Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kỳ 2 _ Ngọc Linh nhìn rộng: Hành trình cùng sâm

Khi giá sâm trúc đẩy lên quá cao cũng là lúc người ta nhả

Kỳ 1 : Tiếng nấc đại ngàn

Khi giá sâm trúc đẩy lên quá cao cũng là lúc người ta nhảy vào tranh giành lãnh địa. Đỉnh Ngọc Linh có cao nhất dãy Trường Sơn Nam thì cũng không thể làm khó con người

Sâm nuôi cấy mô bám đất

Khi đề cập đến những cánh rừng già mất đi do phát rẫy làm nương, đồng nghĩa với độ che phủ mất đi thì sâm cũng mất, Phó chủ Tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam), ông Lê Ngọc Kích cho biết: “ Trước hết phải bảo vệ rừng, sau nữa là phát triển rừng cung cấp cây giống”. Nói hay vậy nhưng hiện thực thì rừng vẫn mất trong mỗi mùa xuống giống lúa nương. Vấn an về thực trạng mất rừng, về giấc mơ “ đổi đời”  nhờ trồng sâm,ông Kích cho hay: “ Tương lai của huyện sẽ có vùng sâm thượng phẩm có giá trị sau này”.

Chuyến đi lên đỉnh Ngọc Linh của tôi do cơ duyên với đoàn khoa học chuyển giao công nghệ giống sâm trúc nuôi cấy mô. Lý do của nghiên cứu này, do giống sâm trúc nảy mầm từ hạt rất thấp. Sâm trúc vô cùng đỏng đảnh, gieo hạt trên khuôn nhựa để trong môi trường tự nhiên của sâm, 100% hạt không nảy mầm. Gieo hạt trong mỗi trường đất tự nhiên chỉ nảy mầm 30%. Để chủ động nguồn cây giống phải nhờ những tác động khoa học.

Từ trạm sâm Trà Linh chúng tôi băng rừng gần mười cây số. Vẫn theo những đỉnh núi để đi về phía Đác Ngo. Đây là trạm sâm của huyện Nam Trà My. Giống sâm nuôi cấy mô được vận chuyển từ phòng thí nghiệm thành phố Tam Kỳ. 500 cây sâm trúc có độ tuổi một năm được nuôi trồng trong nhà kính, bảo đảm đúng với môi trường tự nhiên. Một bước di chuyển của sâm được bảo quản kỳ công bằng cách ướp đá khô, giữ nhiệt độ trong khoảng 16-20 độC.Cây sâm non lên đỉnh núi phải nằm im trong thùng xốp và có thể bị đem trả về vì một sự không nhất trí của trại trưởng trại sâm Đác Ngo Hồ Văn Động, Nguyễn Văn Lực.

Anh Động người Xơ Đăng. Anh cho rằng trồng sâm nuôi cấy mô thế này sẽ làm hỏng sâm tự nhiên. Chất lượng của củ sâm sẽ giảm, ảnh hưởng thương hiệu sâm Ngọc Linh. Anh Động chỉ nói đến đó, nằm dài trong lán. Nguyễn Văn Quý, cán bộ Văn phòng UBND huyện Nam Trà My thuyết phục anh Động, làm công tác tâm lý, vận động hợp tình. Sau một ngày, sự chuyển biến thật kỳ lạ, anh động mới đồng ý làm đất, trồng cây. Và khi anh đã ưng cái bụng, nhát cuốc phập sâu vào đất rất ngọt. Từng cái rễ cây, từng viên đá nhỏ được bàn tay của anh cào vơ, nhặt nhạnh cẩn thận. Đất mịn tơi. Nhìn cách anh làm mà cảm động.

Ngàn năm im lặng

Cây sâm Ngọc Linh được dược sĩ Đào Kim Long phát hiện vào lúc chín giờ sáng 18-3-1973. Hơn 40 năm tìm thấy cây dược liệu quý giờ đây là tài sản quốc gia, một giấc mơ về thương hiệu quốc gia cho cây sâm Ngọc Linh đã hình thành từ lâu. Vậy nhưng đến nay, ít người Việt biết đến sâm Ngọc Linh. Và càng ít người phân biệt được sâm với củ tam thất hoang. Hai thứ này trộn vào nhau nhìn như củ sắn với củ mỳ vậy. Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Quân, Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh cho biết, năm 2010, anh lên đỉnh Ngọc Linh cùng đoàn khảo sát Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc… nhưng sản phẩm có không? Bán ở đâu?

