Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tài sản công đang thất thoát lớn

Theo kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước (KTNN), đến 30/9/2017, đã phát hiện nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công của các bộ, ngành, địa phương.

Thu "thừa" hơn 22.000 tỷ đồng phí BOT

Báo cáo của KTNN cho thấy, về quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức đối tác công tư (PPP) của Bộ Giao thông vận tải, qua kiểm toán 22 dự án, KTNN kiến nghị giảm thời gian thu phí 62 năm 8 tháng (tương ứng giảm doanh thu 22.237,6 tỷ đồng).

Đồng thời, qua kiểm toán, phát hiện có 6/52 trạm thực hiện thu phí trước 14 năm 6 tháng, trong khi chưa đủ điều kiện thu phí, thu phí trước thời điểm dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng; toàn quốc có 31/87 trạm thu phí trên cùng tuyến không đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 2 trạm 70 km.

Tài sản công đang thất thoát lớn - Hình 1

Các dự án BOT đang "ăn gian" hơn 22.000 tỷ đồng

Về quản lý và sử dụng đất dự án khu đô thị, qua kiểm toán tại một số địa phương, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 4.302 tỷ đồng.

Một số tồn tại được KTNN chỉ rõ, như: Việc phê duyệt, thay đổi quy hoạch sử dụng đất còn tùy tiện; một số khu đô thị, nhà ở được phê duyệt quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch chiều cao tầng, hệ số sử dụng đất, chỉ tiêu mật độ dân số chưa phù hợp với định hướng quy hoạch chung; việc xác định giá đất chưa kịp thời, làm chậm nộp vào NSNN; xác định giá thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa phù hợp; chuyển nhượng dự án khi chưa đủ điều kiện theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.

Về việc định giá DN và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị DN cổ phần hóa, qua kiểm toán tại 4 DN, KTNN xác định các khoản phải nộp NSNN tăng thêm 491,5 tỷ đồng; xác định giá trị vốn nhà nước tăng thêm 6.374,7 tỷ đồng; giá trị thực tế DN tăng 7.172,3 tỷ đồng…

Ba NH “0 đồng”… dậm chân tại chỗ

Qua kiểm toán 13 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, KTNN đã phát hiện nhiều tồn tại, sai sót, trong công tác quản lý tài chính, tài sản công: Khai thác tài nguyên, khoáng sản khi chưa được cấp giấy phép, giấy phép hết hạn hoặc khai thác vượt công suất; chưa nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lợi nhuận sau thuế vào NSNN theo quy định; để phát sinh nợ phải thu khó đòi, hàng hóa tồn kho, ứ đọng, kém, mất phẩm chất với giá lớn.

KTNN cũng xác định hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư ra nước ngoài của 13 tập đoàn, tổng công ty nhà nước còn thấp; xác định giá trị quyền sử dụng đất, giá trị thương hiệu, giá trị thực tế tài sản cố định, giá trị các khoản đầu tư tài chính không đầy đủ hoặc bàn giao tài sản không đúng thực tế dẫn đến xác định thiếu giá trị DN khi cổ phần hóa; quản lý đất đai lỏng lẻo, thiếu hồ sơ pháp lý, bị lấn chiếm.

Phần lớn DN hạch toán tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí còn sai sót; nhiều DN có bộ máy tổ chức cồng kềnh, năng suất lao động thấp.

Ngoài ra, KTNN đã đưa ra nhiều kiến nghị hoàn thiện, bổ sung cơ chế, chính sách nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế trong việc cấp quyền khai thác khoáng sản, điều hành giá xăng dầu, xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt mặt hàng thuốc lá, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược để cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, chuyển nhượng đất thuê nhà nước dưới hình thức góp vốn liên doanh, hợp tác đầu tư bằng giá trị lợi thế quyền thuê đất nhà nước tại nhiều DN…

Về kết quả tái cơ cấu lại 3 NHTM được NHNN mua giá 0 đồng: Qua kiểm toán cho thấy, sau 2 năm được NHNN mua lại, thực trạng tài chính của 3 NH vẫn không được cải thiện, hoạt động kinh doanh tiếp tục thua lỗ lớn, việc âm vốn chủ sở hữu ngày càng tăng và nếu không có biện pháp xử lý hữu hiệu, sẽ tiếp tục lỗ thêm nhiều nghìn tỷ đồng.

Đối với ngân sách địa phương, KTNN đã có nhiều phát hiện việc sử dụng sai nguồn kinh phí số tiền 1.216 tỷ đồng; tạm ứng dự toán từ NSTW kéo dài, quá thời hạn đến 31/12/2016 chưa hoàn trả ngân sách trung ương 1.133 tỷ đồng.

Ngân sách tại một số tỉnh, thành phố còn cho vay, tạm ứng kéo dài nhiều năm, chậm thu hồi, được kiểm toán nhưng chậm khắc phục. Trong đó, 9/23 địa phương tạm ứng xây dựng cơ bản và tạm ứng khác đã quá hạn, nhưng chưa được thu hồi 3.256 tỷ đồng, trong khi hàng năm địa phương vẫn phải đi vay và trả lãi vay...

Như vậy, tổng hợp sơ bộ kết quả xử lý tài chính của 108 dự thảo báo cáo kiểm toán là 22.954 tỷ đồng (thu NSNN 11.017 tỷ đồng, giảm chi NSNN 6.783 tỷ đồng, kiến nghị xử lý khác 5.154 tỷ đồng), riêng tăng thu về NSNN gấp 4,05 lần so cùng kỳ năm 2016 (2.719 tỷ đồng).

Anh Đức

Bài liên quan

Tin mới

Ngân hàng Eximbank nợ xấu tăng tăng 58% so với đầu năm 2023, lãi giảm 26,5%
Ngân hàng Eximbank nợ xấu tăng tăng 58% so với đầu năm 2023, lãi giảm 26,5%

Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, EIB) cho thấy nhà băng này năm 2023 có thu nhập lãi thuần 1.397 tỷ đồng, giảm 2,79% so với cùng kỳ một năm trước. Trong năm 2023, Eximbank trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hơn 694 tỷ đồng, tăng 6,7 lần so với năm trước (103 tỷ đồng).

Cổ phiếu được giao dịch trở lại, Hải Phát muốn huy động 3.000 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu
Cổ phiếu được giao dịch trở lại, Hải Phát muốn huy động 3.000 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu

Ngay sau khi cổ phiếu HPX được giao dịch trở lại, Công ty CP Đầu tư Hải Phát lên kế hoạch chào bán hơn 300 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng
Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang vừa ký, ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh.

Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á
Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), sự cố sập cầu ở Baltimore trong tuần này sẽ là lực cản đối với thị trường xuất khẩu than của Mỹ trong năm nay.