Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Syria hậu IS: Nga-Mỹ vào cuộc đấu mới, khốc liệt hơn

Mỹ vừa cam kết hỗ trợ các cơ quan quản lý địa phương tại các khu vực do SDF quản lý, trong khi Nga cũng tuyên bố sẽ ở lại Syria.

Nga-Mỹ sẽ hiện diện lâu dài ở Syria

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Heather Nauert phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 18/10 rằng, Mỹ đã lập kế hoạch về việc ở lại Raqqa và cung cấp viện trợ nhân đạo, trong khi Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) sắp giải phóng thành phố này từ tay tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).

Bà Nauert nói rằng, việc giải phóng Raqqa khỏi sự kiểm soát tàn bạo của IS đã đến gần. SDF ước tính Raqqa hiện đã giải phóng được hơn 90% và Mỹ đang tiếp tục hỗ trợ Lực lượng Dân chủ Syria để gây sức ép lên vài khu vực mà các tay súng IS đang còn hiện diện.

Bà nhấn mạnh thêm rằng, sau khi Raqqa được giải phóng, Mỹ cùng với các đối tác liên minh của mình sẽ tiến hành rà phá bom mìn trong thành phố; sau đó, khôi phục lại hệ thống điện và làm sạch nước là những ưu tiên hàng đầu. Quá trình này sẽ tương tự như ở thành phố Mosul của Iraq.

Mỹ và các đồng minh đã chuẩn bị cho các bước tiếp theo và sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác để tiến hành công tác viện trợ nhân đạo cho những người gặp khó khăn và hỗ trợ các nỗ lực ổn định tại Raqqa và các khu vực được giải phóng khác bao gồm việc hỗ trợ các cơ quan quản lý địa phương.

Bà lưu ý rằng Hoa Kỳ sẽ duy trì sự ủng hộ “một tiến trình chính trị đáng tin cậy cho tương lai của Syria".

Cuộc vây hãm Raqqa đã diễn ra trong thời gian 4 tháng, lực lượng chủ yếu là Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), mà nòng cốt là Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG), được sự trợ giúp quân sự đắc lực của liên minh chống IS do Hoa Kỳ lãnh đạo.

Tuyên bố này là sự thể hiện nghiêm túc về ý định của Hoa Kỳ sẽ hiện diện lâu dài tại Syria, với SDF hoạt động như một lực lượng ủy nhiệm của họ, để giúp Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện chính trị, quân sự của nó bằng cách sử dụng chiêu bài “hỗ trợ người Kurd".

Nếu như vào hồi năm 2015, ở Syria hầu như không có cố vấn Mỹ thì hiện nay hàng ngàn chuyên gia quân sự Mỹ đang hiện diện ở các khu vực người Kurd ở Aleppo, ở al-Hasakah, ở Raqqa và tới đây, binh lính và chuyên gia quân sự Mỹ sẽ tiếp tục đổ vào Syria. 

Syria hậu IS: Nga-Mỹ vào cuộc đấu mới, khốc liệt hơn - Hình 1

Cuộc đấu mới khốc liệt hơn ở Syria sẽ bắt đầu sau khi sạch bóng IS

Chưa thể khẳng định về sự hình thành của "một quốc gia độc lập" ở khu vực do SDF quản lý, nhưng chắc chắn là nó sẽ trở thành khu vực được Mỹ bảo trợ, gây ra rất nhiều vấn đề nan giải cho không chỉ Syria mà cả các nước láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ hay Iraq.

Sự hiện diện lâu dài của Mỹ ở Syria là điều hoàn toàn có thể gây ra rất nhiều rắc rối, trừ khi có thể đạt được một số thỏa thuận nào đó giữa các bên tham gia ủng hộ các lực lượng tham chiến ở Syria là Mỹ (hỗ trợ người Kurd) và Nga (hậu thuẫn chính quyền Assad) và chính bản thân người Kurd.

