Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ly khai đổi giờ theo Moscow,tuyên bố đánh chiếm toàn bộ Donbass

Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE

Lực lượng ly khai Donbass đã quyết định đổi sang múi giờ Moscow và dự định đánh chiếm một số thành phố quan trọng, khống chế toàn bộ đông nam Ukraine.

Donbass chuyển sang giờ Moscow, dự định đánh chiếm 1 số thành phố

Trong khi chính phủ của ông Poroshenko đang đau đầu với cuộc bầu cử hỗn loạn thì phe ly khai đang có những động thái mới quyết liệt nhằm tẩy chay cuộc bầu cử của Kiev, tăng cường hoạt động nhằm khống chế toàn bộ vùng Donbass, công khai thách thức chính quyền trung ương.

Ngày 23-10, ban lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DNR) đã ra một quyết định khiến Kiev cực kỳ tức giận là chuyển múi giờ Donetsk sang múi giờ Moscow, đồng thời Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng (LNR) cũng bày tỏ ý định tương tự.

Chủ tịch Quốc hội của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DNR) Boris Litvinov cho biết lý do chuyển đổi sang giờ Moscow trước hết là do Donetsk và Moscow cùng ở trong một múi giờ nhưng hiện nay Donetsk sinh hoạt theo giờ Kiev, chậm hơn Moscow một giờ đồng hồ.

Đêm 26 tháng 10, Nga sẽ vặn đồng hồ ngược lại một giờ để thay đổi múi giờ theo chế độ mùa đông, Ukraine cũng sẽ điều chỉnh lùi lại một giờ để chuyển sang giờ mùa đông vào đúng ngày hôm đó. Như vậy, nếu DNR quyết định chuyển sang giờ Moscow, nhân dân khu vực này sẽ không cần phải chỉnh đồng hồ, để ăn khớp với giờ Moscow.

Tuy nhiên, trong một cuộc thămn dò ý kiến của RIA Novosti, một số nhà phân tích chính trị cho rằng, việc Donbass chuyển sang múi giờ Moscow là cử chỉ mang tính tượng trưng, thể hiện sự “trung thành” của Donbass với Moscow, nhưng nó đã giáng một đòn nặng vào lòng tự tôn của Kiev​.

Quân ly khai đang định tổ chức đánh chiếm hàng loạt thành phố quan trọng ở Donetsk

Được biết, Quốc hội DNR tự xưng dự định bỏ phiếu thông qua đạo luật chuyển sang giờ Moscow vào hôm thứ ba - 21/10, nhưng do tình hình căng thẳng ở Donetsk nên phiên họp quốc hội bị hoãn lại đến ngày 24-10 mới chính thức tiến hành. Tuy nhiên, chưa cần họp người ta đã biết là chắc chắn nó sẽ được thông qua!

Song song với quyết định tổ chức bầu cử riêng và chuyển sang múi giờ Moscow, quân ly khai đang lên kế hoạch đánh chiếm hàng loạt thành phố có vị trí chiến lược quan trọng ở Donetsk như: Kramatorsk, Mariupol, Slovyansk; không loại trừ khả năng sẽ tổ chức các hoạt động quân sự quy mô lớn.

Thông tin này được đích thân Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng Alexander Zaharchenko tuyên bố tại cuộc họp báo hôm 23-10 nên không ai có thể nghi ngờ về điều này. Trong cuộc họp báo, ông Zaharchenko đã không hề giấu giếm khả năng tổ chức các hoạt động chiến sự quy mô lớn trong khu vực.

"Kramatorsk, Mariupol, Slavyansk sẽ là của chúng tôi. Chúng tôi có ý định đánh chiếm để giành lại. Vì vậy, không thể loại trừ sẽ còn những hoạt động quân sự nặng nề" - ông nói và cho Interfax biết thêm là "tình hình trên tuyến tiếp giáp giữa các bên tham chiến ở phía đông Ukraine vẫn còn căng thẳng..

