Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hóa: Hai kết luận “vênh nhau” cả tỷ đồng, nguyên hiệu trưởng và kế toán kêu cứu?

Cho rằng UBND huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) ra kết luận thanh tra chưa đúng luật, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, cách chức khi chưa đủ căn cứ, có dấu hiệu “trù dập”… Đó là những nội dung trong đơn thư khiếu nại của nguyên Hiệu trưởng và cán bộ kế toán Trường phổ thông THCS Dân tộc Nội trú huyện Ngọc Lặc.

Thương hiệu & Công luận liên tục nhận được đơn thư kêu cứu của ông Phạm Xuân Sinh, nguyên Hiệu trưởng và ông Trịnh Hồng Xuân, nguyên cán bộ kế toán Trường phổ thông THCS Dân tộc Nội trú huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

Cụ thể, nội dung đơn nêu, trong thời gian từ năm 2011 đến tháng 2/2014, Trường phổ thông THCS Dân tộc Nội trú huyện Ngọc Lặc thực hiện trả lương theo tài khoản cho các cán bộ, công nhân viên. Trong quá trình trên, UBND huyện Ngọc Lặc phát hiện công tác quản lý, thu - chi tài chính, thu và sử dụng các khoản thu đóng góp tại trường có dấu hiệu sai phạm nên đã quyết định thanh tra.

Sau khi thanh tra, ngày 16/6/2014, UBND huyện Ngọc Lặc đã đưa ra Kết luận thanh tra số 77 KL-UBND buộc ông Trịnh Hồng Xuân và ông Phạm Xuân Sinh, phải giao nộp 1.740.953.946 đồng vào tài khoản của Thanh tra huyện tại kho bạc nhà nước huyện Ngọc Lặc.

Ông Trịnh Hồng Xuân và ông Phạm Xuân Sinh đã chấp hành kết luận và khắc phục hậu quả, giao nộp lại cho Thanh tra huyện Ngọc Lặc tổng số tiền  925.000.000 đồng. Tuy nhiên, sau đó ông Sinh và Ông Xuân thấy việc thanh tra không đúng thực tế, đã có khiếu nại lên Thanh tra huyện và Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc, nhưng không được xem xét và giải quyết.

Qua tìm hiểu, trong quá trình khắc phục hậu quả, ông Trịnh Hồng Xuân đã phải thế chấp ngôi nhà mái ấm công đoàn để vay ngân hàng với số tiền 410 triệu đồng để giao nộp cho Thanh tra huyện. Ông Phạm Xuân Sinh đã phải bán ngôi nhà đang ở với giá 500 triệu đồng và vay thêm người thân 15 triệu đồng, để giao nộp đủ 515 triệu đồng vào tài khoản Thanh tra huyện để chờ xử lý.

Sau khi giao nộp số tiền trên cho Thanh tra huyện Ngọc Lặc, UBND huyện Ngọc Lặc ra Quyết định số 4283/QĐ-UBND ngày 25/11/2014, kỷ luật và buộc thôi việc đối với ông Xuân, ông Sinh bị kỷ luật cách chức Hiệu trưởng. Tiếp đến, ngày 2/6/2016, UBND huyện Ngọc Lặc gửi công văn, chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC46 - Công an tỉnh Thanh Hóa) để điều tra làm rõ.

Sau khi nhận hồ sơ từ Thanh tra huyện Ngọc Lặc, Công an tỉnh Thanh Hóa vào cuộc điều tra và đã có Kết luận số 120/PC46 ngày 10/5/2018 liên quan đến vụ việc trên.

Theo kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thanh Hóa, ông Xuân đã có hành vi tham ô tài sản số tiền 159.929.783 đồng, đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Đồng thời, chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra đến Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa, đề nghị truy tố bị can Trịnh Hồng Xuân và Phạm Văn Sinh theo Bộ luật Hình sự.

Không đồng tình với kết luận thanh tra, quyết định kỷ luật của UBND huyện Ngọc Lặc, kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra, ông Sinh và ông Xuân đã có đơn kêu oan và khiếu nại gửi lên UBND tỉnh, Công an tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan báo chí. Bởi theo ông Xuân, số tiền này không phải tham ô, chiếm đoạt. Tuy chuyển tiền vào tài khoản cá nhân, nhưng đó là chủ trương của nhà trường, được sự đồng ý của chủ tài khoản chuyển vào và rút ra chi tiêu cho việc tập thể, dưới sự quản lý của chủ tài khoản.