Trong khi Mỹ tuyên bố sẽ hỗ trợ SDF hậu chiến dịch chống khủng bố IS thì Nga cũng cam kết sẽ hiện diện lâu dài ở Syria.

Phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban quốc phòng và an ninh thuộc Hội đồng Liên bang Nga, ông Franz Klintsevich cho biết, chiến dịch chống IS tại Syria có thể kết thúc trong cuối năm nay, nhưng sau đó Nga sẽ không cắt giảm lực lượng quân sự của mình tại đây.

Theo ông, Nga hiện có căn cứ có căn cứ quân sự bao gồm căn cứ không quân thường trực Hmeymim và Căn cứ tác chiến hải quân ở Tartous (cùng ở tỉnh Latakia) và chắc chắn là Nga vẫn sẽ hiện diện ở đây (trước đó, Syria chấp nhận cho Nga mở căn cứ trong thời gian 49 năm và khả năng gia hạn tiếp 25 năm).

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, có rất nhiều lí do khiến Nga phải tiếp tục hiện diện quân sự ở Syria.

Ngoài các nguyên nhân là lo sợ chủ nghĩa khủng bố trỗi dậy; lo ngại sự phá bỏ tiến trình hòa giải của phe đối lập và quá trình tái thiết Syria; vấn đề chính khiến Nga lo ngại nhất chính là sự hiện diện của Mỹ và con bài người Kurd của Washington.

Nga lo ngại con bài độc của Mỹ là người Kurd

Từ trước đến nay, Nga và Syria luôn khẳng định là Hoa Kỳ sử dụng chiến dịch chống khủng bố IS như một công cụ để thực hiện kế hoạch về phân rã Syria, hủy diệt tính thống nhất của quốc gia, để hình thành nhiều vùng đối lập trong thành phần một nước liên bang, thay đổi đường biên giới ở khu vực Trung Đông.

Vì vậy, họ muốn tạo ra một lực lượng tuyệt đối trung thành với Mỹ và một “an toàn khu” ở Syria để đối chọi với chính phủ của ông Assad. Do đó, Washington đã sử dụng người Kurd Syria làm quân bài quan trọng để thực hiện mục đích này.

Giữa Washington và người Kurd đã có thỏa thuận về việc thành lập một Nhà nước Liên bang của người Kurd ở phía Đông Bắc Syria; đổi lại, Mỹ sẽ kiểm soát thực tế các vùng đất do họ chiếm được của Syria từ tay IS, sau khi được Lầu Năm Góc biến thành “chiến sĩ tiên phong chống khủng bố”.

Dưới chiêu bài chống khủng bố, người Kurd đã dần mở rộng phạm vi kiểm soát của mình ở phía Bắc Syria từ al-Hasakah sang Aleppo (Manbij) và giờ đây là al-Raqqa. Và nếu không có sự tỉnh táo của Nga và Syria, có lẽ là người Kurd đã chiếm cả tỉnh Deir Ezzor.

Như vậy, người Kurd Syria đã trở thành một công cụ của Mỹ mà ngoài Washington ra không ai có thể kiềm chế được. Trên thực tế, người Kurd hiện đã trở thành một thế lực lớn ở Syria mà chính quyền Damascus và người Nga sẽ rất khó giải quyết.

Trái ngược với ý định của Nga muốn biến người Kurd trở thành một lực lượng đối lập ở Syria để dễ đưa họ vào khuôn khổ chế ước của các cuộc hòa đàm quốc tế, nhưng Mỹ thừa đủ tỉnh táo để không mắc cái bẫy đó.

Người Kurd đã nhiều lần phàn nàn là họ không được mời tham dự các cuộc đàm phán về Syria ở Geneva và Astana; tuy nhiên, việc họ không được đến đó với vai trò một lực lượng đối lập xuất phát từ chủ ý của Lầu Năm Góc, để YPG - dưới sự chỉ đạo của mình có thể tự do hành động. 