Ông Zaharchenko cũng cáo buộc Kiev không tuân thủ hiệp ước đình chiến ở miền đông Ukraine, chỉ có “lực lượng dân quân Donetsk” là tuân thủ chế độ ngừng bắn. Điều này cũng đã được xác nhận trong báo cáo của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) công bố ngày 22/10, do đó họ đã buộc phải đáp trả.

Theo số liệu chính thức do các quan sát viên OSCE cung cấp, trong suốt thời gian chế độ ngừng bắn có hiệu lực từ ngày 5 tháng 9, hơn 330 thường dân ở Donbass đã bị giết hại. Các đơn vị quân đội do Kiev kiểm soát không hề tuân thủ thỏa thuận hòa bình và thường xuyên pháo kích vào lãnh thổ Donbass, còn lực lượng ly khai đã bắt đầu đáp trả kể từ ngày 21-10.

Theo báo cáo đăng trên trang web của tổ chức, các quan sát viên OSCE đã ghi nhận tổng cộng 75 trường hợp vi phạm chế độ ngừng bắn. Trong đó quan sát viên quốc tế đã trực tiếp chứng kiến 15 trường hợp. Trong đó, 13 vụ tấn công do công lực Ukraine mở màn, 2 vụ thuộc về lực lượng dân quân.

Trước đó, các chuyên gia Tổ chức nhân quyền quốc tế Human Rights Watch cũng đã trình bày dữ liệu tương tự. Vào đầu tháng 10, họ đã làm việc tại Donetsk và một số vùng lận cận trong vòng một tuần lễ, thu thập các thông tin, bằng chứng về tội ác chiến tranh chống lại người dân.

 


Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE

/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}

Ukraine đang đứng trước thềm một cuộc bầu cử hỗn loạn

Ông Ole Solvang, một nhân viên khoa học cao cấp của Human Rights Watch cho biết: “Chúng tôi có những bằng chứng chính xác về việc quân đội Ukraine tham gia một số vụ tấn công Donetsk vào đầu tháng 10. Các vị trí bị pháo kích cho phép nhận định đạn pháo được bắn từ phía tây nam - từ phía quân đội Ukraine tập kết”.

Kịch bản nào cho bầu cử Quốc hội Ukraine?

Trong khi phe ly khai có những động thái quyết liệt chống đối Kiev thì chính trường Ukraine cũng đang rối tung trước thềm cuộc bầu cử quốc hội nước này vào ngày 26/10 - thời điểm quyết định con đường mà Ukraine đi sẽ theo định hướng “chiến tranh hay hòa bình”.

Các nhà phân tích phương Tây đã đưa ra nhận xét rằng cuộc bầu cử quốc hội ở Ukraine càng làm hằn sâu hơn sự chia rẽ chính trị trong nước. Trước ngày bỏ phiếu vào ngày 26-10, kết quả thăm dò dư luận gần đây cho thấy “Khối Piort Poroshenko” của Tổng thống Ukraine đang dẫn đầu với sự ủng hộ của khoảng một phần ba cử tri.

Vị trí thứ hai thuộc về “Mặt trận Bình dân” của Thủ tướng Yatsenuk với khả năng giành được 9% ghế nghị sĩ. Nhóm chiếm vị trí thứ ba trong nghị viện được cho là thuộc Đảng Cấp tiến của Oleg Lyashko, một nhà dân tộc chủ nghĩa hiếu chiến.

Donbass sẽ tổ chức bầu cử độc lập với Kiev

Liệu Verkhovna Rada có rơi vào tay các nhân vật dân tộc cực đoan hay không khi họ cố tình tham gia bầu cử nhằm mục đích hoán đổi "chiến tích quân sự” ở miền đông thành “vốn liếng chính trị”? - Câu hỏi này này do chính tờ Sunday Times của Anh nêu lên và tự trả lời.

Tờ báo nhận xét, thủ lĩnh của các nhóm quân sự hóa do chính phủ tạo ra và nhận lương trực tiếp từ giới tài phiệt địa phương để làm công cụ ngăn chặn lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine đang tỏ ra hết sức mạnh bạo, trong chiến dịch tranh ghế trong quốc hội mới.

