Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thị trường bảo hiểm Việt Nam: Kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế

Năm 2017, thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định. Thị trường bảo hiểm Việt Nam được coi là một trong các kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo an toàn, hiệu quả và thanh khoản, danh mục cơ cấu đầu tư đa dạng... Đó là một số nội dung được ông Ngô Việt Trung - Phó cục trưởng Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm chia sẻ khi trả lời phỏng vấn Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam: Kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế - Hình 1

Ông Ngô Việt Trung - Phó cục trưởng Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm

Xin ông đánh giá về hiệu quả dẫn vốn cho nền kinh tế từ bảo hiểm trong năm qua và so sánh trong các năm gần đây?

- Trong năm 2017, nền kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc với tăng trưởng cao và kinh tế vĩ mô nhìn chung ổn định, lạm phát thấp, nhu cầu tiêu dùng tư nhân cao. Trong bối cảnh đó, thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định với doanh thu toàn thị trường trên 131 nghìn tỷ, đạt 2,64% GDP. Thị trường bảo hiểm Việt Nam được coi là một trong các kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Hoạt động dẫn vốn này chủ yếu thông qua hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Trong giai đoạn 2011-2017, tổng số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế tăng trưởng bình quân 17,7%/năm. Riêng trong năm 2017, đầu tư trở lại nền kinh tế của các DNBH ước đạt 251.158 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2016. Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo an toàn, hiệu quả và thanh khoản. Danh mục cơ cấu đầu tư đa dạng gồm góp vốn thành lập doanh nghiệp khác, trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng...

Với yêu cầu đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là luôn phải bảo đảm năng lực tài chính nhằm đáp ứng cam kết dài hạn của các hợp đồng bảo hiểm (đặc biệt trong lĩnh bực bảo hiểm nhân thọ), các DNBH luôn ưu tiên lựa chọn các tài sản tài chính có tính an toàn cao và thời hạn dài, do vậy trong giai đoạn 2011- 2017, các doanh nghiệp bảo hiểm tích cực tham gia các đợt phát hành trái phiếu chính phủ.

Cụ thể, trong năm 2016, đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu đầu tư của các DNBH (chiếm 57,21%). Đặc biệt, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã tiên phong trong việc tham gia vào thị trường trái phiếu Chính phủ với các các kỳ hạn dài 20 năm và 30 năm với tỷ trọng trúng thầu trung bình khoảng 80% tổng số lượng phát hành của kho bạc nhà nước đối với Trái phiếu 30 năm và khoảng 30% đối với trái phiếu 20 năm.

Năm 2017, đầu tư vào trái phiếu Chính phủ chiếm tỷ trọng hơn hơn 60% trong tỷ trọng danh mục đầu tư, trong đó riêng lĩnh vực nhân thọ ước đạt gần 60.000 tỷ đồng (chiếm 50,8% tỷ trọng đầu tư vào TPCP toàn thị trường), lĩnh vực phi nhân thọ khoảng 10% vào Trái phiếu các loại. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tiếp tục đấu thầu thành công 26.540 tỷ đồng trong đó: 15.552 tỷ đồng TPCP kỳ hạn 30 năm (chiếm 55,86% khối lượng phát hành); 5.377 tỷ đồng TPCP kỳ hạn 20 năm (chiếm tỷ trọng 28,45% khối lượng phát hành); 5.611 tỷ đồng trái phiếu chính phủ 15 năm (chiếm tỷ trọng 16,8% khối lượng phát hành).

Việc các DNBH mua trái phiếu Chính phủ, đặc biệt là trái phiếu Chính phủ dài hạn 20-30 năm đã khẳng định vai trò của bảo hiểm là một trong các kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, góp phần tái cơ cấu nợ công và ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời cũng thể hiện lòng tin và cam kết của nhà đầu tư nước ngoài đối với Chính phủ và công cuộc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Ông có thể cho biết các hoạt động đầu tư ngược trở lại nền kinh tế của doanh nghiệp bảo hiểm hiện đang tập trung vào những loại hình nào? Liệu có phải là đầu tư bền vững?

- Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành cho phép các DNBH được sử dụng vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực như: Mua trái phiếu Chính phủ; Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp; Kinh doanh bất động sản; Góp vốn vào các doanh nghiệp khác; Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.

Để đảm bảo đầu tư an toàn hiệu quả, các DNBH phải tuân thủ quy định pháp luật về hoạt động đầu tư trong đó không hạn chế đầu tư với một số danh mục đầu tư an toàn như trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. Đối với các hình thức đầu tư khác như kinh doanh bất động sản, góp vốn vào doanh nghiệp khác... mức giới hạn đầu tư tối đa từ 10%-50%. Ngoài ra, các DNBH cũng phải tuân thủ nguyên tắc đầu tư như không được đi vay để đầu tư trực tiếp hoặc ủy thác đầu tư, không được đầu tư trở lại dưới mọi hình thức cho các cổ đông, không được đầu tư quá 30% nguồn vốn đầu tư vào các công ty trong cùng một tập đoàn.