Syria hậu IS: Nga-Mỹ vào cuộc đấu mới, khốc liệt hơn - Hình 2

Người Kurd ly khai đang là quân bài rất lợi hại của Mỹ

Họ không bị coi là khủng bố phải bị tiêu diệt, mà cũng không phải là phe đối lập để phải ngừng bắn theo lệnh bất cứ ai. Họ muốn làm gì ở Syria thì làm nên trong khi Nga và Syria vất vả chống cả khủng bố lẫn đối lập thì người Kurd ung dung tập trung vào mục tiêu chính là đánh IS để cướp đất Syria.

Người Kurd không đổ máu để chiếm đất cho Syria. Nếu họ chiếm được vùng đất nào từ tay IS cũng đồng nghĩa với việc Mỹ đã xâm lược thêm một phần lãnh thổ Syria. Người Kurd giành được thêm càng nhiều đất đai cũng đồng nghĩa với việc khu tự trị tương lai của họ sẽ ngày càng rộng hơn, giàu tài nguyên hơn và sự hiện diện quân sự của Mỹ sẽ càng được mở rộng.

Mỹ xây dựng hàng loạt căn cứ và sân bay quân sự, cùng với các trại huấn luyện trên khắp vùng lãnh thổ người Kurd, biến lãnh địa của họ ở khu vực phía Bắc Syria trở thành căn cứ địa của mình và hoàn toàn có thể hỗ trợ cho họ lập quốc gia riêng, làm tiền đề cho một Israel mới.

Đây mới là điều mà Moscow và Damascus phải lo ngại nhất, khiến Điện Kremlin quyết định phải tiếp tục hiện diện quân sự ở đây. Và rõ ràng là sau khi mảnh đất Trung Đông này sạch bóng khủng bố IS thì cuộc chiến mới lại tiếp tục nổ ra căng thẳng hơn, khốc liệt hơn đối với Nga và Syria.

Hiện nay, SDF có khoảng 50.000 tay súng, trong đó có hơn 27.000 chiến binh của Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG). Ngoài ra, Liên minh các tay súng Ả Rập Syria của SDF bao gồm khoảng 23.000 quân hỗn hợp, trong đó cũng có không ít người Kurd.

Với vị thế cực kỳ quan trọng của người Kurd Syria trong cuộc đối đầu với chính quyền của ông Bashar al-Assad, Mỹ sẽ không bỏ rơi họ như đối với Peshmerga Iraq. Do đó, nếu họ tuyên bố lập quốc ở các vùng lãnh thổ đã chiếm được sự việc sẽ vô cùng phức tạp.

 Thiên Nam - Baodatviet

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%
Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%

Văn phòng UBND tỉnh Bình Định vừa công bố Danh sách các cá nhân giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trễ hạn, quá hạn trong Quý 1 và tháng 4/2024. Theo đó, riêng quý 1/2024, toàn tỉnh có 99,84% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn.

Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng
Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng báo cáo UBND tỉnh về việc nguồn cấp nước không đảm bảo chất lượng, không ổn định tại Khu công nghiệp Lộc Sơn.

UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024
UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024

UBND TP.Hà Nội vừa có Văn bản số 70/KH-UBND về việc kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024, dựa trên đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA
Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA

Công ty cổ phần ASTA HEALTHCARE USA bị xử phạt do thay đổi thiết kế (tăng diện tích sàn) mà không lập thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng tại dự án nhà máy về dược phẩm tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp 1.

Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua
Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua

VN-Index mất thêm gần 20 điểm; Tỷ giá tăng 4,9%, Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ can thiệp; Margin "phình to" quý I và câu trả lời cho đà giảm của VN-Index; Mùa đại hội cổ đông, mùa tái cấu trúc doanh nghiệp!; Châu Á ra sức hỗ trợ tiền tệ khi đồng đô la tăng mạnh…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.