Có thể nói diện mạo mới của Quốc hội Ukraine đang dần hiện rõ. Theo các nhà phân tích chính trị đến từ Moscow, danh sách ứng cử viên của các đảng phái “quân sự” đều cùng dựa vào một nguyên tắc: Hoặc các "anh hùng" từ mặt trận, hoặc các "anh hùng" của Maidan hay là những "người hùng đánh trận" trên Facebook.

Nếu thành phần của Quốc hội tương lai đã khá rõ nét thì những dự đoán về tính hiệu quả hoạt động lại rất mơ hồ. Ví dụ, Liên hợp quốc lên tiếng hy vọng cuộc bầu cử quốc hội Ukraine sẽ là bước tiến tới hòa giải chính trị của đất nước nhưng điều này được dự đoán là sẽ rất khó xảy ra.

Ông Gregory Dobromelov, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chính trị Nga nhấn mạnh, nếu “Khối Piort Poroshenko” của Tổng thống Ukraine còn được coi là một "Đảng hòa bình", thì hầu hết số còn lại đều là các "Đảng chiến tranh". Thế nhưng, tất cả những thế lực cực đoan đó đang có cơ hội để lọt vào Quốc hội.

Liệu chiến sự có tiếp tục bùng lên ở đông nam Ukraine?

Nếu ông Poroshenko có điều kiện để tạo ra một đa số ổn định của mình trong Verkhovna Rada để bắt đầu các cải cách, thì có lẽ động thái của ông sẽ có vẻ yêu chuộng hòa bình hơn. Vì cơ bản, sự leo thang xung đột quân sự chẳng có lợi ích gì đối với Tổng thống Ukraine.

Nhưng nếu khối của ông Poroshenko không nắm được đa số ghế ổn định và các đảng phái cực đoan giành được một tỷ lệ đáng kể thì lúc đó, Tổng thống Ukraine sẽ bị các lực lượng hiếu chiến dẫn dắt. Hệ quả là rất có thể xung đột vũ trang lại bùng phát ở các mức độ khác nhau.

Trong khi đó, các nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk, thuộc Nhà nước Liên bang Novorossiya cũng đang ráo riết tổ chức chuẩn bị cho cuộc bầu cử độc lập với Kiev trên “lãnh địa” của mình. Theo kế hoạch, cuộc bầu cử dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 2-11.

Tổng thống Ukraine Poroshenko đã tuyên bố kết quả bỏ phiếu ở Donetsk và Lugansk sẽ không có hiệu lực và yêu cầu hai khu vực tiến hành bầu cử vào ngày 7-12. Tuy nhiên, ai cũng có thể nhận thấy là chắc chắn 2 nước cộng hòa tự xưng này sẽ “phớt lờ” lời cảnh báo của Kiev.

Rõ ràng là Kiev (cũng như Brussels và Washington) đang hy vọng từ giờ đến tháng 12 sẽ có những thay đổi thần kỳ về tình hình Ukraine. Không hiểu phương Tây sẽ có những biện pháp gì để thay đổi tình thế ở quốc gia hỗn loạn này. Tuy nhiên, các nhà phân tích chính trị cho rằng, điều này gần như là không thể.

Dự kiến, sau khi kết thúc bầu cử ở vùng Donbass vào ngày 2-11 tới, tình hình Ukraine sẽ tiếp tục có những biến động lớn.

Theo Đất Việt


Ly khai đổi giờ theo Moscow,tuyên bố đánh chiếm toàn bộ Donbass

Lực lượng ly khai Donbass đã quyết định đổi sang múi giờ Moscow và dự định đánh chiếm một số thành phố quan trọng, khống chế toàn bộ đông nam Ukraine.

Donbass chuyển sang giờ Moscow, dự định đánh chiếm 1 số thành phố

Trong khi chính phủ của ông Poroshenko đang đau đầu với cuộc bầu cử hỗn loạn thì phe ly khai đang có những động thái mới quyết liệt nhằm tẩy chay cuộc bầu cử của Kiev, tăng cường hoạt động nhằm khống chế toàn bộ vùng Donbass, công khai thách thức chính quyền trung ương.

