Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam: “Cơn bão” bán lẻ!: Phát triển đồng bộ hệ thống bán lẻ

Mặc dù có nhiều cơ hội và lợi thế, nhưng nếu không có chiến

Việt Nam: “Cơn bão” bán lẻ!

“Lỗ hổng” trong hệ thống phân phối

Mặc dù có nhiều cơ hội và lợi thế, nhưng nếu không có chiến lược cụ thể, không có chính sách hỗ trợ, DN bán lẻ Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ thu hẹp thị phần khi thị trường bán lẻ mở cửa hoàn toàn.

Để thị trường bán lẻ phát triển bền vững, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Do vậy, phát triển hệ thống phân phối không chỉ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các DN, mà cả xã hội phải cùng vào cuộc.

Hàng Việt  chiếm ưu thế

Sau khi gia nhập WTO, ngành bán lẻ Việt Nam phát triển với tốc độ khá nhanh, bước đầu tạo được vị thế trên thị trường, góp phần xây dựng nền thương mại tiên tiến, văn minh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân.

Tuy nhiên, đến nay, trước những thời cơ mới của việc mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ thì các DN nội địa vẫn lúng túng và bị bó chân với các “căn bệnh”: thiếu vốn, thiếu sự liên kết, tính chuyên nghiệp và nhân lực chưa đáp ứng đủ nhu cầu…

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nhận định thực tế, hàng Việt Nam vẫn có chỗ đứng do DN nội am hiểu thị trường, tâm lý cũng như nhu cầu của người tiêu dùng. Cùng với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tỷ lệ người Việt Nam sử dụng hàng Việt đã tăng lên đáng kể và nhận thức của người tiêu dùng cũng khác trước, không còn tâm lý quá “sính ngoại, bài nội”. Tuy nhiên, người tiêu dùng ngày càng thông minh, thông thái hơn, cho dù lòng yêu nước, yêu hàng Việt mạnh đến đâu cũng không thể khiến họ “ủng hộ một cách mù quáng”. Nếu DN bán lẻ, DN sản xuất cung cấp hàng hóa chất lượng bảo đảm, tính thẩm mỹ cao theo kịp thị hiếu, hàng hóa có giá cả phù hợp với từng phân khúc người tiêu dùng thì người Việt “chắc chắn sẽ tìm đến DN bán lẻ Việt Nam”. Những khó khăn nó “đặt trên tay chúng ta”, chứ không phải do DN nước ngoài mang đến.

Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, thị phần của các nhà bán lẻ trong nước vẫn đang áp đảo và chiếm đa số với nhiều cơ hội phát triển. Vì thế, không nên quá bi quan với các nhận định thị trường bị mất vào tay DN bán lẻ nước ngoài.

Đề cao vai trò của thị trường bán lẻ, trong chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời” mới đây, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đánh giá, hiện lĩnh vực phân phối bán lẻ đóng góp 13 - 15% GDP, đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng, góp phần bình ổn thị trường, tạo điều kiện về thu nhập và việc làm cho hàng triệu người lao động, góp phần hình thành hệ thống thương mại văn minh, hiện đại. Vì thế, cần đề cao việc phát triển thương mại nội địa, dù thị trường trong nước phát triển vẫn có dấu hiệu thiếu bền vững.

Để ngành bán lẻ phát triển bền vững…

Theo Bộ trưởng, để thị trường bán lẻ phát triển bền vững, cần thực hiện một số giải pháp: Nghiên cứu, đề xuất hỗ trợ từ Chính phủ những chính sách mà không vi phạm cam kết như hỗ trợ đào tạo năng lực quản lý và kỹ năng bán hàng; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, ứng dụng các phương pháp quản lý hiện đại, thông tin thị trường…

Về xúc tiến thương mại, cần hỗ trợ thông qua các chương trình, các quỹ khuyến nông, khuyến công được phép lồng ghép và chương trình xúc tiến thương mại do các nhà bán lẻ trong nước tổ chức. Về mặt bằng cơ sở hạ tầng, thông qua hình thức thuê, mượn, trả dần tiền thuê… tạo điều kiện thuận lợi cho DN phân phối trong nước tiếp cận các mặt bằng kinh doanh có vị trí thuận lợi, quy mô phù hợp với từng loại hình phân phối.

