Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tại sao VTV bị ép giá bản quyền ASIAD?

Dưới góc nhìn một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực bản quyền truyền hình, Giám đốc kênh thể thao VTC3 Vũ Quang Huy cho rằng việc giá bản quyền ASIAD 2018 tại Việt Nam tăng gấp nhiều lần so với các kỳ đại hội trước có nguyên nhân từ hiệu ứng U23 Việt Nam. Nhưng liệu đây có phải là yếu tố duy nhất để lý giải cho việc các nhà đài Việt Nam bị "ép giá"?

Ở VCK U23 châu Á hồi đầu năm, U23 Việt Nam từ một đội bóng kém tên tuổi bất ngờ đi một mạch lên ngôi Á quân, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm rất lớn.

Tại sao VTV bị ép giá bản quyền ASIAD? - Hình 1

Hiệu ứng U23 Việt Nam tạo cơ hội để đối tác ép giá nhà đài Việt Nam

"Giải nào có U23 Việt Nam tham dự, giải ấy sẽ rất "hot". Từ giờ trở đi cứ xác định nhanh là mọi giải đấu có U23 Việt Nam thi đấu, các đối tác đều sẽ tìm cách ép giá nhà đài Việt Nam”, ông Vũ Quang Huy nhấn mạnh.

Bên cạnh xu hướng tăng chung, việc giá bản quyền truyền hình các giải thể thao (World Cup, Euro, ASIAD, AFF Cup, SEA Games...) tại Việt Nam tăng phi mã thời gian qua không thể không nói tới vai trò và trách nhiệm của các nhà đài.

Trong thông báo phát đi tối 30/7, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) cho biết "không thể đàm phán việc mua bản quyền ASIAD 2018", do đối tác KjsmWorld Corp (trụ sở Hàn Quốc, đơn vị mua lại từ Ban tổ chức Á vận hội) đặt giá quá cao.

Chia sẻ thêm về thông báo trên, ông Phan Ngọc Tiến - Trưởng Ban sản xuất các chương trình thể thao VTV, nhận định: "Sau khi VTV mua được bản quyền World Cup 2018 thì có thể đối tác nước ngoài có cái nhìn khác về năng lực tài chính của VTV".

Ở thương vụ bản quyền World Cup vừa qua, VTV và đối tác đã có gần 2 năm đàm phán căng thẳng về mức giá. VTV chỉ chấp thuận trả mức giá phù hợp trong khi đối tác kiên quyết không hạ giá và sự việc chỉ được giải quyết sau khi 2 tập đoàn lớn trong nước hỗ trợ thêm kinh phí để VTV mua thành công bản quyền, phục vụ khán giả.

Ngược trở lại khoảng 10 năm trước, việc các nhà đài cạnh tranh độc quyền gói bản quyền Ngoại hạng Anh, thậm chí "đi đêm", chấp thuận trả giá cao để bằng mọi giá sở hữu độc quyền đã tạo cơ hội cho đối tác thối giá và ép giá. Điều này tạo tiền lệ xấu cho các cuộc thương thảo hợp đồng bản quyền thể thao sau này, khi các đối tác "bắt thóp" được nhà đài Việt Nam để đưa ra mức giá và cách thức đàm phán có lợi nhất cho mình.

Đại diện một nhà đài kể câu chuyện hậu trường xung quanh quá trình tiếp cận bản quyền World Cup 2018, rằng phía đối tác đã rất lọc lõi khi mời đại diện các nhà đài Việt Nam tới để chào bán gói bản quyền, song thay vì mời tất cả, họ mời lần lượt từng đại diện vào phòng đàm phán. Và như thế, khiến những người còn lại ngồi ngoài thấp thỏm không rõ bên trong hai bên thoả thuận những gì, và liệu "đối thủ" có hớt tay trên giành gói bản quyền hay không. 

"Ông nào nôn nóng, tham vọng độc quyền bằng mọi giá thì rất có thể chấp thuận mức giá (dù là) đắt đỏ mà đối tác đưa ra. Và như thế là đã "mắc câu" họ rồi", đại diện nhà đài trên chia sẻ.

Với sự phát triển của truyền hình trả tiền, cũng như mức sống của người dân ngày một tăng, Việt Nam dự báo đã, đang và sẽ là thị trường béo bở cho các đơn vị kinh doanh các gói bản quyền truyền hình thể thao.

Đòi hỏi mua giá rẻ đối với các giải đấu được quan tâm gần như là không tưởng. Câu chuyện cần bàn là làm sao để có sự chủ động và mức giá chấp nhận được, không để người dân thấp thỏm và là đối tượng chịu thiệt nếu nhà đài đàm phán thất bại.