Ngày 23-10, ban lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DNR) đã ra một quyết định khiến Kiev cực kỳ tức giận là chuyển múi giờ Donetsk sang múi giờ Moscow, đồng thời Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng (LNR) cũng bày tỏ ý định tương tự.

Chủ tịch Quốc hội của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DNR) Boris Litvinov cho biết lý do chuyển đổi sang giờ Moscow trước hết là do Donetsk và Moscow cùng ở trong một múi giờ nhưng hiện nay Donetsk sinh hoạt theo giờ Kiev, chậm hơn Moscow một giờ đồng hồ.

Đêm 26 tháng 10, Nga sẽ vặn đồng hồ ngược lại một giờ để thay đổi múi giờ theo chế độ mùa đông, Ukraine cũng sẽ điều chỉnh lùi lại một giờ để chuyển sang giờ mùa đông vào đúng ngày hôm đó. Như vậy, nếu DNR quyết định chuyển sang giờ Moscow, nhân dân khu vực này sẽ không cần phải chỉnh đồng hồ, để ăn khớp với giờ Moscow.

Tuy nhiên, trong một cuộc thămn dò ý kiến của RIA Novosti, một số nhà phân tích chính trị cho rằng, việc Donbass chuyển sang múi giờ Moscow là cử chỉ mang tính tượng trưng, thể hiện sự “trung thành” của Donbass với Moscow, nhưng nó đã giáng một đòn nặng vào lòng tự tôn của Kiev​.


Quân ly khai đang định tổ chức đánh chiếm hàng loạt thành phố quan trọng ở Donetsk

Được biết, Quốc hội DNR tự xưng dự định bỏ phiếu thông qua đạo luật chuyển sang giờ Moscow vào hôm thứ ba - 21/10, nhưng do tình hình căng thẳng ở Donetsk nên phiên họp quốc hội bị hoãn lại đến ngày 24-10 mới chính thức tiến hành. Tuy nhiên, chưa cần họp người ta đã biết là chắc chắn nó sẽ được thông qua!

Song song với quyết định tổ chức bầu cử riêng và chuyển sang múi giờ Moscow, quân ly khai đang lên kế hoạch đánh chiếm hàng loạt thành phố có vị trí chiến lược quan trọng ở Donetsk như: Kramatorsk, Mariupol, Slovyansk; không loại trừ khả năng sẽ tổ chức các hoạt động quân sự quy mô lớn.

Thông tin này được đích thân Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng Alexander Zaharchenko tuyên bố tại cuộc họp báo hôm 23-10 nên không ai có thể nghi ngờ về điều này. Trong cuộc họp báo, ông Zaharchenko đã không hề giấu giếm khả năng tổ chức các hoạt động chiến sự quy mô lớn trong khu vực.

"Kramatorsk, Mariupol, Slavyansk sẽ là của chúng tôi. Chúng tôi có ý định đánh chiếm để giành lại. Vì vậy, không thể loại trừ sẽ còn những hoạt động quân sự nặng nề" - ông nói và cho Interfax biết thêm là "tình hình trên tuyến tiếp giáp giữa các bên tham chiến ở phía đông Ukraine vẫn còn căng thẳng..

Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) xác nhận quân đội Ukraine nhiều lần vi phạm hiệp ước đình chiến

Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) xác nhận quân đội Ukraine nhiều lần vi phạm hiệp ước đình chiến

Ông Zaharchenko cũng cáo buộc Kiev không tuân thủ hiệp ước đình chiến ở miền đông Ukraine, chỉ có “lực lượng dân quân Donetsk” là tuân thủ chế độ ngừng bắn. Điều này cũng đã được xác nhận trong báo cáo của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) công bố ngày 22/10, do đó họ đã buộc phải đáp trả.

