Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thủ tướng gặp gỡ, đối thoại với đại biểu Công đoàn Việt Nam

Chiều 24/9, trong khuôn khổ Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động và các đại biểu dự Đại hội về chủ đề “Công đoàn Việt Nam đồng hành với Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước”.

Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương.

Phát biểu mở đầu sự kiện, Thủ tướng bày tỏ xúc động được Đại hội dành trọn một buổi chiều trong chương trình làm việc để Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng gặp gỡ, trò chuyện, cùng Đại hội thảo luận về một chủ đề rất lớn, rất quan trọng của đất nước, đang được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ hết sức quan tâm, đó là: “Công đoàn Việt Nam đồng hành với Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước”.

Thủ tướng chia sẻ, đồng hành tức là chúng ta cùng đi, cùng bước, như người ta thường nói “muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì phải cùng đi”.

Việc “cùng đi” này rất quan trọng và thời gian qua, sự phối hợp công tác giữa Công đoàn với Chính phủ ngày càng chặt chẽ, nề nếp, qua đó, mang lại lợi ích thiết thực cho công nhân lao động.

Thủ tướng mong muốn các đại biểu phát huy tinh thần dân chủ, thẳng thắn, đi thẳng vào chủ đề, nêu rõ các giải pháp, gợi mở cho Chính phủ những ý tưởng, sáng kiến, cách làm để cả nước cùng nỗ lực, chung tay nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước.

Thủ tướng nêu một số câu hỏi và vấn đề để các đại biểu cùng suy nghĩ, trao đổi, thảo luận.

“Nhìn nhận của các đồng chí về thời cơ và thách thức đối với nước ta trong 5 đến 10 năm tới là gì?”, Thủ tướng nói. “Các đồng chí có nhận xét gì về công tác điều hành của Chính phủ trong thời gian qua, cụ thể là từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Các đồng chí có hiến kế gì cho Chính phủ để công tác chỉ đạo điều hành tốt hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới? Các đồng chí có nhận xét gì về năng suất lao động ở nước ta hiện nay và các giải pháp nâng cao năng suất lao động xét từ giác độ người lao động”.

Thủ tướng cũng đặt vấn đề việc ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ vào sản xuất và công tác hiện nay như thế nào? Cần có đột phá gì?

Thủ tướng bày tỏ ấn tượng khi trước đây, tài liệu của Đại hội phải nặng tới cả cân giấy thì bây giờ tài liệu đã được gửi cho các đại biểu qua mạng.

Vấn đề nữa là việc đổi mới và nâng cao năng lực quản trị của doanh nghiệp ở nước ta hiện nay như thế nào?

Về vấn đề Công đoàn tham gia nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước, Thủ tướng đặt câu hỏi, Công đoàn đã tham gia tuyên truyền, vận động người lao động nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công tác như thế nào? Công đoàn đã phát động và tổ chức các phong trào thi đua yêu nước như thế nào trong thời gian qua? Công đoàn đã tham gia cùng doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ra sao? Công đoàn đã thực hiện nhiệm vụ đại diện, chăm lo lợi ích và bảo vệ quyền lợi người lao động như thế nào để họ yên tâm làm việc, công tác, đóng góp cho cơ quan, doanh nghiệp? Ngay sau Đại hội này, Công đoàn Việt Nam sẽ làm gì để tiếp tục đồng hành có hiệu quả với Chính phủ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước?

Bày tỏ sự cầu thị lắng nghe ý kiến trí tuệ, nhiệt huyết các đại biểu, Thủ tướng khẳng định “sẵn sàng trả lời các câu hỏi mà các đồng chí đặt ra” với mục tiêu là qua buổi thảo luận này là giúp chúng ta thống nhất nhận thức, khẳng định quyết tâm, sớm biến thành hành động cụ thể, tạo bước chuyển mới và mạnh mẽ trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước.

Cổng TTĐT Chính phủ sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về sự kiện này.

Theo Chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động
Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Công văn số 2993 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong tình hình mới.

Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà
Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà

Đến 17h ngày 18/4, tỉnh Bắc Kạn ghi nhận 576 nhà bị tốc mái và sập, ước tổng thiệt hại đến thời điểm hiện tại khoảng 5 tỷ đồng.

Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng
Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng

Tại Phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đề xuất cần tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế, thông qua hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để thu hẹp khoảng cách về phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là với các nước đang phát triển.

Phát hiện công ty TNHH MTV Thương Nhung vi phạm quy định về an toàn thực phẩm
Phát hiện công ty TNHH MTV Thương Nhung vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang kiểm tra đột xuất Công ty TNHH MTV Thương Nhung, tổ dân phố Minh Phượng, thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng và phát hiện một số vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga Konstantin Mogilevsky cho biết: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Mỗi năm, Chính phủ Nga dành 1.000 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam. Hiện tại, có khoảng 3.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Nga, 70% trong số này đi theo diện học bổng của chính phủ 2 nước.

Có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đối với ô tô chở học sinh hay không?
Có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đối với ô tô chở học sinh hay không?

Theo Bộ Giao thông vận tải, tiêu chuẩn quốc gia phương tiện giao thông đường bộ - ô tô quy định việc phân loại ô tô theo mục đích sử dụng đối với ô tô chở người, ô tô chở hàng, ô tô chuyên dùng, ô tô kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo và ô tô chưa hoàn thiện.