Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 4

Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV được Quốc hội thông qua chiều 24/11 với 93,89% đại biểu tán thành.

Thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 4 - Hình 1

Quốc hội nhất trí thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 4

Nghị quyết nêu rõ, Quốc hội ghi nhận nỗ lực, các giải pháp, cam kết của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao;

Yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời và có hiệu quả các nghị quyết của Đảng, luật, nghị quyết của Quốc hội, tập trung thực hiện các cam kết, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo chuyển biến rõ nét trong chỉ đạo, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội nói chung và các lĩnh vực được chất vấn tại kỳ họp này nói riêng, báo cáo Quốc hội tại các kỳ họp sau.

Đồng thời, Nghị quyết cũng đề cập đến các lĩnh vực cụ thể, theo đó, đối với lĩnh vực tài chính là đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa phương thức quản lý, tiếp tục giảm mạnh thời gian thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc nhà nước. Đổi mới hoạt động hải quan, triển khai có hiệu quả hệ thống hải quan điện tử, đổi mới kiểm tra hàng hóa chuyên ngành, tăng cường hậu kiểm; kiểm soát chặt chẽ hoạt động tạm nhập, tái xuất; tích cực triển khai thực hiện thông suốt cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, tiếp tục giảm thời gian thông quan.

Tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp để thu đúng, thu đủ, bảo đảm huy động đầy đủ nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi trốn thuế, gian lận thương mại. Phối hợp với các cơ quan có liên quan quản lý chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp ngay từ khâu đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư đến xuất bán hàng hóa, sản phẩm để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống chuyển giá...

Đối với lĩnh vực ngân hàng, Nghị quyết yêu cầu, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng; phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tiếp tục thực hiện các giải pháp quản lý thị trường ngoại tệ, thị trường vàng phù hợp nhằm chuyển hóa các nguồn vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bảo đảm tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, phù hợp với khả năng hấp thụ của nền kinh tế, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương chung; chủ động kiểm soát tín dụng ở một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Hoàn thiện chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn, trong đó, chú trọng cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; có giải pháp hỗ trợ nhân dân vùng bị thiên tai để sớm khôi phục hoạt động sản xuất, ổn định đời sống, đẩy mạnh kết nối ngân hàng với doanh nghiệp. Rà soát, đánh giá, tiếp tục triển khai có hiệu quả các hoạt động cho vay hỗ trợ ngư dân, nhà ở xã hội, hỗ trợ học sinh, sinh viên; kiểm soát hoạt động cho vay các dự án giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT) theo hướng vừa bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, vừa tạo điều kiện tiếp cận vốn tín dụng cho các dự án BOT giao thông hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế...

Đối với lĩnh vực thông tin và truyền thông: Tích cực triển khai Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020. Đẩy nhanh tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử trên cả 3 nhóm chỉ số về hạ tầng viễn thông, nguồn nhân lực và dịch vụ công trực tuyến. Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách bộ máy hành chính Nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, tinh giản biên chế. Đến hết năm 2018, hầu hết các dịch vụ công phổ biến, liên quan đến người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 3, dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4.

Thực hiện có hiệu quả các quy định của Luật Báo chí; sớm ban hành và triển khai Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Làm tốt công tác quản lý báo chí; trong đó, chủ động nắm bắt các sự kiện, kịp thời thông tin, định hướng dư luận xã hội bảo đảm khách quan, chính xác; tăng cường cung cấp các thông tin người tốt, việc tốt; phát huy vai trò nòng cốt của báo chí trong việc thông tin, tuyên truyền, đấu tranh phản bác các thông tin sai trái, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xấu, độc hại, các thông tin xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức và cá nhân; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực báo chí, nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, các cơ quan báo chí và các cơ quan chủ quản.

Rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về dịch vụ truyền thông; tăng cường công tác quản lý hoạt động liên kết, xã hội hóa các chương trình giải trí trên hệ thống phát thanh, truyền hình cả về nội dung và phạm vi liên kết; kiểm tra, xử lý nghiêm các chương trình, nội dung phản cảm, không phù hợp với văn hóa, thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam; tăng cường quản lý về mặt nội dung, thời lượng các chương trình truyền hình cho trẻ em; chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trên mạng và quảng cáo trên các chương trình phát thanh, truyền hình, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo, về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình; tăng cường quản lý thuê bao di động trả trước, khắc phục tình trạng sim rác, tin nhắn rác.

Đối với lĩnh vực thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân: Khẩn trương ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các bộ luật, luật, nghị quyết về hoạt động tư pháp để bảo đảm các quy định mới được thi hành kịp thời, thống nhất. Thực hiện đúng nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; tiếp tục phát triển án lệ.

Triển khai hiệu quả việc công khai bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án trên cổng thông tin điện tử. Có giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử các loại án, quyết định của Tòa án. Tăng cường công tác kiểm tra, giám đốc xét xử; tiếp tục nâng cao tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; khắc phục việc trả lời không có căn cứ kháng nghị nhưng sau đó người có thẩm quyền lại phải kháng nghị giám đốc thẩm theo quy định của pháp luật. Tiếp tục kiện toàn, làm tốt công tác tuyển chọn, đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm, tinh giản biên chế; nâng cao chất lượng, năng lực, bản lĩnh chính trị đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân các cấp...

T.Bình

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.