Theo số liệu chính thức do các quan sát viên OSCE cung cấp, trong suốt thời gian chế độ ngừng bắn có hiệu lực từ ngày 5 tháng 9, hơn 330 thường dân ở Donbass đã bị giết hại. Các đơn vị quân đội do Kiev kiểm soát không hề tuân thủ thỏa thuận hòa bình và thường xuyên pháo kích vào lãnh thổ Donbass, còn lực lượng ly khai đã bắt đầu đáp trả kể từ ngày 21-10.

Theo báo cáo đăng trên trang web của tổ chức, các quan sát viên OSCE đã ghi nhận tổng cộng 75 trường hợp vi phạm chế độ ngừng bắn. Trong đó quan sát viên quốc tế đã trực tiếp chứng kiến 15 trường hợp. Trong đó, 13 vụ tấn công do công lực Ukraine mở màn, 2 vụ thuộc về lực lượng dân quân.

Trước đó, các chuyên gia Tổ chức nhân quyền quốc tế Human Rights Watch cũng đã trình bày dữ liệu tương tự. Vào đầu tháng 10, họ đã làm việc tại Donetsk và một số vùng lận cận trong vòng một tuần lễ, thu thập các thông tin, bằng chứng về tội ác chiến tranh chống lại người dân.

Ukraine đang đứng trước thềm một cuộc bầu cử hỗn loạn

Ukraine đang đứng trước thềm một cuộc bầu cử hỗn loạn

Ông Ole Solvang, một nhân viên khoa học cao cấp của Human Rights Watch cho biết: “Chúng tôi có những bằng chứng chính xác về việc quân đội Ukraine tham gia một số vụ tấn công Donetsk vào đầu tháng 10. Các vị trí bị pháo kích cho phép nhận định đạn pháo được bắn từ phía tây nam - từ phía quân đội Ukraine tập kết”.

Kịch bản nào cho bầu cử Quốc hội Ukraine?

Trong khi phe ly khai có những động thái quyết liệt chống đối Kiev thì chính trường Ukraine cũng đang rối tung trước thềm cuộc bầu cử quốc hội nước này vào ngày 26/10 - thời điểm quyết định con đường mà Ukraine đi sẽ theo định hướng “chiến tranh hay hòa bình”.

Các nhà phân tích phương Tây đã đưa ra nhận xét rằng cuộc bầu cử quốc hội ở Ukraine càng làm hằn sâu hơn sự chia rẽ chính trị trong nước. Trước ngày bỏ phiếu vào ngày 26-10, kết quả thăm dò dư luận gần đây cho thấy “Khối Piort Poroshenko” của Tổng thống Ukraine đang dẫn đầu với sự ủng hộ của khoảng một phần ba cử tri.

Vị trí thứ hai thuộc về “Mặt trận Bình dân” của Thủ tướng Yatsenuk với khả năng giành được 9% ghế nghị sĩ. Nhóm chiếm vị trí thứ ba trong nghị viện được cho là thuộc Đảng Cấp tiến của Oleg Lyashko, một nhà dân tộc chủ nghĩa hiếu chiến.

Donbass sẽ tổ chức bầu cử độc lập với Kiev

Donbass sẽ tổ chức bầu cử độc lập với Kiev

Liệu Verkhovna Rada có rơi vào tay các nhân vật dân tộc cực đoan hay không khi họ cố tình tham gia bầu cử nhằm mục đích hoán đổi "chiến tích quân sự” ở miền đông thành “vốn liếng chính trị”? - Câu hỏi này này do chính tờ Sunday Times của Anh nêu lên và tự trả lời.

Tờ báo nhận xét, thủ lĩnh của các nhóm quân sự hóa do chính phủ tạo ra và nhận lương trực tiếp từ giới tài phiệt địa phương để làm công cụ ngăn chặn lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine đang tỏ ra hết sức mạnh bạo, trong chiến dịch tranh ghế trong quốc hội mới.