Dọc đường lên đỉnh Ngọc Linh cũng như khi xuống núi đều nghe chuyện bán sâm Ngọc Linh. Thật giả lẫn lộn. Một người buôn sâm Ngọc Linh ở Sài Gòn, anh Lê Đình Thành cho chúng tôi xem củ tam thất hoang. Hình thức khá đẹp, bề ngoài y chang củ sâm Ngọc Linh có tuổi đời trên 20 năm. Thế nhưng, với một người buôn sâm chuyên nghiệp như anh thì nhìn qua là biết sâm hay giả sâm. Với chúng tôi đã mục sở thị vườn sâm, đã từng bươi đất gốc sâm để xem củ sâm vẫn không phân biệt được sâm với tam thất. Anh Thành dùng dao thái một lát ngọt xớt củ tam thất hoang và một lát của củ sâm Ngọc Linh. Sâm Ngọc Linh và tam thất hoang khác nhau mầu sắc, mùi vị. Củ tam thất hoang có mầu trắng  không mùi. Sâm Ngọc Linh có mầu vàng nhạt, ở giữa hơi ánh xanh…

Trở lại vấn đề thị trường sâm Ngọc Linh mà người Hàn Quốc hỏi chúng ta đã có chưa? Đến bây giờ, lên đỉnh Ngọc Linh mới có câu trả lời sinh động. Vườn sâm hoang tàn. Bao nhiêu năm chỉ có trồng và thu hoạch. Được mẻ nào “ cát rốn” mẻ đó. Không có chuyện hoàn nguyên độ mùn, độ ẩm cho đất. Đất bạc màu, cây sâm phát triển trong kham khổ, suy dinh dưỡng. Củ sâm trồng hay sâm tự nhiên đều giống nhau. Nhưng kiểm tra thử hàm lượng thì sâm tự nhiên cao hơn sâm trồng. Và giờ đây khi giá sâm lên cao, cuộn săn tìm sâm trở nên ráo riết. Cây sâm tự nhiên đã hầu như vắng bóng trong những cánh rừng còn lại của đỉnh núi Ngọc Linh.

Sâm quý vướng chuyện ì xèo

Khi đoàn chúng tôi xuống núi. Một cơn mưa rừng cắt ngang mọi lối đi. Cũng may có anh Chương, ông Đặng Ngọc Phái là người có nhiều chuyến lên núi nên biết nhiều đường xuống.Vậy nhưng, vẫn phải vừa đi vừa hỏi. Con đường đi lên hôm trước, giờ đây đã bị nước lũ quấn băng, khe suối hung dữ, bất trắc. Phải tìm con đường mà người Xê Đăng bắc cây cầu treo bằng tre để đi qua.Đường dài hơn nhưng bù lại ít nguy hiểm.Về đến trạm xá Trà Linh nhá nhem tối. Hành trình dời khỏi xã Trà Linh thêm một lần vất vả, mưa sạt lở, đất đá ùn xuống ngồi ngang. Đến cầu Trà Nam, nơi ngã ba  đường lên Kon Tum, chúng tôi mới thở phào nhẹ nhõm.

Nẻo đường nào, câu chuyện đó. Ông Đặng Ngọc Phái nói, Sâm Ngọc Linh của Quảng Nam để lâu vẫn vậy. Sâm Ngọc Linh nên Kon Tum để ít ngày là thối. Cùng chung đỉnh núi, cùng xây dựng thương hiệu mà cứ “ mạt sát” nhau vậy liệu có hay? Trên mạng cũng đầy cửa hiệu, công ty bán sâm Ngọc Linh. Mỗi một nhà bán đều có dòng chữ cam đoan sâm thật 100%. Chính cái điều cam đoan này lại thêm một sự hoài nghi mới nữa. Đến những mặt hàng không có mấy giá trị, như mực khô, bò khô còn làm giả thì sâm Ngọc Linh huống chi không làm. Mỗi lạng tươi có giá từ vài triệu đồng trở lên. Không giả mới chuyện lạ.

