Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tăng tuổi nghỉ hưu: Đề xuất nâng tuổi hưu nam lên 62, nữ 60

Bộ LĐ-TB&XH vừa đưa ra phương án sửa đổi quy định hiện hành và đề xuất cho phép nâng tuổi nghỉ hưu của người lao động (NLĐ) theo lộ trình, từ năm 2021.

Tăng tuổi nghỉ hưu: Đề xuất nâng tuổi hưu nam lên 62, nữ 60 - Hình 1

 Đề xuất nâng tuổi hưu nam lên 62, nữ 60

Theo Bộ luật Lao động hiện hành, tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường là 60 đối với nam và 55 với nữ.

Thời gian qua, trong quá trình soạn thảo Luật Bình đẳng giới năm 2007, Bộ luật Lao động năm 2012 và Luật BHXH năm 2014, vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu được đặt ra nhiều lần.

Việc đề xuất tăng tuổi hưu được cho là một trong những giải pháp nhằm bảo đảm cân đối quỹ hưu trí và tử tuất trong dài hạn. Bởi, nếu tiếp tục giữ nguyên các quy định hiện nay về mức đóng - mức hưởng, thời gian đóng - thời gian hưởng thì sẽ mất cân đối quỹ.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, nâng mức đóng là rất khó vì tăng gánh nặng tài chính của NLĐ và làm giảm sức cạnh tranh của DN. Giảm mức hưởng cũng dẫn đến khó bảo đảm cuộc sống của người hưởng lương hưu.

Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, phương án được tính đến là đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu để cân bằng giữa thời gian đóng, mức đóng và thời gian hưởng, mức hưởng.

Liên quan tới vấn đề trên, LĐ-TB&XH dẫn 6 lý do cần tăng tuổi nghỉ hưu. Lý do quan trọng nhất là nếu giữ nguyên mức đóng - hưởng, thời gian đóng - hưởng thì quỹ hưu trí và tử tuất sẽ mất cân đối dài hạn. Theo nghiên cứu của ILO, từ năm 2023, quỹ hưu trí và tử tuất của Việt Nam sẽ rơi vào trạng thái thu trong năm không đủ bù chi, phải trích từ quỹ kết dư để chi trả. Từ năm 2034 phần quỹ kết dư trả hết phải lấy ngân sách bù vào.

Lý do thứ hai, nếu không nâng tuổi hưu và muốn đảm bảo tài chính bền vững của quỹ thì phải nâng mức đóng của người lao động và doanh nghiệp, hoặc giảm mức hưởng lương hưu của người lao động. Nâng mức đóng khó vì tăng gánh nặng tài chính cho người lao động, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp và khó khăn trong đảm bảo mức sống của người lao động. Giảm mức hưởng dẫn đến khó đảm bảo cuộc sống cho người về hưu. Vì vậy, tăng tuổi hưu là cách tốt nhất.

Lý do thứ ba, tuổi thọ bình quân của người Việt tăng nhiều so với trước, khoảng 73 với nam và 75 với nữ. Nam giới tuổi 60 trung bình sống thêm khoảng 20 năm, nữ giới tuổi 55 trung bình sống thêm 24,5 năm, thời gian hưởng lương hưu khá dài. Trong khi nhiều người nghỉ hưu tiếp tục tham gia lao động, có nhu cầu làm việc thêm.

Tăng tuổi nghỉ hưu: Đề xuất nâng tuổi hưu nam lên 62, nữ 60 - Hình 2

Kéo dài tuổi nghỉ hưu  được cho là không phù hợp với NLĐ làm việc trong các ngành nghề lao động chân tay

Lý do thứ tư Bộ LĐ-TB&XH dẫn đánh giá của Quỹ dân số Liên hiệp quốc là Việt Nam đang chuyển từ thời dân số vàng sang giai đoạn già hóa. Tương lai nền kinh tế sẽ thiếu hụt lao động trẻ. Nâng tuổi nghỉ hưu cũng là chuẩn bị cho tương lai sau này của lực lượng lao động. Nhiều nước đã nâng tuổi hưu, có nước lên 67 để ứng phó xu hướng già hóa dân số, thiếu lao động.

