Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tăng cường kiểm soát thị trường BĐS

Thực hiện Nghị quyết số 113/2015/QH13 về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn, Bộ Xây dựng vừa có Báo cáo gửi Quốc hội, các đại biểu Quốc hội tình hình thực hiện Nghị quyết thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ Xây dựng từ tháng 12/2015 - 9/2018, để chuẩn bị cho Kỳ họp Quốc hội thứ 6 sắp tới.

 

Thực hiện nhiều giải pháp

Theo Bộ Xây dựng, cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về quản lý nhà ở, thị trường BĐS.

Từ đó, tiếp tục rà soát Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, các nghị định, thông tư hướng dẫn luật về những vướng mắc, bất cập để sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong hoạt động đầu tư, kinh doanh BĐS.

Nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành chỉ thị về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư (Công văn số 2285/BXD-QLN ngày 11/9/2018); hoàn thiện trình Chính phủ Đề án “Đánh giá tình hình, dự báo xu hướng, đề xuất các giải pháp thị trường, cơ chế chính sách quản lý để thúc đẩy thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh”...

Bộ Xây dựng cũng cho biết, các giải pháp thực hiện tái cơ cấu thị trường BĐS phải gắn với thực hiện chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, đặc biệt là nhà ở xã hội (NOXH). Cụ thể, như sau:

Chủ động theo dõi, tổng hợp, đánh giá tình hình thị trường BĐS, đề xuất với Chính phủ và các bộ, ngành những giải pháp đảm bảo kiểm soát thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh. Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, DN giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án phát triển nhà ở.

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương có liên quan tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện một số dự án BĐS cao cấp, sử dụng nhiều diện tích đất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với Bộ TN&MT thực hiện công tác kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đối với các dự án KĐT, khu du lịch nghỉ dưỡng có quy mô sử dụng đất lớn.

Chỉ đạo các địa phương tiếp tục rà soát, phân loại, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm hàng hóa các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, phù hợp kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương, bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa nhà ở, đẩy mạnh phát triển nhà ở cho thuê.

Tiếp tục rà soát, giải quyết vướng mắc về loại hình BĐS mới như condotel, officetel...; nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan đến loại hình BĐS này.

Rà soát các quy hoạch đô thị, khu công nghiệp để điều chỉnh, bổ sung, bảo đảm bố trí đủ quỹ đất cho phát triển NOXH; chỉ đạo các địa phương bố trí nguồn lực hợp lý để đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu như trường học, nhà trẻ, cơ sở khám chữa bệnh, sinh hoạt cộng đồng, văn hóa, thể dục, thể thao... trong và ngoài các dự án NOXH.

Tăng cường kiểm soát thị trường BĐS - Hình 1

Có 206 dự án NOXH đang triển khai bị chậm tiến độ hoặc tạm dừng thi công

Kết quả đáng ghi nhận

Bộ Xây dựng cho biết, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở và thị trường BĐS đã cơ bản hoàn thiện, tạo lập hành lang pháp lý tương đối hoàn chỉnh để kiểm soát, điều tiết các hoạt động của thị trường, bao gồm cả việc tạo lập, giao dịch, xác lập quyền sở hữu, quản lý sử dụng sản phẩm BĐS, nhà ở, cũng như quản lý các chủ thể tham gia thị trường.

Theo Bộ Xây dựng, thị trường BĐS năm 2017 và những tháng đầu năm 2018, nhìn chung phát triển khá ổn định, giá nhà ở không có nhiều biến động lớn, một số dự án tại các khu vực gần trung tâm, có hạ tầng đầy đủ, chủ đầu tư có uy tín, triển khai đúng tiến độ, giá chào bán tăng nhẹ.

Tuy nhiên, sau 3 năm tăng trưởng liên tục (từ 2013 - 2016) thị trường BĐS 2017 có xu hướng chững lại. Trong 6 tháng đầu năm 2018, thị trường BĐS hoạt động bình thường, giá cả không có biến động so cùng kỳ 2017; tồn kho tiếp tục giảm mạnh.

Về tình trạng sốt ảo, làm giá, đẩy giá đất lên cao để thu lợi bất chính tại một số địa phương, trong thời gian qua (Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang, TP. Hồ Chí Minh...), Bộ Xây dựng cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương có giải pháp chấn chỉnh kịp thời nhằm ổn định thị trường.

Cụ thể: Ngày 11/5/2018, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 178/TB-VPCP thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ giao UBND các tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang “Có biện pháp kiên quyết và có hiệu lực để chấn chỉnh công tác quản lý đất đai, rừng, môi trường và xây dựng, ngăn chặn tình trạng mua bán đất đai và xây dựng trái phép đang diễn ra phức tạp tại Phú Quốc, Bắc Vân Phong, Vân Đồn, bảo đảm trật tự xã hội, không để cò đất, xã hội đen mua bán đất lộng hành đẩy giá lên cao trên địa bàn. Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nếu để tiếp diễn tình trạng nêu trên”...

Bên cạnh đó, việc thực hiện các chương trình phát triển nhà ở trọng điểm theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đã có nhiều kết quả.

Theo đó, diện tích bình quân nhà ở toàn quốc tiếp tục tăng đều qua các năm, năm 2017, đạt khoảng 23,4 m2 sàn/người (tăng 0,6m2 sàn/người so với 2016). Tính đến hết tháng 8/2018, diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt khoảng 23,7m2 sàn/người (tăng 0,3 m2 sàn/người so với 2017).

