Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thị trường hàng hóa Tết: Cung nhiều, vẫn đợi sức mua…

(TH&CL) Đến thời điểm hiện tại, nguồn hàng hóa phục vụ Tết trên thị trường đã khá dồi dào, nhưng sức mua vẫn yếu. Để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, các nhà bán lẻ đã tăng từ 20 - 30% nguồn cung và khẳng định sẽ không tăng giá bán, không để xảy ra tình trạng sốt giá…


8.000 điểm bán hàng bình ổn giá

Thống kê từ Bộ Công thương cho biết, hiện tại hầu hết các DN bán lẻ tại các tỉnh, thành phố đã tăng nguồn cung hàng hóa từ 20% - 30% và tất bật chuẩn bị cho chiến lược hàng bình ổn giá (BOG) để phục vụ nhu cầu mua sắm Tết Giáp Ngọ của người tiêu dùng (NTD). Được biết, năm nay số lượng DN tham gia bán hàng BOG tăng đáng kể, cả nước có hơn 8.000 điểm bán hàng BOG, trong đó, riêng TP. Hồ Chí Minh có hơn 5.000 điểm bán hàng BOG với giá trị hàng hóa dự trữ khoảng 7.000 tỷ đồng. Các DN tham gia BOG đều được hỗ trợ từ khâu sản xuất, vận tải cho tới phân phối hàng hóa, để chuẩn bị tốt nhất cho các quầy hàng lưu động, phục vụ NTD thu nhập thấp vùng sâu, vùng xa, khu công nghiệp…

Tại Hà Nội, mỗi tháng tiêu thụ khoảng 55.000 tấn gạo; 8.500 tấn thịt lợn hơi; 4.250 tấn thịt gà; 65.000 tấn rau, củ tươi và khoảng 75.000.000 quả trứng gà, vịt… Dự kiến, thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân Thủ đô sẽ tăng từ 15 – 18% với tổng mức lưu chuyển hàng hóa ước tính khoảng 38.000 tỷ đồng. Giá trị hàng hóa dự trữ trong dịp Tết Nguyên đán trên địa bàn thành phố chiếm khoảng 630 tỷ đồng, trong đó  90% là hàng Việt, đáp ứng 30% nhu cầu của 7 nhóm hàng thiết yếu. Các DN tham gia bán hàng BOG đã chuẩn bị 5.500 tấn gạo, 900 tấn thịt lợn, 6000.000 quả trứng gia cầm, 1.500 lít dầu ăn, 2000 tấn rau củ, 29.000 tấn bánh, mứt, kẹo và 17.000.000 lít sữa các loại…

Theo khảo sát trên thị trường, tại các chợ nhỏ lẻ, hàng hóa lại có xu hướng tăng, cụ thể giá gạo đã tăng khoảng 5%, giá các loại thịt gia súc, gia cầm tăng 10% - 15%, các loại thực phẩm thiết yếu phục vụ Tết như dầu ăn, nấm khô, măng, miến khô, các loại hạt hay rau xanh… đều đã đồng loạt tăng giá với nhiều lý do như cước vận chuyển tăng do xăng tăng giá, khan hiếm hàng do thời tiết lạnh. Tuy nhiên, khẳng định trước báo giới, lãnh đạo Bộ Công thương và UBND TP. Hà Nội, đại diện các nhà bán lẻ như Nguyễn Kim, Fivimart, BigC… lại cho rằng, do có sự chuẩn bị tốt hơn năm trước nên đến thời điểm hiện tại, nguồn hàng dự trữ tại các trung tâm bán lẻ, các điểm phân phối phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ đã rất dồi dào, không có nguy cơ thiếu hàng và sốt giá.

Không để xảy ra tình trạng “găm hàng, thổi giá”

Ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) khẳng định, về cơ bản, giá cả các mặt hàng thiết yếu trong dịp Tết Nguyên đán khá ổn định và không có nhiều đột biến, do các địa phương đều đã được chỉ đạo sát sao cho chiến lược bán hàng BOG, do đó NTD hoàn toàn có thể yên tâm, tin tưởng vào chiến lược phân phối hàng hóa của Nhà nước trong dịp Tết.