Lý do thứ năm, nâng tuổi hưu để tận dụng nguồn nhân lực cao tuổi, có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao trong bối cảnh sức khỏe lao động ngày càng cải thiện.

Cuối cùng, khả năng cân đối quỹ hưu trí, tử tuất phụ thuộc vào việc mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, giảm trốn đóng, sử dụng hiệu quả chi phí quản lý bảo hiểm xã hội... Theo tính toán, những yếu tố này chỉ giúp quỹ kéo dài thời gian cân đối thêm 1-2 năm.

Tại dự thảo tờ trình gửi Thủ tướng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, có nhiều ý kiến đề nghị không nên tăng tuổi nghỉ hưu vì nhiều NLĐ không muốn kéo dài thời gian làm việc mà mong được nghỉ hưu ở độ tuổi hiện hành để hưởng lương hưu. Sau đó nếu làm việc thêm thì họ có 2 khoản thu nhập. 

Việc kéo dài tuổi nghỉ hưu cũng được cho là không phù hợp với NLĐ làm việc trong các ngành nghề lao động chân tay. Với cán bộ công chức, hành chính nhà nước dẫn đến tình trạng “tham quyền cố vị”.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay, do còn nhiều ý kiến khác nhau nên dự kiến chính sách này sẽ được thể hiện 2 phương án về tuổi nghỉ hưu của NLĐ làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Phương án 1 giữ nguyên như hiện nay, nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Phương án 2, nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và từ ngày 1/1/2021 cứ mỗi năm tăng thêm 6 tháng làm việc cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Cơ quan soạn thảo cho biết dự kiến dự thảo sẽ được trình Quốc hội trong kỳ họp tháng 5/2019, biểu quyết vào kỳ họp tháng 10/2019.

Lê Quyên

Bài liên quan

Tin mới

Lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 của giáo viên, học sinh thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
Lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 của giáo viên, học sinh thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Sở GD&ĐT Hà Nội và Sở GD&ĐT TP. HCM vừa có văn bản về lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 của giáo viên, học sinh.

Giá lúa gạo hôm nay 24/4: Giá gạo xuất khẩu quay đầu giảm từ 4 - 10 USD/tấn
Giá lúa gạo hôm nay 24/4: Giá gạo xuất khẩu quay đầu giảm từ 4 - 10 USD/tấn

Hôm nay 24/4, giá lúa gạo thị trường trong nước gạo điều chỉnh tăng với gạo và giữ ổn định với lúa, trong khi đó, giá gạo xuất khẩu quay đầu giảm với mức giảm từ 4 - 10 USD/tấn.  Hiện các thương lái hỏi mua lúa Hè Thu nhiều.

Biên phòng Quảng Trị phá đường dây đưa người xuất nhập cảnh trái phép
Biên phòng Quảng Trị phá đường dây đưa người xuất nhập cảnh trái phép

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị vừa triệt phá đường dây tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép sang Lào.

Vĩnh Hoàn (VHC) tiếp tục nêu lý do chậm nộp Báo cáo tài chính quý I/2024
Vĩnh Hoàn (VHC) tiếp tục nêu lý do chậm nộp Báo cáo tài chính quý I/2024

Vĩnh Hoàn bất ngờ xin gia hạn nộp và công bố Báo cáo tài chính quý I/2024 chậm nhất vào ngày 15/5/2024 thay cho quy định hiện hành là chậm nhất ngày 30/4/2024.

Trọng tâm của phiên họp lần thứ 8 về chuyển đổi số là thảo luận về kinh tế số
Trọng tâm của phiên họp lần thứ 8 về chuyển đổi số là thảo luận về kinh tế số

Phiên họp tập trung đánh giá tình hình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số từ đầu năm tới nay và thảo luận về các nhiệm vụ trọng tâm chuyển đổi số, phát triển kinh tế số thời gian tới.

Dự án nào được ký kết hợp đồng BOO?
Dự án nào được ký kết hợp đồng BOO?

Dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), gồm hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO) phải thuộc lĩnh vực, quy mô và đáp ứng điều kiện quy định tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Nghị định và các Thông tư hướng dẫn.