Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tăng thuế NK phôi thép: Người tiêu dùng chịu “trận”

NTD đang “méo mặt” chỉ vì mua thép chậm vài ngày, mỗi công trì

THCL NTD đang “méo mặt” chỉ vì mua thép chậm vài ngày, mỗi công trình phải “móc túi” thêm hàng trục, hàng trăm triệu đồng trả cho thép tăng giá. Nhiều DN BĐS cũng đang lao đao khi sắp tới, các công trình xây dựng sẽ phải tăng giá bán, liệu có ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm?

DN sản xuất phôi thép hưởng lợi

Theo quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với mặt hàng phôi thép và thép dài NK của Bộ Công thương, từ ngày 22/3/2016 - 7/10/2016, ngoài mức thuế NK hiện hành, các mặt hàng NK áp dụng biện pháp tự vệ chính thức phải chịu thêm mức thuế NK bổ sung, do đó, thuế NK đối với phôi thép Trung Quốc sẽ lên 33,3% và thép dài ở mức 29,2%.

Anh Lê Huy (Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ: Gia đình tôi đang xây một xưởng rộng 800 m2 (cuối tháng 3), công trình dự tính hết 800 triệu đồng, tuy nhiên, bắt đầu khởi công, khi nhập nguyên vật liệu mới tá hỏa khi đại lý phân phối báo giá tăng chóng mặt: giá sắt từ 9.000 đồng/kg, lên 13.000 đồng/kg; tôn từ 78.000 đồng/m2 tăng lên 87.000 đồng/m2, gạch, cát, sỏi, xi măng cũng tăng theo. Từ khi khảo giá đến khi khởi công, chỉ có vài ngày mà công trình chênh gần 100 triệu đồng.

Thừa nhận việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với mặt hàng phôi thép và thép dài NK khiến NTD phải chịu chi phí cao hơn, ông Phan Đào Vũ, TGĐ Công ty Liên doanh sản xuất Thép Vinausteel (Thép Việt Úc) cho biết, DN chủ yếu sản xuất thép xây dựng, nguồn phôi thép lâu nay mua ở trong nước là chính. Tuy nhiên, ngay khi mới kiện tự vệ thì giá phôi thép đã tăng ngay lập tức. Hiện nay, phôi thép đã tăng khoảng 18%, từ 7 triệu đồng lên 8,3 triệu đồng/tấn, khiến NTD phải chịu chi phí cao hơn.

Đánh giá về tác động của tự vệ tạm thời đối với các DN ngành thép (cụ thể các DN thép đã niêm yết), đại diện Công ty Chứng khoán Bảo Việt cho rằng, các DN được hưởng lợi đầu tiên là những DN sản xuất thép xây dựng tự chủ phôi thép, bao gồm Tập đoàn Hòa Phát, Công ty CP Thép Việt Ý, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, Công ty CP Thép DANA-Ý, Công ty Thép POMINA... do giảm bớt lo ngại về phôi thép NK từ Trung Quốc. Những DN không sở hữu nhà máy phôi và phải mua ngoài toàn bộ như Công ty Ống thép Việt Đức sẽ bị thiệt hại đầu tiên khi thuế NK phôi tăng lên.

Các DN sản xuất tôn mạ như Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen, Công ty CP Thép Nam Kim, Công ty CP Hữu Liên Á Châu... sẽ không được hưởng lợi gì từ quyết định này.

Tăng giá thép, giá BĐS sẽ tăng?

Trao đổi về việc “giá thép tăng có ảnh hưởng tới giá BĐS?”, ông Lại Văn Tư, Phó GĐ Sàn giao dịch Sudico cho hay: “Theo tôi, nếu tăng ít sau đó lại giảm thì sẽ không ảnh hưởng gì đến giá nhà, tuy nhiên về lâu dài, chắc chắn sẽ tác động vì đầu vào tăng thì đầu ra phải tăng”.

Lý giải việc chưa tăng giá ngay, theo ông Tư đó là do nhiều DN BĐS có kế hoạch mua thép, ký hợp đồng từ trước với các nhà cung cấp phục vụ công trình. Việc ảnh hưởng tới giá thành BĐS, còn tùy thuộc vào năng lực của chủ đầu tư, Tuy nhiên, về lâu dài, không thể ký hợp đồng thép 10 năm được, người ta thường có kế hoạch trong một thời gian nhất định, nếu chủ đầu tư nào “ăn đong” thì sẽ phải gánh giá cao.

Bên cạnh đó, việc giá thép tăng, DN BĐS có tăng giá hay không còn phụ thuộc vào mục tiêu, lợi nhuận của DN và mong muốn tốc độ bán hàng, vì tăng giá thì bán sẽ chậm…

Ông Lê Ngọc Quỳnh, GĐ Sàn giao dịch Nhà đất 24h chia sẻ: Việc tăng giá thép có ảnh hưởng tới giá nhà, tuy nhiên chưa thể tăng nhanh. Trong xây dựng tòa nhà thì thép và bê tông chiếm khoảng 50 - 60% trong giá thành sản phẩm, nếu để sau này với giá thành tăng đến 20% khối lượng thép thì giá thành sẽ đội lên khá nhiều, theo tính toán, giá thép tăng sẽ ảnh hưởng đến 60% giá nhà.

Nhiều chuyên gia BĐS cho rằng, giá vật liệu xây dựng cấu thành giá sản phẩm nên về lâu dài, nếu giá thép tăng, giá BĐS cũng sẽ tăng. Tuy nhiên, tăng bao nhiêu thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như khả năng tăng lãi suất vay thì chi phí tài chính cũng tăng lên, chính sách bán hàng…

Kiều Tuyết

Tin mới

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.