Có thể nói về cơ bản hoạt động đầu tư của các DNBH được thực hiện thận trọng, tuân thủ quy định pháp luật. Cơ cấu đầu tư của các DNBH tập trung vào các tài sản có tính an toàn cao như trái phiếu Chính phủ, tiền gửi ngân hàng (chiếm tỷ trọng trên 85%), các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, góp vốn vào doanh nghiệp khác chiếm tỷ trọng 8%, các tài sản đầu tư còn lại (cho vay, kinh doanh bất động sản, ủy thác đầu tư và hoạt động khác chiếm tỷ trọng không đáng kể 5%).

Gần đây, có xu hướng phát triển sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư. Loại hình bảo hiểm này có thực sự mang lại lợi ích cho người mua bảo hiểm? Vai trò của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm trong quản lý loại hình mới này như thế nào?

- Nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư gồm Sản phẩm bảo hiểm liên kết chung và Sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị. Các sản phẩm này có đặc điểm: là kết hợp của cả yếu tố bảo vệ và yếu tố đầu tư. Cơ cấu phí bảo hiểm và quyền lợi bảo hiểm được tách bạch giữa phần bảo hiểm rủi ro và phần đầu tư, bên mua bảo hiểm được linh hoạt xác định phí bảo hiểm và số tiền bảo, lựa chọn đầu tư phí bảo hiểm, được hưởng toàn bộ kết quả đầu tư và chịu mọi rủi ro đầu tư từ các quỹ liên kết đã lựa chọn.

Ưu điểm của sản phẩm này là khách hàng biết rõ số phí bảo hiểm đem đi đầu tư và chủ động trong việc đầu tư phí bảo hiểm thông qua việc lựa chọn các quỹ liên kết thích hợp cũng như có quyền thay đổi giữa các quỹ liên kết.

Ở Việt Nam, hiện nay có 17/18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đang triển khai Sản phẩm bảo hiểm liên kết chung và 4/18 doanh nghiệp đang triển khai Sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị. Trong năm 2017, nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm 43% tỷ trọng tổng phí bảo hiểm.

Về phía DNBH, việc triển khai bảo hiểm liên kết đầu tư giúp DNBH đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm kết hợp yếu tố đầu tư của khách hàng, góp phần thu hút khách hàng. Tuy nhiên đòi hỏi điều kiện triển khai cao nên hầu như chỉ các doanh nghiệp bảo hiểm lớn mới có thể đáp ứng được.

Để phát triển loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư, mang lại lợi ích cho người mua bảo hiểm, cơ quan quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập khuôn khổ pháp lý để khuyến khích các DNBH triển khai loại hình bảo hiểm này và thực hiện công tác quản lý giám sát đảm bảo DNBH phát triển an toàn hiệu quả và bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.

Về góc độ quản lý nhà nước, Bộ Tài chính (Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm) có vai trò tạo dựng khuôn khổ pháp lý để khuyến khích loại hình sản phẩm cũng như dịch vụ này phát triển. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính thực hiện công tác quản lý giảm sát để đảm bảo các DN triển khai sản phẩm này tuân thủ những quy định của pháp luật có liên quan trong hoạt động đầu tư, nâng cao tính an toàn, hiệu quả và đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.

Cổng TTĐT Bộ Tài chính

Bài liên quan

Tin mới

IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững
IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững

Gỡ 'thẻ vàng' IUU là bước đầu phát triển ngành thủy sản bền vững. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định như vậy khi trao đổi về việc cần phải gỡ "thẻ vàng" IUU.

Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06
Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06

Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Quảng Bình và Tổ Công tác triển khai Đề án 06 tỉnh vừa tổ chức phiên họp quý I/2024 để đánh giá kết quả triển khai hoạt động CĐS và Đề án 06 trong 3 tháng đầu năm.

Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện
Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp cho thấy nguồn điện cơ bản không thiếu, nhiên liệu được đáp ứng; song cần điều hành phù hợp, thông minh, thông suốt, hiệu quả với giải pháp tổng thể, đa dạng hóa nguồn điện, khẩn trương hoàn thành các đường dây tải điện, khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc pháp lý liên quan, Thủ tướng nhấn mạnh.

Hà Tĩnh lên phương án đảm bảo an ninh trật tự lễ khai trương mùa du lịch biển 2024
Hà Tĩnh lên phương án đảm bảo an ninh trật tự lễ khai trương mùa du lịch biển 2024

Nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong Lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 sẽ diễn ra tối 21/4/2024 tại Quảng trường Hồ Tùng Mậu, thuộc Khu du lịch Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đã tổ chức họp bàn để các phương án sẵn sàng.

MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online
MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online

Sau chuỗi sự kiện “Trạm sạc Sức bền 24h Khổng lồ”, từ ngày 20 tháng 4 năm 2024, Nestlé MILO sẽ lần lượt triển khai các hoạt động thú vị trên nền tảng số nhằm tạo sân chơi cho phụ huynh và trẻ em trên khắp cả nước dễ dàng tham gia để khám phá về sức bền và cách cải thiện sức bền, bao gồm “thử thách Bền Bỉ Hơn” trên Tiktok, “thử thách 7 ngày Bền Bỉ Hơn” trên Zalo cũng như ra mắt bài hát bền bỉ trên Youtube.

Đề nghị xử lý người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’
Đề nghị xử lý người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’

Luật sư Giang Hồng Thanh (Văn phòng luật sư Giang Thanh), người bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan vừa có đơn đề nghị xử lý hành vi vi phạm Luật An ninh mạng liên quan đến người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’.