Chương trình NOXH tại khu vực đô thị trên cả nước, đã hoàn thành 186 dự án, quy mô xây dựng khoảng hơn 75.700 căn, tổng diện tích hơn 3.785.000 m2. Đang tiếp tục triển khai 206 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 168.700 căn, tổng diện tích khoảng 8.435.000 m2.

Chương trình hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, phòng tránh bão, lụt khu vực miền Trung, tính đến tháng 6/2018, các địa phương đã hỗ trợ được 14.200 hộ, đạt 60% so với kế hoạch; Chương trình hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, đến nay, các địa phương đã thực hiện hỗ trợ được 74.000 hộ gia đình, đạt tỷ lệ 28%...

Những tồn tại, hạn chế

Bộ Xây dựng cho rằng, lượng tồn kho BĐS tuy đã giảm, nhưng vẫn còn khá lớn (đến hết ngày 20/8/2018, tổng giá trị tồn kho BĐS còn khoảng 23.692 tỷ đồng), chủ yếu tại các dự án xa trung tâm, hạ tầng chưa đầy đủ, thiếu các dịch vụ thiết yếu nên không bán được hàng.

Về nguồn cung nhà ở, cơ cấu hàng hóa BĐS, nhất là nhà ở tại Hà Nội và TP. HCM, chưa phù hợp với nhu cầu thị trường. Thị trường dư thừa sản phẩm nhà ở cao cấp, diện tích lớn, giá bán cao, nhưng lại thiếu sản phẩm nhà ở bình dân phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận dân cư đô thị.

Thời gian qua, có nhiều dự án BĐS nghỉ dưỡng được cấp phép, nguồn cung loại hình BĐS này lớn và đa dạng. Tuy nhiên, các điều kiện của hợp đồng không chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch dẫn đến tiềm ẩn rủi ro cho cả nhà đầu tư và người mua.

Giá cả hàng hóa BĐS, nhất là giá nhà ở chưa ổn định, không phản ánh đúng giá trị thực của BĐS, không phù hợp với khả năng chi trả của số đông người. Giới đầu cơ BĐS vẫn hoạt động công khai, lợi dụng các yếu tố xã hội như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị... để đẩy giá lên cao, thu lợi bất chính làm bất ổn thị trường.

Từ cuối tháng 12/2016 đến nay (sau khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng theo quy định tại Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ đã giải ngân hết), việc triển khai chương trình NOXH theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý NOXH đã bị ách tắc.

“Do không có nguồn vốn để tiếp tục cho vay nên hầu hết các dự án NOXH đang triển khai bị chậm tiến độ hoặc tạm dừng thi công (206 dự án, quy mô xây dựng khoảng 168.700 căn hộ, tổng diện tích khoảng 8.435.000 m2), số lượng NOXH cung ứng ra thị trường hầu như không có”, Bộ Xây dựng cho biết.

Bộ Xây dựng: “Việc cân đối nguồn vốn ngân sách cho phát triển NOXH gặp nhiều khó khăn, do Chương trình hỗ trợ chính sách NOXH không thuộc danh mục các chương trình ưu tiên sử dụng vốn ngân sách Trung ương, tại NQ số 1023/NQ-UBTVQH ngày 28/8/2015 của UBTVQH về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2016 – 2020”.

Bùi Quyền

Bài liên quan

Tin mới

Thành phố Hạ Long tiếp đoàn công tác của Đại sứ Cộng hòa Séc
Thành phố Hạ Long tiếp đoàn công tác của Đại sứ Cộng hòa Séc

Sáng nay 20/4, lãnh đạo TP. Hạ Long đã đón tiếp, làm việc với đoàn công tác của Đại sứ Cộng hòa Séc tại Việt Nam đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại thành phố cho các doanh nghiệp của Cộng hòa Séc hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm.

Gói 125.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội mới giải ngân chưa tới 1% với 6 dự án
Gói 125.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội mới giải ngân chưa tới 1% với 6 dự án

Ngân hàng Nhà Nước cho biết, đến nay gói 125.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội mới giải ngân được 415 tỷ đồng, chưa tới 1% với 6 dự án.

Thành phố Móng Cái tổ chức chương trình “Biển đảo nơi địa đầu Đông Bắc”
Thành phố Móng Cái tổ chức chương trình “Biển đảo nơi địa đầu Đông Bắc”

Ngày 20/4, tại đảo Vĩnh Thực, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh tổ chức khai mạc chương trình “Biển đảo nơi địa đầu Đông Bắc” với chuỗi hoạt động trọng tâm tại hai xã đảo Vĩnh Thực, Vĩnh Trung và các hoạt động sôi nổi tại các phường ven biển Bình Ngọc, Trà Cổ, thu hút hàng ngàn người tham gia.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh tán thành chủ trương thành lập thành phố thứ năm
Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh tán thành chủ trương thành lập thành phố thứ năm

Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ra nghị quyết tán thành chủ trương thành lập một số phường thuộc thị xã Đông Triều và thành lập thành phố Đông Triều trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Các ngân hàng Trung ương Châu Á tăng cường bảo vệ tiền tệ
Các ngân hàng Trung ương Châu Á tăng cường bảo vệ tiền tệ

Các ngân hàng Trung ương Châu Á đã tăng cường bảo vệ tiền tệ khi nỗ lực chống lại sức mạnh của đồng đô la ở Châu Á phải đối mặt với thách thức mới từ diễn biến xung đột ở Trung Đông.

Việt Nam lần đầu chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore
Việt Nam lần đầu chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore

Theo số liệu thống kê của cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore, trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị nhập khẩu gạo từ thế giới của thị trường Singapore tăng mạnh ở mức 23,86% so với cùng kỳ, đạt gần 112,9 triệu SGD.