Thanh Hóa: Hai kết luận “vênh nhau” cả tỷ đồng, nguyên hiệu trưởng và kế toán kêu cứu? - Hình 1

Hai kết luận cùng một sự việc, nhưng chênh lệch cả tỷ đồng khiến ông Sinh và ông Xuân loay hoay không biết phải thực hiện theo quyết định nào?

Những vấn đề trọng tâm trong đơn thư mà ông Sinh và ông Xuân gửi cơ quan chức năng, gồm:

Thanh tra UBND huyện Ngọc Lặc đã thanh tra theo đúng trình tự của Luật Thanh tra chưa? Tại sao Thanh tra huyện khi thanh kiểm tra thấy có dấu hiệu hình sự lại không chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra ngay từ ban đầu, mà vẫn ra kết luận với số tiền sai phạm lên đến gần 2 tỷ đồng (chênh lệch nhiều lần so với kết luận của cảnh sát điều tra), yêu cầu ông Xuân và ông Sinh phải giao nộp vào tài khoản Thanh tra huyện? Cùng một nội dung, nhưng tại sao số tiền giữa thanh tra huyện và cảnh sát điều tra lại có sự chênh lệch nhau cả tỷ đồng…?

Mặc dù, trước đó, thấy kết luận Thanh tra huyện bất hợp lý, ông Sinh và ông Xuân đã làm đơn thư khiếu nại, nhưng không được giải quyết. Đề nghị khôi phục lại công việc, hiện bản thân ông Xuân đang phải thi hành 2 kết luận mà không biết phải chấp hành theo kết luận nào? Ông Xuân đề nghị nhận lại số tiền mà ông đã giao nộp tại Thanh tra huyện Ngọc Lặc là 410 triệu đồng (số tiền ông Xuân đã nộp vào tài khoản Thanh tra huyện khi có kết luận của thanh tra), vì vượt quá số tiền theo kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thanh Hóa.

Theo nội dung đơn thư, PV đã làm việc với ông Trịnh Đình Lợi, Phó chánh Thanh tra huyện Ngọc Lặc, ông này cho biết:

“Tổng số tiền 925 triệu đồng mà ông Xuân và ông Sinh đã tạm thời nộp vào tài khoản của Thanh tra huyện để khắc phục hậu quả, sau đó đã được Thanh tra huyện nộp vào ngân sách của huyện.

Không biết, vì sao Thanh tra huyện thanh tra sai phạm cho ông Sinh và ông Xuân với số tiền gần 2 tỷ đồng, mà cơ quan cảnh sát điều tra kết luận số tiền sai phạm chỉ là 159.929.783 đồng, có thể cơ quan điều tra chỉ thanh tra số tiền vi phạm mà các công ty chuyển thừa chênh lệch vào tài khoản cá nhân của ông Xuân là 215.046.936 và bây giờ cơ quan điều tra thanh tra lại, thì giảm xuống còn 159.929.783?”.

Liên quan đến sự việc tại sao khi Thanh tra huyện phát hiện sai phạm với số tiền gần 2 tỷ đồng, có dấu hiệu hình sự mà không chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra, ông Lợi trả lời là do lãnh đạo huyện chỉ đạo không chuyển? Vì năm 2014, huyện luân chuyển một số chức danh lãnh đạo, thời điểm đó, ông Ngô Tiến Ngọc vừa nhận chức Chủ tịch UBND huyện nên muốn để và xử lý nội bộ tại huyện mới không chuyển cho cơ quan điều tra và cũng vào thời điểm chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ huyện Ngọc Lặc...

Ông Lợi cho biết thêm: Những việc như thế này, ngành thanh tra chúng tôi chưa từng gặp, một vụ án có 2 kết luận thanh tra trái ngược nhau, kết luận cuối phải chờ bản án của tòa án tuyên. Lúc đó, mới biết được ông Xuân phải thực hiện theo kết luận nào!

Thiết nghĩ, sai phạm về công tác quản lý, thu - chi tài chính, việc thu và quản lý các khoản thu đóng góp tại Trường THCS Dân tộc nội trú, huyện Ngọc Lặc đã xảy ra từ lâu, UBND huyện Ngọc Lặc đã có Kết luận số 77/KL-UBND ngày 16/6/2014 và kết luận điều tra số 120/PC46-10/5/2018 của Công an tỉnh Thanh Hóa, một sự việc nhưng có 2 kết luận lệch nhau?

Đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét sự việc này, chỉ đạo giải quyết dứt điểm để đảm bảo tính công bằng để không dẫn tới khiếu kiện, khiếu nại kéo dài.

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Lê Nam

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.