pháp quản lý, điều hành NSNN của Chính phủ, những nỗ lực của các cấp, các ngành đã thể hiện rõ nét ở kết quả thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên, tiết kiệm dự phòng, cắt giảm các nguồn chưa sử dụng, đặc biệt là 10.000 tỷ đồng đã được Quốc hội cho phép nhưng chưa phải sử dụng đến.

Về mục đích sử dụng số tiền trên, đa số ý kiến trong Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội tán thành với đề xuất của Chính phủ. Một số ý kiến cho rằng, cần xem xét sử dụng các khoản tiết kiệm chi để giảm bội chi NSNN tương ứng. Đối với khoản 10.000 tỷ đồng chỉ phân bổ cho mục tiêu chi đầu tư phát triển theo quy định tại Nghị quyết số 99/2015/QH13 của Quốc hội.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ, việc quyết định phương án sử dụng số tiền 5.460 tỷ đồng thuộc thẩm quyền của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và nhận thấy đề nghị của Chính phủ là phù hợp với quy định của pháp luật nên biểu quyết thống nhất phương án phân bổ do Chính phủ trình.

Theo đó, bù đắp số hụt thu cân đối NSTW năm 2015 là 2.144 tỷ đồng.

Số tiền 1.216 tỷ đồng sẽ dùng để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Luật NSNN và Nghị quyết Quốc hội. Trong đó, thưởng vượt dự toán thu phân chia giữa NSTW và NSĐP cho 10 địa phương 1.128 tỷ đồng và hỗ trợ đầu tư trở lại từ số vượt thu tại các cửa khẩu quốc tế đường bộ là 88 tỷ đồng.

Phần còn lại 2.100 tỷ đồng sẽ được bổ sung vào kinh phí chi cải cách tiền lương.

Về phương án sử dụng nguồn 10.000 tỷ đồng tiền bán cổ phần sở hữu nhà nước tại một số doanh nghiệp năm 2015 chưa sử dụng, Chính phủ kiến nghị cho phép chuyển nguồn này sang năm 2016 để sử dụng cho các nhiệm vụ: điều chỉnh chuẩn nghèo (4.000 tỷ đồng) và tăng chi đầu tư phát triển 6.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nhận thấy không thuộc thẩm quyền nên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ trình ra Quốc hội và thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương là chỉ chi cho đầu tư phát triển, trong đó ưu tiên chống xâm nhập mặn, chống biến đổi khí hậu.

“Rất chia sẻ với Bộ trưởng là chính sách (cho người nghèo, người có công...) còn nợ nhiều nhưng ta phải tìm nguồn khác. Khoản bán cổ phần thì Trung ương chủ trương đây là nguồn tài sản quốc gia nên phải chi cho phát triển đất nước, không phân tán” – ông Phùng Quốc Hiển kết luận.

L.Danh (Thương hiệu và Công luận)

Tin mới

Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024
Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024

UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.

Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam
Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam

Đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geveve là cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam với nhiều bài học còn nguyên giá trị về nguyên tắc, phương pháp và nghệ thuật ngoại giao, mang đậm bản sắc ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Giá quặng sắt đã tăng lên mức cao nhất trong bảy tuần
Giá quặng sắt đã tăng lên mức cao nhất trong bảy tuần

Giá quặng sắt đã tăng lên mức cao nhất trong bảy tuần khi nhà sản xuất quặng sắt lớn thứ tư thế giới Fortescue cho biết các lô hàng trong năm nay có thể sẽ ở mức thấp hơn dự báo sau khi sự gián đoạn ảnh hưởng đến nguồn cung tại các mỏ ở Tây Úc.

TP. Hồ Chí Minh đặt chỉ tiêu trồng mới và cải tạo 12.000 cây xanh trong giai đoạn 2024-2025
TP. Hồ Chí Minh đặt chỉ tiêu trồng mới và cải tạo 12.000 cây xanh trong giai đoạn 2024-2025

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa đưa ra chỉ tiêu giai đoạn 2024-2025 thành phố phải phát triển tối thiểu 68 ha công viên công cộng, phát triển tối thiểu 4 ha mảng xanh công cộng, trồng mới và cải tạo 12.000 cây xanh.

Indonesia tăng lãi suất cơ bản lên mức cao kỷ lục nhằm chống lại sự mất giá của tiền tệ
Indonesia tăng lãi suất cơ bản lên mức cao kỷ lục nhằm chống lại sự mất giá của tiền tệ

Hôm thứ Tư (24/4), Ngân hàng trung ương Indonesia đã bất ngờ tăng lãi suất cơ bản lên mức cao kỷ lục nhằm chống lại sự mất giá của tiền tệ.

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm
SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

Khách hàng doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài trợ thương mại, ngân hàng điện tử, thẻ tín dụng, gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) có cơ hội nhận e-Voucher trị giá tối đa 3 triệu đồng, 01 lượng vàng AJC kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tổng trị giá giải thưởng lên tới hàng tỷ đồng.