Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giải trình 6 vấn đề

Thông qua Tổ công tác, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu NHNN giải trình, đưa giải pháp về 6 vấn đề như: Không nên để tín dụng “chảy” vào một số đại gia lớn; có giải pháp huy động nguồn lực USD trong dân…

Ngày 18/7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu đoàn kiểm tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về tình hình thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng giao và các giải pháp góp phần bảo đảm mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2017.

Phát biểu mở đầu buổi kiểm tra, Tổ trưởng Tổ công tác Mai Tiến Dũng cho biết: Thủ tướng đã giao Tổ công tác kiểm tra các bộ, cơ quan, địa phương về các giải pháp thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% năm 2017 trong điều kiện có nhiều thuận lợi nhưng thách thức cũng rất lớn.

NHNN là đơn vị thứ 28 mà Tổ công tác kiểm tra và là đơn vị thứ 4 được kiểm tra, đôn đốc mục tiêu tăng trưởng.

Thông qua Tổ công tác, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc truyền đạt 6 vấn đề mà NHNN cần giải trình, đưa ra các giải pháp thực hiện tốt nhất.

Vấn đề thứ nhất là tăng trưởng tín dụng và hạ lãi suất. Đây là vấn đề rất quan trọng với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm từ 18-20%. Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương gần đây, Thủ tướng có đặt vấn đề là làm sao tín dụng này không nên chảy vào một số "đại gia" mà phải chảy vào doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp, DN sản xuất kinh doanh, tức là chảy vào đầu tư sản xuất, cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện hỗ trợ cho DN. Năm 2016, cả nước có 110.000 DN thành lập mới, 6 tháng đầu năm có xấp xỉ 60.000 DN mới, nhưng số DN dừng hoạt động, đóng cửa cũng nhiều do các nguyên nhân như khó khăn về tiếp cận tín dụng, đất đai, chính sách…

Nghị quyết phiên họp Chính phủ đã giao NHNN chỉ đạo các ngân hàng thương mại phấn đấu giảm lãi suất từ 0,5-1%.

“Tính toán phác thảo, dư nợ tín dụng của Việt Nam khoảng trên 5 triệu tỷ đồng, nếu giảm lãi suất 1% thì các DN dành được 50.000 tỷ đồng, cứ tính 5 đồng vốn 1 đồng lãi thì chúng ta đã có 10.000 tỷ đồng, riêng tiền thuế thu nhập DN đã có 2.000 tỷ đồng và giúp tăng 0,25% GDP. Hay nợ công trong nước hiện khoảng 1 triệu tỷ đồng, nếu giảm lãi suất 1% thì tiết kiệm từ ngân sách khoảng 10.000 tỷ đồng”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng phát biểu.

Vấn đề thứ hai là xử lý nợ xấu. Muốn hạ lãi suất thì phải xử lý nợ xấu, nhưng không thể trong một chốc một lát. NHNN phải có giải pháp thực hiện sớm, thực hiện tốt Nghị quyết về xử lý nợ xấu đã được Quốc hội thông qua, bảo đảm đúng tinh thần Nghị quyết, có hướng dẫn cụ thể các tổ chức tín dụng từ việc bán tài sản bảo đảm, bán nợ xấu… “Không xử lý nợ xấu không thể hạ lãi suất”, Tổ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Vấn đề thứ ba, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết được “Thủ tướng nhắc đi nhắc lại 3 lần” là NHNN nghiên cứu giải pháp huy động nguồn lực rất lớn trong dân. “Làm sao huy động được nguồn lực USD đang nằm trong dân; thay vì gửi với lãi suất 0% thì làm sao huy động nguồn lực này, hòa vào các nguồn lực khác cho đầu tư. NHNN có chủ trương quyết liệt là chống đô la hóa, nhưng trong điều kiện có thể kiểm soát thì làm sao huy động được nguồn lực này. Chúng ta vẫn phải mua trái phiếu quốc tế với lãi suất trên 4%, vậy huy động trong dân thế nào”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng phát biểu.

Vấn đề thứ tư là vấn đề sở hữu chéo. Sau khi NHNN ban hành Thông tư 36 thì việc sở hữu chéo được kiểm soát tốt hơn, nhưng không phải không còn. Ví dụ trước thời điểm Thông tư 36 có hiệu lực, Vietcombank sở hữu 9,8% cổ phần MBB, 8,2% Eximbank, 5,26% SaigonBank và 4,6% OCB, thì đến thời điểm này Vietcombank vẫn đang nắm hơn 7,16% cổ phần MBB, 8,19% Eximbank, 5,07% OCB và 4,3% Saigonbank. Cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc Thông tư 36, đây là giải pháp căn cơ.

Thứ năm, NHNN cần tiếp tục quan tâm tới một số lĩnh vực. Qua tiếp xúc thì một số DN đang rất khó khăn với các thủ tục liên quan tới tài sản trên diện tích đất thuê. “Thống đốc tính toán thế nào để tạo thuận lợi cho DN, dù đất thuê nhưng tài sản trên đất làm sao có thể thế chấp để vay vốn”, Bộ trưởng nói. Mặt khác, liên quan tới Nghị định 67, tại Khánh Hòa có 17/54 trường hợp đủ điều kiện vay vốn đóng tàu nhưng ngân hàng không cho vay, ở Thanh Hóa cũng có một số trường hợp. Đồng thời chú ý triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao, không sử dụng ngân sách mà NHNN chỉ đạo các ngân hàng thương mại dành gói tín dụng này với lãi suất thấp hơn thông thường.

Thứ sáu, Thủ tướng lưu ý NHNN phải tăng cường bảo đảm an toàn thông tin, an toàn cho người gửi tiền. “Chúng ta đang khuyến khích người dân thay vì sử dụng tiền mặt thì sử dụng các hình thức khác, nên việc bảo đảm an toàn là rất quan trọng, nếu không sẽ ảnh hưởng tới lòng tin”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Theo Thống đốc Lê Minh Hưng, đây đều là những vấn đề rất quan trọng và trong thời gian tới, NHNN sẽ chỉ đạo quyết liệt để triển khai.

 Theo Chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Sáng nay, Thủ tướng tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam
Sáng nay, Thủ tướng tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam

Sáng 19/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI và tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên với chủ đề "Doanh nghiệp FDI tiên phong thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh".

Việt Nam sở hữu mật độ trạm sạc lớn hàng đầu thế giới: Gấp 5 lần Mỹ, cao hơn cả Trung Quốc
Việt Nam sở hữu mật độ trạm sạc lớn hàng đầu thế giới: Gấp 5 lần Mỹ, cao hơn cả Trung Quốc

Việt Nam đang vươn lên là một trong những nước sở hữu hạ tầng trạm sạc có mật độ lớn hàng đầu thế giới...

Giá lúa gạo hôm nay 19/3: Gạo xuất khẩu đảo chiều tăng từ 3-13 USD/tấn
Giá lúa gạo hôm nay 19/3: Gạo xuất khẩu đảo chiều tăng từ 3-13 USD/tấn

Hôm nay 19/3, giá lúa gạo đồng loạt tăng với nhiều loại lúa, mức tăng từ 100-200 đồng/kg, trong khi đó giá gạo giảm nhẹ. Giá gạo xuất khẩu đảo chiều tăng từ 3-13 USD/tấn.

Nghịch lý giá vé máy bay tăng nhưng các công ty kinh doanh dịch vụ hàng không vẫn lỗ
Nghịch lý giá vé máy bay tăng nhưng các công ty kinh doanh dịch vụ hàng không vẫn lỗ

Theo Bộ Tài chính, giá vé máy bay tăng nhưng các công ty kinh doanh dịch vụ hàng không vẫn lỗ. Hiện các hãng bay còn gặp những thách thức do đứt gãy chuỗi cung ứng, nguồn nhân lực từ thời điểm diễn ra dịch Covid-19 khiến động cơ, phụ tùng, cơ sở bảo dưỡng máy bay bị thiếu hụt.

Quảng Ngãi: Quý I, Cục QLTT nộp ngân sách gần 720 triệu đồng
Quảng Ngãi: Quý I, Cục QLTT nộp ngân sách gần 720 triệu đồng

Tại TP Quảng Ngãi vừa diễn ra Hội nghị giao ban Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ngãi Quý I/2024, triển khai nhiệm vụ 09 tháng cuối năm 2024. Báo cáo tại Hội nghị cho biết: Chỉ trong vòng 03 tháng đầu năm 2024, Cục QLTT tỉnh đã thu nộp ngân sách Nhà nước (NSNN) gần 720 triệu đồng.

Phú Thọ: Trên 386 tỉ đồng thu từ BHXH - BHYT - BHTN
Phú Thọ: Trên 386 tỉ đồng thu từ BHXH - BHYT - BHTN

Hai tháng đầu năm, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh thực hiện thu BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được trên 386 tỉ đồng, tăng gần 48 tỉ đồng so cùng kỳ 2023...