Không chỉ cam kết bán hàng đúng giá, không gây sốc, không tạo sự khan hiếm giả tạo, nhiều trung tâm thương mại lớn đã hướng khách hàng vào việc tiêu thụ hàng Việt Nam chất lượng cao. Bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc Quan hệ công chúng và đối ngoại Siêu thị BigC Thăng Long cho biết, trong các giỏ hàng quà tặng và trên các quầy kệ hàng hóa của BigC Thăng Long, năm nay, hàng Việt chiếm tới 90%. Các mặt hàng ngoại nhập, hàng cao cấp có xuất xứ châu Âu cũng chỉ nhằm mục đích làm phong phú mặt hàng, đáp ứng nhu cầu của một bộ phận không lớn các khách hàng có thu nhập cao.

“Về cơ bản, BigC không có chủ trương tăng giá bán. Các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết như rượu, bia, bánh kẹo, dầu ăn, bột ngọt, hạt nêm, đồ khô, thịt nguội… đều đã được chuẩn bị chu đáo. Chúng tôi cũng chuẩn bị thêm 400 tấn thịt tươi phục vụ khách hàng, có chương trình giảm giá sâu cho người nghèo sắm Tết, bằng cách giảm giá từ 6.000 – 10.000 đồng/kg thịt”, bà Trang khẳng định.

Lãnh đạo Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết, đơn vị này đã thực hiện 214 chuyến bán hàng lưu động tại 18 huyện ngoại thành Hà Nội và sẽ thực hiện thêm 38 chuyến hàng BOG để phục vụ nhân dân dịp Tết với cam kết hàng chất lượng, đảm bảo giá cả 24/24h.

Ông Phan Linh Phương, Giám đốc Marketting Siêu thị Nguyễn Kim cho rằng, hầu hết các siêu thị đều tăng nguồn hàng dự trữ nhưng không tăng giá bán, do kinh tế năm nay khó khăn, sức mua yếu. Để thúc đẩy bán hàng, giải quyết hàng tồn kho, trước, trong và sau Tết Nguyên đán, một số hệ thống siêu thị còn khuyến mại, giảm giá sâu nhiều mặt hàng cho khách hàng. Vì vậy, không thể nói khách hàng bị chèn ép giá trong dịp Tết hay bị bán hàng kém chất lượng, nếu NTD biết “chọn mặt gửi vàng” tại các trung tâm, hệ thống siêu thị mua sắm có uy tín.

Mới đây, tại cuộc Tọa đàm “Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cung – cầu dịp Tết”, Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa khẳng định, chương trình BOG khó có thể phủ hết mọi mặt hàng, nhưng sẽ bảo đảm ổn định giá các mặt hàng thiết yếu. Các hành vi như găm hàng, thổi giá trong dịp Tết vẫn diễn ra trong thời gian qua, song với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Công thương đã yêu cầu các địa phương phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, điều hành thị trường, kiểm soát chặt việc đăng ký giá, kê khai giá đối với mặt hàng BOG, để không xảy ra tình trạng sốt giá, khan hiếm hàng giả tạo trong dịp Tết.

Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa: Các đơn vị tham gia bán hàng BOG hoặc có cam kết hỗ trợ, giảm giá cho người nghèo, nếu không thực hiện đúng cam kết sẽ bị xử lý nghiêm khắc. NTD cần phải tỉnh táo trước mọi thông tin và hành vi bán phá giá để cung cấp kịp thời cho lãnh đạo các địa phương, không nên vì lo sợ thiếu hàng, sốt giá hay tâm lý thích dự trữ hàng hóa dịp Tết mà hoang mang, để tiểu thương trục lợi.

Nguyễn Hạnh

Tin mới

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.