Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Miền Trung: Gas nhái lộng hành

Thị trường miền Trung có 15 thương hiệu gas khác nhau. Khoảng 3 năm trở lại đây, tình trạng cạnh tranh không

Thị trường miền Trung có 15 thương hiệu gas khác nhau. Khoảng 3 năm trở lại đây, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các thương hiệu ngày càng trở nên khốc liệt…

Cam go cuộc chiến chống gas nhái

Trong năm 2014, lực lượng QLTT các tỉnh miền Trung liên tiếp xử phạt nhiều vụ chiếm dụng vỏ bình gas trái phép với số lượng lớn. Tình trạng này vừa lắng xuống thì nay lại nổi lên việc gas nhái màu sắc, chữ nghĩa, logo của các thương hiệu mạnh.

Trước đây, mỗi thương hiệu gas thường gắn liền với màu sơn vỏ bình đặc trưng và người tiêu dùng thường hay nhận diện thương hiệu qua màu sắc vỏ bình. Ví dụ, gas Petrolimex có vỏ bình màu xanh hòa bình, ELF gas có màu đỏ, Petro Vietnam gas có vỏ màu hồng, vỏ bình VT gas có màu xanh mực… Nhưng thời gian qua, tình trạng nhiều hãng gas ăn theo những thương hiệu nổi tiếng, có uy tín trên thị trường bằng cách sơn vỏ bình có màu giống hệt với màu của thương hiệu gas được tiêu thụ mạnh trên thị trường diễn ra khá phổ biến.

Ông Nguyễn Ngọc Mân, Phó giám đốc Công ty CP gas Petrolimex Đà Nẵng ngán ngẩm cho biết, do pháp luật không cấm việc mỗi thương hiệu gas có thể dùng nhiều màu cho vỏ bình của mình nên rất nhiều hãng đang nhái màu sắc bình của gas Petrolimex. Gas Petrolimex đã có mặt trên thị trường 23 năm với vỏ bình có màu xanh hòa bình đặc trưng. Nhưng hiện nay, tại miền Trung, có ít nhất 4 nhãn hiệu gas đang dùng vỏ bình giống màu xanh hòa bình của gas Petrolimex như Petro Dana (Công ty CP Năng lượng miền Trung), Petro Vietnam gas, Hascom (Công ty CP Dầu khí Việt Nam), miền Trung Petro (Công ty TNHH sản xuất và thương mại Sư Lý - Quảng Bình)…

Cuộc chiến chống gas nhái thực sự là một thách thức, bởi gas nhái được lưu hành hợp pháp và được không ít các đại lý tiếp tay, trục lợi khách hàng. Nhiều đại lý đã khéo léo dùng decal có gắn số điện thoại dán úp lên các logo thương hiệu, chỉ chừa lại chữ P cho giống với logo của gas Petrolimex để đánh lừa và móc túi người tiêu dùng, bán bằng giá của gas Petrolimex.

Petrolimex Đà Nẵng khuyến cáo…

Gas Petrolimex được nhập khẩu từ nước ngoài, giá thành cao hơn các loại gas trong nước. Nhưng bù lại, nhiệt lượng gas cao, thời gian sử dụng dài, không chứa nhiều tạp chất, nhất là những chất gây muội, ăn mòn kim loại, lão hóa nhựa, cao su, ăn mòn vỏ bình và các thiết bị điều áp gây rò rỉ gas… nên dù giá thành cao, gas Petrolimex vẫn được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Chính vì lẽ đó, các hãng gas khác tranh giành thị trường bằng cách thay đổi màu sắc vỏ bình, van, che logo để người tiêu dùng không thể nhận diện được đâu là gas nhái.

Mỗi bình gas nhái có thể mang về cho người bán từ 70.000 - 100.000 đồng, vì thế, gas nhái luôn là mảnh đất màu mỡ của các cơ sở cung cấp gas trái phép; họ xuất những tờ rơi bán gas khuyến mãi, tặng quà, trong khi các địa chỉ cửa hàng bán gas không rõ ràng.

Petrolimex Đà Nẵng đã niêm yết hàng chục tờ rơi quảng bá điểm bán gas nhái để cảnh báo cho người tiêu dùng.

Nhằm giúp khách hàng nhận diện được gas Petrolimex thật, ngoài vỏ bình màu xanh hòa bình, Logo chữ P, công ty đã sử dụng tem chống giả đặc biệt, khách hàng chỉ cần bôi nước lên tem chống giả, sẽ hiện lên chữ Petrolimex Đà Nẵng (nếu gas lưu hàng ở miền Trung). Bên cạnh đó, công ty còn hỗ trợ hộp thư thoại 0511.801.801 để khách hàng tìm hiểu thông tin về gas Petrolimex, các điểm và đại lý bán hàng của công ty, giá gas…

Công ty khuyến cáo, khách hàng cần gọi gas ở những đại lý có địa chỉ cố định, quen thuộc, gọi đúng tên thương hiệu gas, chứ không nên gọi theo màu sắc vỏ bình; nhận diện gas thật qua tem chống giả. Đặc biệt, không nên ham rẻ, ham khuyến mãi, quà tặng mà gọi đến các số điện thoại in trên tờ rơi không có địa chỉ rõ ràng, đề phòng khi gặp sự cố gặp phải gas nhái, gas thiếu trọng lượng hay bị rò rỉ… thì còn biết nơi để khiếu nại

Thu Hằng

Tin mới

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác
NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác

Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 vừa được ký kết giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Học viện Tài chính - sẽ là đòn bẩy giúp tăng cường thế mạnh của mỗi đơn vị trên hành trình hướng tới thành công...

Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử
Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?
5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?

Những người bán sản phẩm quảng cáo rất thú vị và hấp dẫn về công dụng của những món đồ làm bếp này. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, người tiêu dùng đã lãng quên chúng?

Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15
Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15

Tại Kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết định liên quan tới 4 nhóm vấn đề quan trọng, trong đó có giá dịch vụ khám, chữa bệnh.

Diễn biến phiên chứng khoán sáng 29/3: Cổ phiếu bluechip suy yếu, VN-Index biến động
Diễn biến phiên chứng khoán sáng 29/3: Cổ phiếu bluechip suy yếu, VN-Index biến động

Trong phiên giao dịch chứng khoán sáng nay, tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn khiến thị trường chững lại. Chỉ số VN-Index biến động rung lắc nhẹ khi nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường trong những phiên gần đây đang trở nên yếu hơn. Nhóm cổ phiếu bluechip cũng phần lớn đều đảo chiều giảm.

Quý I/2024 GDP tăng 5,66%, riêng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%
Quý I/2024 GDP tăng 5,66%, riêng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%

Số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I của các năm từ 2020-2023.