Có thể nói diện mạo mới của Quốc hội Ukraine đang dần hiện rõ. Theo các nhà phân tích chính trị đến từ Moscow, danh sách ứng cử viên của các đảng phái “quân sự” đều cùng dựa vào một nguyên tắc: Hoặc các "anh hùng" từ mặt trận, hoặc các "anh hùng" của Maidan hay là những "người hùng đánh trận" trên Facebook.

Nếu thành phần của Quốc hội tương lai đã khá rõ nét thì những dự đoán về tính hiệu quả hoạt động lại rất mơ hồ. Ví dụ, Liên hợp quốc lên tiếng hy vọng cuộc bầu cử quốc hội Ukraine sẽ là bước tiến tới hòa giải chính trị của đất nước nhưng điều này được dự đoán là sẽ rất khó xảy ra.

Ông Gregory Dobromelov, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chính trị Nga nhấn mạnh, nếu “Khối Piort Poroshenko” của Tổng thống Ukraine còn được coi là một "Đảng hòa bình", thì hầu hết số còn lại đều là các "Đảng chiến tranh". Thế nhưng, tất cả những thế lực cực đoan đó đang có cơ hội để lọt vào Quốc hội.

Liệu chiến sự có tiếp tục bùng lên ở đông nam Ukraine?

Liệu chiến sự có tiếp tục bùng lên ở đông nam Ukraine?

Nếu ông Poroshenko có điều kiện để tạo ra một đa số ổn định của mình trong Verkhovna Rada để bắt đầu các cải cách, thì có lẽ động thái của ông sẽ có vẻ yêu chuộng hòa bình hơn. Vì cơ bản, sự leo thang xung đột quân sự chẳng có lợi ích gì đối với Tổng thống Ukraine.

Nhưng nếu khối của ông Poroshenko không nắm được đa số ghế ổn định và các đảng phái cực đoan giành được một tỷ lệ đáng kể thì lúc đó, Tổng thống Ukraine sẽ bị các lực lượng hiếu chiến dẫn dắt. Hệ quả là rất có thể xung đột vũ trang lại bùng phát ở các mức độ khác nhau.

Trong khi đó, các nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk, thuộc Nhà nước Liên bang Novorossiya cũng đang ráo riết tổ chức chuẩn bị cho cuộc bầu cử độc lập với Kiev trên “lãnh địa” của mình. Theo kế hoạch, cuộc bầu cử dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 2-11.

Tổng thống Ukraine Poroshenko đã tuyên bố kết quả bỏ phiếu ở Donetsk và Lugansk sẽ không có hiệu lực và yêu cầu hai khu vực tiến hành bầu cử vào ngày 7-12. Tuy nhiên, ai cũng có thể nhận thấy là chắc chắn 2 nước cộng hòa tự xưng này sẽ “phớt lờ” lời cảnh báo của Kiev.

Rõ ràng là Kiev (cũng như Brussels và Washington) đang hy vọng từ giờ đến tháng 12 sẽ có những thay đổi thần kỳ về tình hình Ukraine. Không hiểu phương Tây sẽ có những biện pháp gì để thay đổi tình thế ở quốc gia hỗn loạn này. Tuy nhiên, các nhà phân tích chính trị cho rằng, điều này gần như là không thể.

Dự kiến, sau khi kết thúc bầu cử ở vùng Donbass vào ngày 2-11 tới, tình hình Ukraine sẽ tiếp tục có những biến động lớn.

Theo Đất Việt


Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE

Tin mới

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội diễn ra ngày 19/4/2024 tại TP.HCM.

Sản xuất công nghiệp quý I tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước
Sản xuất công nghiệp quý I tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, sản xuất công nghiệp trong quý I/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Đầu tư phát triển đa Quốc gia I.D.I đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 213%
Đầu tư phát triển đa Quốc gia I.D.I đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 213%

Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc gia I.D.I (mã chứng khoán IDI) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên với kế hoạch dự kiến chi trả cổ tức năm 2022 và năm 2023 tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu.

Ông Nguyễn Hoài Anh làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận
Ông Nguyễn Hoài Anh làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ông Nguyễn Hoài Anh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020-2025.