Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có hơn 168.000 tỷ tiền mặt, gửi ngân hàng lấy lãi

Năm 2016, tổng các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng lấy lãi của Tập đoàn Dầu khí quốc gia (Petro Vietnam) là 168.000 tỷ đồng.

Năm 2016, tổng các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng lấy lãi của Tập đoàn Dầu khí quốc gia (Petro Vietnam) là 168.000 tỷ đồng.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có hơn 168.000 tỷ tiền mặt, gửi ngân hàng lấy lãi - Hình 1

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có số tiền khổng lồ gửi ngân hàng lấy lãi (ảnh Internet)

Trong báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng năm 2016 vừa được công bố của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) đã tiết lộ những con số đáng chú ý. Theo đó, trong 6 tháng 2016, cả doanh thu và lợi nhuận của Petro Vietnam đều sụt giảm mạnh, doanh thu thuần của tập đoàn đạt 106.279 tỷ đồng, giảm 32,3% so cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 11.268 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với mức 24.124 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.

Tính đến 30/6/2016, Petro Vietnam có tổng tài sản lên tới 768.296 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả là 328.298 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong cơ cấu tài chính của của Petro Vietnam, khoản tiền và tương đương tiền rất lớn.

Cụ thể, lượng tiền và tương đương tiền của Petro Vietnam lên tới 97.110 tỷ đồng, trong đó tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn lên tới 26.041 tỷ, các khoản tiền gửi ngắn hạn có thời hạn thu hồi gốc nhỏ hơn hoặc bằng 3 tháng tại các ngân hàng thương mại là 70.110 tỷ đồng.

Đặc biệt, khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn cũng ghi nhận lượng tiền gửi có kỳ hạn lên tới 71.101 tỷ đồng, trong đó, quỹ thu dọn mỏ giữ hộ các nhà đầu tư dầu khí là 33.135 tỷ đồng.

Tổng các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng lấy lãi của Petro Vietnam đã vượt 168.600 tỷ đồng. Như vậy, mỗi năm khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn này cũng có thể đem về cho Petro Vietnam hàng nghìn tỷ tiền lãi. Cụ thể, doanh thu tài chính của tập đoàn lên tới hơn 9.757 tỷ đồng, trong đó lãi tiền gửi cho vay lên tới 3.489 tỷ đồng. Nửa đầu năm 2016, chênh lệch tỷ giá cũng khiến tập đoàn thu được khoản lãi 1.647 tỷ đồng.

Theo một số chuyên gia tài chính, việc giữ một lượng lớn tiền mặt cùng với tiền có kỳ hạn gửi dưới 3 tháng có thể gây lãng phí đáng kể, giảm hiệu quả đầu tư tài chính. Chẳng hạn, nếu khoản tiền trên được chuyển sang gửi ngân hàng có kỳ hạn dài hơn, số lãi thu về sẽ tăng hàng trăm tỷ đồng.

Petro Vietnam mang khá nhiều tiền đi đầu tư ở các doanh nghiệp song kết quả thua lỗ ở nhiều thương vụ. Chẳng hạn, đầu tư 253 tỷ đồng vào Nhiệt điện Phả Lại thì giá trị thực tế tại thời điểm cuối tháng 6/2016 chỉ còn 112 tỷ đồng, hay như đầu tư 147 tỷ vào Xi măng Hạ Long nhưng phải trích lập dự phòng toàn bộ số tiền đầu tư này. 

Ở một trường hợp khác, Petro Vietnam đầu tư hơn 262 tỷ đồng vào Công ty cổ phần TD nhưng phải phải trích lập dự phòng 66,7 tỷ đồng. Đầu tư vào một số đơn vị, các quỹ dự án khác của Petro Vietnam cũng gặp tình trạng tương tự khi phải trích lập dự phòng thua lỗ lên tới 224 tỷ đồng.

Chi phí xây dựng dở dang của tập đoàn khoảng 40.613 tỷ đồng, trong đó một số công trình đang thực hiện là Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình, Dự án Điện lực Dầu khí Long Phú 1, Dự án nhà máy xử lý khí Cà Mau, Lọc hoá dầu Nghi Sơn, Trung tâm Điện lực Vũng Áng…

Về vay và nợ thuê tài chính, tính đến 30/6/2016, Petro Vietnam có khoản vay nợ và thuê tài chính là 88.049 tỷ đồng, trong đó vay dài hạn đến hạn trả là 55.049 tỷ đồng. 

Ngoài ra, các khoản vay dài hạn khác lên tới 152.587 tỷ đồng. Đây là các khoản tiền vay ưu đãi với lãi suất như sau: đồng USD từ 0,75-9,5%/năm, VND từ 0 - 17,5%/năm, Euro 1,31 -4,15%/năm… Các khoản nợ này chủ yếu có thời hạn từ 1-5 năm.

Theo công bố sơ bộ từ tập đoàn mới đây, tổng doanh thu toàn tập đoàn cả năm 2016 đạt 452.500 tỷ đồng, trong đó doanh thu hợp nhất tập đoàn đạt 234.000 tỷ đồng.

Petro Vietnam cho biết, so với giá dầu thực tế đạt được năm 2016 là 45 USD/thùng (mức Bộ Công Thương đã giao cho tập đoàn) các chỉ tiêu tiêu tài chính của tập đoàn đạt được tốt hơn nhiều so với yêu cầu đề ra.

Năm 2017, Petro Vietnam đặt kế hoạch đạt doanh thu 437.800 tỷ đồng và nộp ngân sách 74.600 tỷ đồng. Kế hoạch được tính theo phương án giá dầu trong năm 2017 là 50 USD/thùng.

Hà Long

Bài liên quan

Tin mới

Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Giảm nhẹ
Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Giảm nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 19/4, giá dầu thế giới giảm nhẹ. Đà lao dốc vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX
Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX

Theo xếp hạng mới được công bố tại Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX, chỉ số hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS) năm 2023, TP. Hải Phòng xếp hạng hai cả nước về chỉ số này. Đây là thành quả từ những nỗ lực cải cách hành chính, chuyển đổi số của thành phố trong năm qua.

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)

Vừa qua, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng chủ trì tiếp Đoàn công tác Trung tâm Nghiên cứu Đặc khu Kinh tế Trung Quốc (Đại học Thâm Quyến) và một số doanh nghiệp do Giám đốc Trung tâm Đào Nhất Đào làm Trưởng đoàn. 

Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê
Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê

Ngày 18/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về tình trạng ngày càng nhiều loài mới, trong đó có cả con người, bị lây nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 và có thể phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao bất thường.

Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Về lâu dài, cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Có hệ thống công trình thủy lợi chống mặn; Phát triển hệ thống hồ chứa nước ngọt, cung cấp nước sạch liên vùng; Thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, phát triển các giống cây trồng chống chịu với hạn hán và xâm nhập mặn.