Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tạo thuận lợi thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Viện Nghiên cứu phát triển TP. HCM, Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập Quốc tế TP. HCM và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương vừa phối hợp tổ chức Diễn đàn hội nhập kinh tế quốc tế TP. HCM năm 2018 với chủ đề “Tạo thuận lợi thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN”, thu hút sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức quốc tế, hiệp hội DN - ngành hàng tham dự.

Tạo thuận lợi thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp - Hình 1

Ông Ngô Chung Khanh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) phát biểu tại Diễn đàn hội nhập kinh tế quốc tế TP. HCM năm 2018

Triển vọng nào cho doanh nghiệp VN khi tham gia các FTA?

Tại diễn đàn, ông Ngô Chung Khanh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) đã khái quát bức tranh hội nhập kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tập trung vào phân tích cơ hội và thách thức của các sản phẩm, hàng hóa khi doanh nghiệp xuất khẩu vào các thị trường mà Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm và tăng cường tính kết nối của sản phẩm trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo ông Khanh, nếu trước năm 2007, số lượng ký kết FTA chỉ có 2 thì sau 2007, con số đã tăng gấp 5 lần. Nguyên nhân khiến số lượng ký kết FTA tăng mạnh là do nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Việc nước ta gia nhập WTO không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế như tăng số lượng hàng hóa xuất khẩu, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài mà còn giúp nước ta có được "tấm vé" để tham gia vào FTA một cách chính thức.

Theo ông Khanh, khi Việt Nam ký kết nhiều FTA thì cán cân thương mại sẽ cải thiện và tránh tình trạng thâm hụt lớn tại các nước Đông Nam Á mà Việt Nam ký kết.

Ông Khanh phân tích, xu hướng giao dịch thương mại tự nhiên của các doanh nghiệp Việt Nam là thích làm ăn gần cho nên có đến 70 - 80% giao dịch tập trung ở khu vực Đông Nam Á.

Chính việc doanh nghiệp Việt Nam thích làm ăn với các đối tác trong khu vực Đông Nam Á đã phát sinh nhiều bất lợi, đơn cử năm 2017, thâm hụt thương mại ở nước ta lên đến gần 70 tỉ USD. Cụ thể, khi làm ăn với Hàn Quốc mậu dịch của Việt Nam thâm hụt 30 tỉ USD, với Trung Quốc 23 tỉ USD, Đài Loan thâm hụt trên 9 tỉ USD và với ASEAN thâm hụt gần 7 tỉ USD. "Nếu con số thâm hụt thương mại này cứ tiếp tục xảy ra từ năm này qua năm khác thì chúng ta không thể nào bù được", ông Khanh nói.

Trong khi đó, nếu chúng ta chịu khó đi "đánh bắt xa bờ" thì cán cân thương mai sẽ tăng lên theo chiều hướng tích cực. Chẳng hạn như trong năm 2017, thị trường Hoa Kỳ đã mang đến thặng dư cho Việt Nam 32,4 tỉ USD, với EU hơn 26 tỉ USD hay với khu vực EAEU cũng xấp xỉ 2 tỉ USD.

"Trong vài năm gần đây Việt Nam làm ăn với Nhật Bản, khu vực Châu Phi, Trung Đông và Châu Mỹ Latinh thì cán cân tương đối cân bằng, thậm chí là thặng dư. Nếu năm nay mọi việc đều thành công thì Việt Nam sẽ có con số thặng dư thương mại tăng cao", ông Khanh phân tích.

Tạo thuận lợi thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp - Hình 2

Quang cảnh Diễn đàn hội nhập kinh tế quốc tế TP. HCM năm 2018

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp VN

Tại diễn đàn, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) đưa ra cái nhìn toàn diện, rõ ràng hơn về tầm quan trọng của tạo thuận lợi thương mại trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp VN; thực trạng tiến trình tạo thuận lợi thương mại của VN so với các nước ASEAN; kết quả mà các cơ quan nhà nước đã đạt được từ đó đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy hiệu quả tiến trình cải cách môi trường kinh doanh tại VN.

Bà Hoàng Hồng Điệp, Chuyên gia tư vấn đến từ Ngân hàng Thế giới tại VN cũng giới thiệu về “Cổng thông tin thương mại Việt Nam”, ý nghĩa của cổng thông tin trong nâng cao tính minh bạch và tạo thuận lợi thương mại, hướng dẫn doanh nghiệp truy cập và tìm kiếm thông tin về các quy định xuất nhập khẩu, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng hiệu quả các cơ hội mà hội nhập kinh tế mang lại.

Ngoài ra, để tạo thuận lợi trong môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, bên cạnh những nỗ lực từ phía Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước, thì từ phía các hiệp hội, doanh nghiệp nên chủ động tận dụng các điều kiện tạo thuận lợi thương mại thông qua việc nắm bắt và thực hiện đúng, đủ các chính sách quản lý với hàng hóa xuất nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần kịp thời phản ánh những khó khăn, bất cập trong thực hiện các thủ tục hành chính và tích cực đóng góp ý kiến xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách của Nhà nước. Cơ chế đối thoại chính là giải pháp hiệu quả trong việc hài hòa các mục tiêu quản lý nhà nước, tạo thuận lợi hóa thương mại cho doanh nghiệp.

Bảo Trần

Tin mới

Giá xăng dầu hôm nay 26/4: Giữ đà tăng nhẹ
Giá xăng dầu hôm nay 26/4: Giữ đà tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 26/4, giá dầu thế giới giữ đà tăng nhẹ. Trong nước, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu được điều chỉnh giảm từ chiều qua.

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?
Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?

Nhằm: Xác định các danh mục dự án cụ thể, tiến độ thực hiện các chương trình, dự án theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai thực hiện.

Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn
Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn

Liên quan đến vụ việc lật thuyền do dông lốc tại khu vực Sông Chanh, thị xã Quảng Yên vào ngày 25/4, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh trực tiếp yêu cầu tiếp tục mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn.

PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định
PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định

Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định trong thời điểm nắng nóng sắp tới, đồng thời đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trên diện rộng, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đưa ra nhiều giải pháp và chủ động thực hiện từ sớm. Ông Nguyễn Ngọc Bình - Phó giám đốc PC Hòa Bình đã có những chia sẻ cùng bạn đọc xung quanh vấn đề này.

Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Chính sách pháp luật thuế và chính sách pháp luật chuyên ngành cần được củng cố, sửa đổi, bổ sung nhằm bao quát toàn bộ các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn điện tử đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT.

Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore
Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore vừa cung cấp thông tin về việc quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore.