Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: “Cái gai” khó nhổ!

Tình hình vi phạm về sở hữu trí tuệ kiểu “ăn theo thương hiệu” khá phổ biến với

(TH&CL) - Tình hình vi phạm về sở hữu trí tuệ kiểu “ăn theo thương hiệu” khá phổ biến với mức độ ngày càng tinh vi. Rất nhiều cơ quan, tổ chức có chức năng xử lý những vi phạm về quyền sở hữu  trí tuệ, nhưng đến nay, sự vi phạm ngày càng phức tạp.


Một cơ sở sản xuất nước mắm Phú Quốc (ảnh minh họa)

Thương hiệu nhái xuất hiện tràn lan

Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng xây dựng cho thương hiệu của mình một bản sắc riêng, không bị pha trộn hay bị gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác. Tuy nhiên, để xây dựng được một thương hiệu mang tính bền vững, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc về tư duy và chi phí lớn.  Điều đó lý giải tại sao việc “nhái” thương hiệu ở nước ta ngày càng phổ biến, phức tạp và đa dạng. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề này.

Theo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN), năm 2013, số tiền thu từ xử lý về xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu sản phẩm lên đến gần 10 tỷ đồng. Các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) xảy ra trong mọi lĩnh vực kinh tế: sao chép băng đĩa, in sách lậu, phần mềm, sở hữu công nghiệp, nhãn hàng hóa, thực phẩm... ở khắp các địa phương trên cả nước.

Thời gian gần đây, nhiều khách hàng bất ngờ thấy có những địa chỉ rao bán các dòng xe Honda Spacy, AirBlade, SCR với giá 16 triệu đồng/xe, trong khi giá thành chính hãng nhập khẩu lần lượt là hơn 90 triệu và 30 triệu đồng. Kết quả điều tra cho thấy, các loại xe này là hàng không rõ nguồn gốc... Vừa qua, Đội QLTT Chống buôn lậu - Chi cục QLTT tỉnh Bắc Giang phát hiện xe tải mang biển số 98C – 04555 đang vận chuyển 62 bình gas nhãn hiệu Totalgaz, Shell Gas, PetroVietnam, Petrolimex… Kết quả giám định cho thấy, toàn bộ số gas trên là hàng giả, hàng vi phạm nhãn hiệu hàng hóa.

Không chỉ các mặt hàng có giá trị kinh tế lớn mới bị làm giả, mà những sản phẩm có giá trị không lớn như khăn ăn giấy, nước chấm... cũng bị làm giả. Điển hình là tình trạng làm giả nước chấm của các thương hiệu nổi tiếng như vừa qua đã có nhiều cơ sở sản xuất nước chấm lấy tên: MAGGI, magi, megi, marri, taggi, tarri… Thực trạng này, không những gây thiệt hại cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính, mà còn làm cho một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng phải dùng tiền thật để mua... hàng giả.

Vấn đề bảo vệ quyền SHTT trở nên “nóng” với câu chuyện của Vincom. Công ty CP Vincom đã khởi kiện Công ty CP Đầu tư tài chính và bất động sản Vincon lên TAND TP. Hà Nội; đồng thời gửi đơn yêu cầu xử lý vi phạm lên Thanh tra Bộ KH-CN vì cho rằng, Vincon đã vi phạm nghiêm trọng quyền SHTT về nhãn hiệu và tên thương mại của mình... Dư luận cho rằng, đây là một vụ việc điểm cho vấn đề doanh nghiệp tự phòng vệ trong hoạt động SHTT - vốn đang “rối như canh hẹ” tại Việt Nam.

“Tuyên chiến” bằng nâng cao nhận thức

Luật sư Phạm Văn Phúc, Văn phòng Tư vấn Luật Phúc và Đồng sự cho biết: “Có nhiều nguyên nhân khiến tình trạng xâm phạm quyền SHTT ngày càng nghiêm trọng và phổ biến, song chủ yếu vẫn là do các quy định pháp luật về SHTT còn nhiều bất cập, việc tổ chức các hoạt động thực thi quyền SHTT chưa có hiệu quả, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa được thực thi tốt. Bên cạnh đó, phải kể đến những hạn chế về hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người tiêu dùng”.

Maggi là một thương hiệu độc quyền quốc tế của Tập đoàn Nestlé (Thụy Sỹ). Thương hiệu này có bề dày lịch sử tồn tại trên 100 năm khi ông Julius Maggi, chủ hãng Maggi, là người đi tiên phong trong ngành công nghiệp thực phẩm cung cấp cho thị trường các sản phẩm như bột nêm và nước chấm giàu đạm từ các loại đậu, giúp bổ sung nguồn đạm vào bữa ăn cho hàng triệu gia đình một thời. Ngày nay, Maggi là thương hiệu thực phẩm với danh mục sản phẩm đa dạng: dầu hào, hạt nêm, nước tương, xốt kho.... Riêng tại Việt Nam, các sản phẩm mang thương hiệu Maggi đã trở nên rất phổ biến.

Song, thời gian qua, thương hiệu Maggi đã bị làm giả, làm nhái rất nhiều. Ông Vũ Quốc Tuấn, Trưởng phòng Đối ngoại Công ty Nestle Việt Nam (đại diện thương hiệu Maggi) cho biết, Nestlé luôn mong muốn bảo vệ Maggi, một thương hiệu lâu đời, nổi tiếng, tránh sự nhầm lẫn với những sản phẩm kém chất lượng khác. Vì vậy, lãnh đạo công ty đã làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ và Viện Từ Điển trong suốt hơn một thập niên (từ năm 2000) để có được một định nghĩa thỏa đáng về Magi/Maggi trong từ điển tiếng Việt, tránh sự hiểu nhầm Magi/Maggi sang các thương hiệu khác. Đồng thời, giúp người tiêu dùng không mua phải hàng giả, hàng nhái mà mua và sử dụng đúng sản phẩm mà họ cần.

Tuy nhiên, việc xác định hành vi vi phạm trong lĩnh vực SHTT thật không dễ, bởi đây là lĩnh vực còn mới mẻ ở Việt Nam, nó đòi hỏi chuyên môn cao. Muốn kết luận hành vi đó có vi phạm quyền SHTT hay không, phải căn cứ vào ý kiến chuyên môn của Cục SHTT và kết quả giám định ở Viện Khoa học SHTT. Vì thế, để  “tuyên chiến” với hàng giả, hàng nhái, để bảo vệ thương hiệu của mình, thương hiệu Maggi đã hợp tác thành công với các nhà khoa học để đưa thương hiệu về đúng vị trí của nó trong từ điển tiếng Việt.

Ông Hoàng Văn Tân, Phó cục trưởng Cục SHTT cho biết: Một trong những điểm yếu của Việt Nam hiện nay đó là việc khai thác các quyền SHTT chưa được quan tâm bảo hộ đúng mức. Do đó, cần kết hợp trí tuệ với hiểu biết cùng chính sách hỗ trợ và hướng dẫn của các ban, ngành liên quan để đảm bảo quyền SHTT.

Trường hợp của thương hiệu Maggi là điển hình cho việc hợp tác thành công giữa chủ sở hữu thương hiệu và các nhà khoa học. Hy vọng, đây sẽ là nguồn thông tin quý giá cho các nhà ngôn ngữ học, các nhà xuất bản, những người làm công tác SHTT và cho công chúng nói chung trong việc hiểu sâu sắc và đầy đủ về mối quan hệ giữa SHTT và những từ ngữ mà tưởng chừng như đơn giản, nhưng đằng sau đó là thương hiệu đã được đăng ký độc quyền.

Huyền Hoa

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.