Thực tế cho thấy, các nhà bán lẻ Việt Nam đang mất dần lợi thế của mình. Vì vậy, theo các chuyên gia, cần có nhiều giải pháp đồng bộ từ phía Nhà nước và các DN.

Ông Trần Nguyên Năm, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết, với hệ thống phân phối, kinh doanh thương mại của cả nước hiện nay, chúng ta nên bắt đầu từ tầm vĩ mô. Trước hết, Nhà nước cần nhận rõ tầm quan trọng đặc biệt của hệ thống phân phối quốc gia để xây dựng luật pháp, thể chế kinh doanh thương mại, cơ chế chính sách phát triển thông thoáng, bền vững. Đồng thời, quy hoạch phát triển sản xuất phân phối trong phạm vi cả nước, tạo điều kiện cho sự liên kết hợp tác sản xuất phân phối giữa các vùng, miền trong cả nước, có chính sách, cơ chế để tạo những chuỗi cung sản xuất - phân phối trực tiếp từ sản xuất đến bán lẻ hiệu quả nhất…

Trong khi theo TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thì, yếu tố quan trọng nhất để thị trường bán lẻ phát triển bền vững vẫn là nội lực của DN. Theo đó, mỗi DN phải chọn cho mình một chiến lược với những giải pháp phù hợp, căn cứ vào mục tiêu, tôn chỉ riêng. “Hợp tác với nước ngoài hay không, nếu có thì hợp tác trong lĩnh vực nào và đến đâu? Phải nói thẳng là các tập đoàn bán lẻ trên thế giới với quy mô về vốn, tiềm năng về công nghệ và kinh nghiệm thương trường dạn dày hàng chục, hàng trăm năm luôn có nhiều lợi thế hơn và sẵn sàng nuốt chửng “ông bạn đường” nhỏ bé, nếu mình không đủ sức song hành với họ trong một chặng đường dài. Tóm lại phải lượng sức mà hoạch định chiến lược đề kháng; đặc biệt là phải khéo léo chọn bạn mà chơi”, ông Hòa phân tích.

Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, xu thế liên kết cùng phát triển là sự lựa chọn của nhiều DN nội lẫn ngoại. Đặc biệt, với các DN trong nước, liên doanh là cơ hội để DN học hỏi kinh nghiệm quản lý, phát triển tốt hơn.

Dù còn nhiều thách thức, nhưng những kỳ vọng đã được mở ra khi DN trong nước đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp: Nâng cao chất lượng sản phẩm, thiết kế mẫu mã đẹp, tiện lợi cho người sử dụng, nâng cao tính sáng tạo, giá thành hợp lý... Đi cùng với đó là sự đồng hành hỗ trợ từ các bộ, ngành - sẽ là đòn bẩy để DN Việt tự tin phát triển thị trường trong và ngoài nước.

Hoan Nguyễn

Tin mới

Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3
Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết, Công an Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị rà soát, lên phương án lắp đặt bổ sung camera để xử phạt nguội các hành vi vi phạm trên tuyến đường Vành đai 3.

Phú Yên: Bán hàng không rõ nguồn gốc, một hộ kinh doanh bị phạt 8,5 triệu đồng
Phú Yên: Bán hàng không rõ nguồn gốc, một hộ kinh doanh bị phạt 8,5 triệu đồng

Theo tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên, đơn vị vừa phát hiện một vụ kinh doanh hàng hóa bất hợp pháp. Hộ kinh doanh nói trên đã bị xử phạt 8.500.000 đồng và bị tịch thu toàn bộ số hàng hóa.

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác
NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác

Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 vừa được ký kết giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Học viện Tài chính - sẽ là đòn bẩy giúp tăng cường thế mạnh của mỗi đơn vị trên hành trình hướng tới thành công...

Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử
Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?
5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?

Những người bán sản phẩm quảng cáo rất thú vị và hấp dẫn về công dụng của những món đồ làm bếp này. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, người tiêu dùng đã lãng quên chúng?

Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15
Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15

Tại Kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết định liên quan tới 4 nhóm vấn đề quan trọng, trong đó có giá dịch vụ khám, chữa bệnh.