Tỉnh Quảng Nam, Kon Tum đang lên kế hoạch tuyên truyền xây dựng thương hiệu sâm. Vậy nhưng, ai cũng chạy theo cái lợi của mình, tuyên truyền cho những ưu việt của mình… Bí bách ngôn ngữ, luẩn quẩn truyền thông thành thứ “ đá xéo” nhau. Về Tam Kỳ, chúng tôi gặp anh Phượng. Anh Phượng trước làm ở trại sâm Trà Linh. Lúc đó, trạm sâm này thuộc công ty CP sâm dược Ngọc Linh Quảng Nam. Và mới bàn giao cho UBND tỉnh. Tỉnh giao Sở Y tế quản lý. Về việc này, thạc sĩ Nguyễn Hoàng Quân bày tỏ. “ Sở Y tế chỉ có chức năng chữa bệnh. Trại sâm không thuộc công ty dược thì phải giao cho Sở Nông nghiệp mới đúng tính chất”. Từ chỗ thay chủ khiến những “ anh hùng Lương Sơn”  bị bật ra khỏi núi Ngọc Linh. Anh Phượng là trường hợp như vậy. Giờ đây, muốn lên núi Ngọc Linh, anh phải có giấy của tỉnh mới được đi lên. Không biết anh phạm điều gì với … đỉnh núi, với trại sâm? Qua chúng tôi, anh Phượng hỏi thăm trên đó. Gương mặt anh khắc khổ, giày vò. Buồn nhớ non xa. Tôi có nghe người trên núi kể anh có công gây dựng vườn sâm, cố giữ vườn sâm cho công ty. Nhưng bất thành. Hỏi anh về đường hướng sắp tới, đi đâu, làm gì? Anh Phượng cho biết, anh cùng ông chủ ở TP Hồ Chí Minh trồng sâm Ngọc Linh trên Sa Pa (Lào Cai). Anh Phượng khoe, sâm trên đó đã sống, phát triển rất đẹp.

Chia tay anh Phượng trong một buổi trưa Tam Kỳ nắng gắt.

Chúc anh có một hành trình mới với sâm Ngọc Linh trên những đỉnh núi mát ở Sa Pa.

Bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh được tỉnh Quảng Nam đặt ra từ hàng chục năm về trước. Tuy nhiên, đến thời điểm này, giống cây có giá trị kinh tê cao này vẫn đang loay hoay với việc bảo tồn. Để phát triển, khai thác cây sâm, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế thì vẫn chưa đáp ứng được như mong muốn. Dù đã quá muộn, nhưng việc huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam vừa chính thức khoanh vùng phát triển giống Sâm Ngọc Linh được xem như động thái tích cực nhằm biến cây sâm Ngọc Linh thành thương phẩm, đóng góp cho ngân sách địa phương.

Ninh Nguyễn

Tin mới

Khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận Dương Kinh
Khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận Dương Kinh

Ngày 28/3, tại Trung tâm Hành chính quận Dương Kinh, UBND quận Dương Kinh (TP. Hải Phòng) tổ chức khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận. Tham dự chương trình có các đồng chí: Đào Văn Ninh, Bí thư Quận uỷ; Nguyễn Minh Phương, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận; Vũ Bình Dương, Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ, Chủ tịch HĐND quận; cùng các đồng chí lãnh đạo, cán bộ quận và các phường trên địa bàn.

Triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW và Nghị quyết số 847-NQ/QUTW bằng nhiều nội dung, giải pháp sáng tạo
Triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW và Nghị quyết số 847-NQ/QUTW bằng nhiều nội dung, giải pháp sáng tạo

Ngày 28/3, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng TP. Hải P tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; 2 năm thực hiện Nghị quyết số 847-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới (2021-2023).

UIM F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh 2024 sẵn sàng cho ngày khai mạc
UIM F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh 2024 sẵn sàng cho ngày khai mạc

Ngày 28/3, tại Trung tâm Báo chí Tocepo Đầm Thị Nại, đường Đống Đa, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra buổi họp báo công bố Giải đua vô địch thế giới thuyền máy nhà nghề (UIM F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh). Đây là Giải đua vô địch thế giới thuyền máy nhà nghề lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam.

Bộ Công Thương ban hành Công điện thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với kinh doanh xăng dầu
Bộ Công Thương ban hành Công điện thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với kinh doanh xăng dầu

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Lạng Sơn: Khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2
Lạng Sơn: Khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2

Ngày 28/3, tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư NNP - Chủ đầu tư Dự án Nhà ở xã hội số 2 thành phố Lạng Sơn tổ chức lễ khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2.

BIC chi trả hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Lâm Đồng
BIC chi trả hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Lâm Đồng

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bảo Lộc (BIDV Bảo Lộc) vừa tổ chức gặp gỡ và trao hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm người vay vốn (BIC Bình An) cho thân nhân khách hàng không may gặp rủi ro tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.