Một trong những mô hình được nhắc đến là liên kết giữa các nhà đài. Dẫn chứng ngay tại World Cup 2018, trước tình cảnh đối tác chào giá cao, các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia đều sử dụng mô hình liên kết . Theo đó các nhà đài, doanh nghiệp cùng góp kinh phí, cử đại diện đứng ra đàm phán trên tinh thần "các bên cùng có lợi" (vừa qua VTV cũng phải nhờ tới sự góp sức của 2 tập đoàn lớn mới đủ kinh phí để mua bản quyền World Cup 2018). 

Tất nhiên khi nhóm nhà đài có được bản quyền, người dân - khách hàng của họ cũng được hưởng lợi.

Bàn thêm về vấn đề này, bình luận viên bóng đá Ngô Quang Tùng cho rằng, trong kinh doanh nói chung và vấn đề bản quyền truyền hình nói riêng luôn chứa đựng những yếu tố may mắn hoặc rủi ro.

"Song nếu các nhà đài Việt Nam thực sự dự đoán được tình hình và luôn đặt mục tiêu phục vụ khán giả lên hàng đầu thì hoàn toàn có thể có những cam kết dài hơi với FIFA (giữ bản quyền World Cup), UEFA (giữ bản quyền EURO), Hội đồng Olympic châu Á (giữ bản quyền ASIAD)", bình luận viên Quang Tùng góp ý.

Dẫn chứng cụ thể vụ bản quyền truyền hình ASIAD, bình luận viên kỳ cựu này cho rằng nếu VTV thông qua Ủy ban Olympic Việt Nam để có cuộc làm việc, cam kết gắn bó với OCA 5-10 năm, khẳng định được là đối tác tin cậy, cam kết đi cùng nhau trên một đoạn đường đủ dài thì chắc chắn không có chuyện giá bản quyền tăng đột biến như những gì đã diễn ra thời gian qua.

Bảo Ngọc

Bài liên quan

Tin mới

Cần Thơ: Vận động Nhân dân tham gia phòng chống tội phạm
Cần Thơ: Vận động Nhân dân tham gia phòng chống tội phạm

Thời gian qua, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc (TDBVANTQ) trên địa bàn quận Bình Thủy, có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác tuyên truyền phòng chống tội phạm được triển khai bằng nhiều hình thức, giúp người dân hiểu, mạnh dạn tham gia tố giác tội phạm. Qua đó, góp phần để lực lượng chức năng thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) tại địa phương.

Điện Gia Lai (GEG) hoàn thành 108% kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2023
Điện Gia Lai (GEG) hoàn thành 108% kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2023

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023 của Công ty cổ phần Điện Gia Lai (GEC, Công ty: mã GEG), doanh thu thuần hợp nhất 2023 tăng nhẹ 3%, đạt 2.163 tỷ đồng trong bối cảnh ngành điện 2023 đối mặt khó khăn thách thức trên nhiều phương diện.

Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng tại siêu dự án tâm linh 10.000 tỷ đồng
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng tại siêu dự án tâm linh 10.000 tỷ đồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu UBND tỉnh Hải Dương chủ động phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang tiếp thu đầy đủ ý kiến của các bộ, ngành để triển khai các bước cần thiết theo đúng quy trình, thủ tục để đầu tư, phát triển khu vực hồ Thanh Long theo đúng quy định và không được để xảy ra tiêu cực, tham nhũng.

Đa dạng sắc màu văn hóa Nhật Bản tại Bình Dương
Đa dạng sắc màu văn hóa Nhật Bản tại Bình Dương

Trong 2 ngày (16 và 17-/3), tại Trung tâm mua sắm SORA Gardens SC thành phố mới Bình Dương, đã diễn ra Lễ hội Nhật Bản lần thứ 7. Với chủ đề “Sắc màu Nhật Bản” (Colorful Japan), lễ hội đã mang đến cho du khách và người dân địa phương một không gian văn hóa nhiều màu sắc của đất nước “mặt trời mọc”.

Hải Dương bàn giao vị trí móng cột đường dây 500kV Nam Định I – Phố Nối
Hải Dương bàn giao vị trí móng cột đường dây 500kV Nam Định I – Phố Nối

Tỉnh Hải Dương đã bàn giao 74/74 vị trí móng cột cho nhà thầu thi công dự án đường dây 500kV Nam Định I - Phố Nối.

Đắk Lắk: Huyện Cư Kuin thắt chặt an ninh mùa thu hoạch hồ tiêu
Đắk Lắk: Huyện Cư Kuin thắt chặt an ninh mùa thu hoạch hồ tiêu

Vụ mùa tiêu năm 2024, giá hồ tiêu liên tục tăng cao sau nhiều năm rớt giá, đây là tín hiệu đáng mừng cho nông dân trồng tiêu trên địa bàn huyện Cư Kuin. Tuy nhiên, giá hồ tiêu tăng cao cũng khiến nhiều đối tượng xấu nổi "lòng tham", lợi dụng sự lơ là của người dân để thực hiện hành vi trộm cắp.